B2B và B2C là hai mô hình kinh doanh điển hình trên thị trường hiện nay. Bên cạnh những bạn đọc đã hiểu rõ về 2 mô hình này vẫn còn nhiều nhân viên, quản lý doanh nghiệp vẫn còn mông lung về sự khác biệt giữa mô hình kinh doanh B2B và B2C, do đó chưa chọn lựa và chưa có hướng đi đúng đắn. Hãy cùng 1Office tìm hiểu rõ điều này qua bài viết dưới đây!
Mục lục
- I. Mô hình kinh doanh B2B và B2C là gì?
- II. So sánh B2B và B2C
- V. Xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả với phần mềm CRM của 1Office
I. Mô hình kinh doanh B2B và B2C là gì?
- B2B (Business – To – Business): Là mô hình kinh doanh thương mại điện tử chỉ sự giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau. Giao dịch của các công ty với nhau thường được bắt đầu từ các giao tiếp điện tử, trong đó có giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử.
- B2C (Business – To – Customer): Là các giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với đối tượng khách hàng là những cá nhân qua nền tảng Internet. Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân.
Đối với 2 mô hình kinh doanh này, nhiều quản lý đã đặt ra sự so sánh B2B và B2C để lựa chọn ra đâu là mô hình phù hợp để hướng theo và phát triển. Tuy nhiên hiện nay, về phương thức giao dịch, mô hình giao dịch B2B là lựa chọn chiếm ưu thế khi doanh nghiệp tiến hành xây dựng website thương mại điện tử.
Đồng thời. hướng đi của doanh nghiệp Việt Nam cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới, lấy phương thức giao dịch B2B làm động lực phát triển cho thương mại điện tử và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Xem thêm: B2B là gì? Đặc điểm và các mô hình kinh doanh B2B phổ biến
II. So sánh B2B và B2C
2.1. So sánh B2B và B2C: Đặc điểm mô hình kinh doanh
2 mô hình phổ biến hiện nay khiến không ít nhà quản lý băn khoăn vì chưa xác định rõ các yếu tố khách hàng, cách hoạt động, cách marketing. Vậy hãy cùng xem sự khác nhau giữa B2B và B2C là gì nhé!
Yếu tố so sánh | B2B | B2C |
Đối tượng khách hàng |
Các công ty |
|
Đàm phán, giao dịch |
Bao gồm cả các yếu tố như đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định quy cách, các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. | Không nhất thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố giá cả, giao nhận hàng, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. |
Vấn đề tích hợp |
Cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp được với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người | Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng |
Hoạt động Marketing |
Marketing hướng tới các doanh nghiệp | Marketing hướng tới khách hàng cá nhân |
Quá trình bán hàng |
|
|
2.2. Sự khác biệt giữa B2B và B2C: Các loại mô hình hoạt động
1. Các loại mô hình B2B phổ biến tại Việt Nam hiện nay
- Mô hình B2B thiên về bên bán
Với mô hình này một doanh nghiệp làm chủ trang thương mại điện tử sẽ cung cấp các loại sản phẩm, dịch vụ cho các nhà bán lẻ, nhà sản xuất.
- Mô hình B2B thiên về bên mua
Các công ty kinh doanh theo mô hình này sẽ giữ vai trò nhập hàng từ bên sản xuất. Trong khi đó các công ty sản xuất sẽ vào website để báo giá và phân phối sản phẩm.
- Mô hình B2B trung gian
Trong mô hình này người mua và người bán sẽ kết nối với nhau qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Các website như Sendo, Tiki, Shopee,… hoạt động theo mô hình này.
- Mô hình B2B dạng thương mại hợp tác
Mô hình này cũng giống như mô hình B2B trung gian. Tuy nhiên có tính tập trung và thuộc sở hữu của nhiều doanh nghiệp. Mô hình này thường được thể hiện dưới dạng chợ điện tử.
Đọc thêm: Quy trình 7 Bước bán hàng B2B chuẩn cho mọi doanh nghiệp |
2. Các loại mô hình B2C phổ biến tại Việt Nam hiện nay
- Mô hình B2C người bán hàng trực tiếp
Thể hiện qua hình thức các nhà bán lẻ trực tuyến. Nhà cung cấp ở đây có thể là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ hoặc chỉ đơn giản là phiên bản trực tuyến của các cửa hàng tạp hóa.
- B2C trung gian qua các kênh trực tuyến
Là những hình thức thương mại qua các trang thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki… Có thể nói, so với hình thức B2C truyền thống thì B2C trung gian đang dần chiếm ưu thế hơn hẳn và tương lai rất có thể sẽ thay thế phần lớn mô hình người bán hàng trực tiếp.
- B2C dựa vào quảng cáo
Mô hình sử dụng công cụ SEO để tăng thứ hạng tìm kiếm ở Google và thu hút thêm nhiều lượt truy cập miễn phí.
- B2C dựa trên cộng đồng
Các cộng đồng mạng xã hội được xây dựng trên các sở thích của một nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng. Dựa vào yếu tố này mà các nhà kinh doanh tiếp cận được người tiêu dùng, sử dụng các hình thức quảng cáo và tiếp thị phù hợp với mục tiêu.
Nâng cao doanh số với: Cẩm nang Sale B2B dành cho doanh nghiệp |
2.3. So sánh Marketing B2B và Marketing B2C
1. Người ra quyết định
Người ra quyết định mua hàng chính là đối tượng khách hàng mà các doanh nghiệp theo mô hình B2B và B2C hướng tới.
- Với B2B: Người ra quyết định là một cá nhân hoặc lãnh đạo đứng đầu một tổ chức
- Với B2C: Nhắm tới người ra quyết định trong các hộ gia đình
2. Động lực và quá trình mua hàng
- Đối với khách hàng B2C: quyết định của họ mang tính cá nhân và thường diễn ra khá nhanh chóng, thường dễ chịu tác động bởi nhiều yếu tố xung quanh như quảng cáo, truyền miệng, bình luận đánh giá, khuyến mãi, giảm giá.
- Còn khách hàng B2B: đứng trên góc độ lợi ích của cả tổ chức, doanh nghiệp nên quyết định mua hàng sẽ chịu áp lực. Đồng thời sản phẩm dịch vụ của B2B đòi hỏi quy trình tương đối phức tạp nên người mua cần cân nhắc kỹ và thu thập thông tin từ nhiều bên, dùng thử sản phẩm rồi mới đưa ra quyết định.
Tham khảo thêm: 4C trong Marketing – Lời giải cho bài toán tiếp thị 4.0 |
V. Xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả với phần mềm CRM của 1Office
1Office là phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp với tệp khách hàng lên tới 5000+ doanh nghiệp, khi sử dụng những phân hệ quản lý nhân sự (HRM), quản lý quan hệ khách hàng (CRM), quản lý công việc (Workplace) của 1Office, bạn sẽ được nhận những lợi ích sau:
- Lưu trữ data khách hàng trực tiếp trên hệ thống
- Lên báo cáo sale, báo cáo chiến dịch marketing tự động với nhiều hình thức: Kanban, Gantt chart,…
- Chuẩn hóa quy trình thực hiện marketing: Tiến độ dự án được thể hiện trực tiếp trên hệ thống giúp nhà quản trị lẫn nhân viên nắm được tiến độ thực hiện công việc
- Giao việc chưa bao giờ dễ dàng tới thế: Chỉ cần 1 nút nhấp chuột là nhà quản trị có thể giao việc cho cấp dưới của mình, hệ thống sẽ tự động thông báo đầu mục công việc cần thực hiện tới cá nhân được ủy quyền.
Trên đây là những so sánh sự khác nhau B2B và B2C một cách tổng quan, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc, những quản lý đang băn khoăn với việc lựa chọn áp dụng 2 mô hình kinh doanh này. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn tận tình nhất.
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA