Đại dịch Covid-19 vừa lắng xuống, để lại nhiều ngành hàng, doanh nghiệp lớn nhỏ “lao đao” khi cơn bão chuyển đổi số càn quét mọi mặt trận thương mại. Trước những biến động căng thẳng của thị trường sau đại dịch lên ngành bán lẻ nói chung và toàn cầu nối riêng, các doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội nhanh chóng tham gia thực hiện “chuyển đổi số” một cách toàn diện, để có thể sống sót và phát triển mạnh mẽ hơn trong thời đại này.
Ảnh hưởng của Covid-19 lên ngành bán lẻ
Sau Covid, ngành bán lẻ là một trong những ngành nghề chịu tổn thất nặng nề về mặt doanh thu. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ phải làm mọi phương pháp để sau khi quay lại hoạt động, có thể thu hút khách hàng nhằm bù lỗ.
Ngành bán lẻ chịu thiệt hại nặng nề sau đại dịch COVID-19
Do đó, hầu hết các nhân viên khi đi làm trở lại đều phải tăng ca hoặc làm thêm giờ để có thể theo kịp tiến độ và thúc đẩy quá trình tái phát triển của doanh nghiệp.
Vấn đề này cũng gây hao tổn chi phí khi các nhà quản lý vì phải tăng lương, tạo ưu đãi và khen thưởng cho nhân viên khi họ tăng ca hoặc làm thêm giờ.
Những khó khăn do đặc thù của ngành bán lẻ
Trước khi đại dịch xảy ra, ngành bán lẻ cũng thường gặp không ít khó khăn do một số tính chất đặc thù của ngành nghề sau đây:
Khó khăn của ngành bán lẻ trong công tác quản lý nhân sự
- Nhân viên thường xuyên đổi ca, tăng ca, không cố định được giờ giấc hoặc không ổn định về vấn đề ca kíp khi làm việc, gây khó khăn trong công tác theo dõi, quản lý nhân sự lẫn lịch biểu của nhân viên.
Nhân sự ngành bán lẻ thường xuyên chịu cảnh “việc nhiều, công ít” sau COVID-19
Đọc thêm: Đồng bộ quy trình công việc – giải pháp quản lý tối ưu
- Nhiều bộ phận không làm việc cố định hoặc phải di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau ví dụ các chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các cửa hiệu thời trang, mỹ phẩm v.v. đều phải trực tiếp đến các xưởng sản xuất, đại lý phân phối hoặc làm việc với các cơ quan hải quan v.v.
Chính vì lý do này, công tác theo dõi, đánh giá tiến độ làm việc ở các bộ phận tương đối gặp nhiều khó khăn.
Khó khăn của ngành bán lẻ trong công tác đánh giá chất lượng công việc
- Công thức tính lương phức tạp. Mỗi cấp bậc, vị trí, bộ phận đều có công thức tính riêng biệt hoàn toàn. Bên cạnh đó, thời gian chấm công, tính lương vào cuối tháng cũng khá vất vả vì vấn đề “bội thực” dữ liệu hay số liệu tổng hợp bị lỗi cho ra kết quả không chính xác.
- Đối với các cửa hàng sử dụng hoàn toàn bằng phần mềm bán hàng thì công tác đánh giá năng lực hay chất lượng công việc của từng cá nhân bắt buộc phải được giám sát trực tiếp, vì các phần mềm bán hàng chỉ thể hiện doanh thu và lợi nhuận của toàn cửa hàng.
Phần mềm bán hàng không thể hiện năng lực nhân viên hay chất lượng công việc
Việc có mặt và giám sát trực tiếp khiến vấn đề quản lý trở nên cồng kềnh, rườm rà và mất nhiều thời gian mới có thể đưa ra đánh giá đúng đắn về năng lực cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên.
Chuyển đổi số – Bước đi “sống còn” hậu Covid cho ngành bán lẻ
Việc áp dụng chuyển đổi số vào doanh nghiệp của mình hậu Covid đã giúp giải quyết được phần nào những khó khăn đang ứ đọng của ngành bán lẻ.
Chuyển đổi số giúp chuẩn hóa – tự động hóa mọi quy trình sẵn có
- Tự động chuẩn hóa hồ sơ nhân sự từ hồ sơ cá nhân, hợp đồng, bảo hiểm cho đến lịch sử công việc, tài sản, lịch biểu của từng nhân viên. Giảm hao tốn thời gian cho việc lên kế hoạch hoặc soạn thảo hồ sơ “thủ công” như trước đây.
Chuyển đổi số giúp chuẩn hóa hồ sơ nhân sự
- Các bộ phận, phòng ban có thể dễ dàng chủ động đăng ký ca làm việc trước trên phần mềm. Và điều này giúp đảm bảo sĩ số và định biên nhân sự đủ trong ca làm việc mỗi ngày.
Chuyển đổi số đảm bảo định biên nhân sự
- Với hệ thống tích hợp giữa máy chấm công và đơn từ, nhân viên có thể tự theo dõi thời gian làm việc và ngày công làm việc theo thời gian thực để giải trình với cấp trên mỗi khi có vấn đề xảy ra.
Chuyển đổi số giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu tối đa chi phí
Tổng hợp dữ liệu bảng công trên hệ thống
- Quá trình tổng hợp dữ liệu chấm công, đơn từ để tính lương tự động cũng không còn mất quá nhiều thời gian, công sức của các bộ phận như trước.
- Chỉ cần một vài thao tác đơn giản, việc chốt lương và phê duyệt sẽ được thực hiện nhanh chóng, quá trình trả và nhận lương cũng đồng thời diễn ra trên phần mềm. Những thủ tục tính toán rườm rà bị “xóa sổ”, thay vào đó là sự tiện lợi, đơn giản khi áp dụng chuyển đổi số toàn diện.
Tạo đơn theo Form có sẵn – Duyệt đơn ngay trên hệ thống
1Office – Phần mềm quản lý công việc và nhân sự tổng thể được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn là nền tảng tiên phong trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, là giải pháp mang lại hiệu quả bền vững cho các chuỗi bán lẻ. Tìm hiểu thêm tại đây: https://1office.vn/