Đăng ký

Nếu doanh nghiệp muốn phát triển theo kịp tốc độ thay đổi về mặt kỹ thuật số hiện nay, họ phải làm việc để nâng cao tính hiệu quả của công nghệ ở mọi phương diện. Nói cách khác, điều này giống như một cách kế thừa những nguyên tắc hoạt động linh hoạt thông qua việc vận hành doanh nghiệp. Vậy thực trạng hiện tại khi áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam ra sao? Bạn hãy cùng 1Office tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

I. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi số là quá trình áp dụng các công nghệ tiên tiến để giải quyết các vấn đề của xã hội hay trong chính cuộc sống hàng ngày dựa trên nền tảng của việc số hóa dữ liệu, thông tin ở các ngành nghề khác nhau.

chuyển đổi số trong doanh nghiệp

    Chuyển đổi số là chìa khóa vàng để giải quyết khó khăn của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là “dời” hồ sơ, giấy tờ và một vài công việc riêng lẻ lên nền tảng ứng dụng trên internet như một số người nhận định – đó chỉ là “số hóa”.

Chuyển đổi số là cả một quá trình “chuyển mình” đầy thử thách và cũng hứa hẹn nhiều tiềm năng, bởi những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp một khi thành công là vô cùng to lớn.

Đọc thêm: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp – Từ doanh nghiệp tốt đến doanh nghiệp vĩ đại

II. Vì sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số?

Howard King từng nói rằng, các doanh nghiệp không chuyển đổi bằng cách lựa chọn bởi vì việc đó là vô cùng tốn kém và đầy rẫy rủi ro. Khi một doanh nghiệp thất bại trong quá trình “tiến hóa” thì họ bắt buộc phải chấp nhận trải qua quá trình chuyển đổi.

chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển là thực hiện cách mạng chuyển đổi số

Và đó chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong thời đại số. Sau đây là các lý do giúp trả lời câu hỏi vì sao các nhà quản trị cần thực hiện chuyển đổi số.

  • Tiết kiệm thời gian, giảm hao tổn chi phí cho các hoạt động quản lý tổng thể của doanh nghiệp.
  • Nâng cao khả năng tiếp cận với nguồn khách hàng tiềm năng, nguồn khách hàng thích hợp với các nhu cầu tìm kiếm của doanh nghiệp.
  • Công tác tổng hợp, báo cáo lên cấp trên cũng sẽ được thực hiện nhanh chóng, chi tiết, chuyên sâu hơn. Không còn những kiểu báo cáo rườm rà, “lạc đề”, thiếu hoặc dư thừa một cách không cần thiết. Từ những thay đổi đó, hiệu quả làm việc lẫn khả năng cạnh tranh, “tiến công và phòng thủ” của doanh nghiệp cũng được nâng cao. Tốc độ làm chủ thị trường sẽ không còn xa tầm với.
  • Vấn đề thăm hỏi, chăm sóc, nâng cấp dịch vụ khách hàng một cách toàn diện được cải thiện nhiều hơn, linh hoạt hơn. Điều này thể hiện rõ rệt qua các ứng dụng đặt thức ăn qua mạng internet như Baemin, Now v.v. 

chuyển đổi số

Chăm sóc khách hàng online không thể thiếu trong thời đại số

Không cần phải đến tận nơi như trước đây mà chỉ với vài chạm trên ứng dụng được cài đặt trong điện thoại di động, khách hàng có thể mua được những món yêu thích của mình.

Đọc thêm: Chuyển đổi số là gì: Bước đi tương lai cho doanh nghiệp

III. Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam

Hiện tại mặc dù chính phủ đang khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, nhất là đối với các ngành nghề như dịch vụ, y tế, giao thông vận tải, du lịch v.v…nhưng vẫn chưa tạo được những bước tiến vượt bậc như mong đợi. 

Hơn 90% các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn đang được chèo lái một cách “bấp bênh”, chậm chạp. Chưa kể đến còn có những doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ còn đang rất mơ hồ về khái niệm “chuyển đổi số”. 

digital transformation

Thực trạng không đủ kiến thức, thiếu hụt kinh nghiệm trong chuyển đổi số

Ngoài nguyên nhân cốt lõi là do thiếu kinh nghiệm trong việc quản trị thì còn là từ vấn đề thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu sự đầu tư kỹ lưỡng cho việc chuyển đổi.

Bên cạnh đó, các chiến lược cần thiết được vạch ra cho công cuộc chuyển đổi số vẫn đang trong tình trạng còn nhiều thiếu sót chưa thể hoàn thiện và đưa vào áp dụng.

Tuy còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng xác doanh nghiệp Việt Nam đang dần dần tiếp nhận, học cách “tồn tại”, cố gắng thực hiện chuyển đổi số qua việc áp dụng các công cụ như điện toán đám mây (cloud computing, chatbot, blockchain hay công nghệ tương tác ảo AR và phần mềm quản trị doanh nghiệp).

Trong đó, phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.

digital transformation

Điện toán đám mây – Xu hướng chuyển đổi số 

Vì những thực trạng trên, ở vị trí của một người lãnh đạo, một nhà quản trị, việc lựa chọn, sàng lọc, áp dụng công cụ thích hợp cho quy trình này là vô cùng quan trọng, vô cùng cấp thiết.

IV. 12 bước ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp bắt buộc phải có

Bước 1. Khách hàng là trung tâm

Lấy khách hàng làm trung tâm là một phương pháp kinh doanh.

Phương pháp này tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng bằng cách tối đa hóa dịch vụ, đưa ra những lời đề nghị hấp dẫn dành cho sản phẩm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Khách hàng chính là người quyết định doanh nghiệp có tồn tại được hay không. Chính vì vậy, các quyết định công nghệ nên hướng đến mục tiêu làm cuộc sống của khách hàng tiện lợi và dễ dàng hơn.

chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Lấy khách hàng làm trung tâm là một phương pháp kinh doanh

Bước 2. Lãnh đạo phải là người đầu tiên chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp VCCI Lê Minh Huân cho rằng một trong những rào cản lớn nhất cho chuyển đổi số trong các doanh nghiệp chính là sự thay đổi tư duy, nhận thức của người đứng đầu doanh nghiệp về tầm quan trọng của chuyển đổi số.

“Chuyển đổi số là một cách nói khác của chiến lược kinh doanh, bởi vậy lãnh đạo là những người phù hợp nhất để nói về chuyển đổi số”, ông Huân nói. “Các nhà lãnh đạo phải là những nhà lãnh đạo số, phải biết sử dụng các công nghệ mới nhất của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 để hỗ trợ cho hoạt động trí óc của mình”.(theo thoibaonganhang.vn)

digital transformation

Lãnh đạo phải là người đầu tiên chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thay đổi tư duy, nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về tầm quan trọng của chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Việc lãnh đạo thay đổi tư duy sẽ thúc đẩy nhân viên hướng tới tầm nhìn chung của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Ứng dụng chuyển đổi số trong ngành Xây dựng ở Việt Nam

Bước 3. Doanh nghiệp nên thay đổi cách quản lý mới phù hợp hơn

Nhân viên thiếu hợp tác là một trong những lý do phổ biến khiến cho việc chuyển đổi số không thành công tại nhiều doanh nghiệp. Có thể do công nghệ quá phức tạp, hay họ chưa quen thuộc với cách làm này.

Công nghệ “Điện toán đám mây” là một cụm từ được nhắc khá nhiều trong những năm gần đây bởi đây có lẽ là bước đánh dấu mạnh mẽ nhất của thời đại công nghệ 4.0.

Nền tảng này cũng dễ dàng sử dụng với giao diện thân thiện và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Bước 4. Cơ cấu tổ chức

Các công ty cần phải phá vỡ cơ cấu cũ kỹ không còn phù hợp để tạo ra một tổ chức gắn kết, thích nghi tốt với sự thay đổi.

Đứng trước những biến động của môi trường kinh doanh và sự suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp (DN) ít nhiều gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp

Điều đó đã tạo sức ép cho DN cần phải tái cơ cấu tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới của môi trường và phát triển bền vững trong tương lai.

Đọc thêm: Ngành bán lẻ trong cơn bão chuyển đổi số sau Covid – 19

Bước 5. Nhanh chóng hội nhập

Hệ thống dữ liệu cần được tích hợp vào các quy trình nội bộ của công ty và được kết nối, làm việc cùng nhau.

Lúc này, Cloud Drive thể hiện rõ ưu điểm vượt trội khi cho phép chia sẻ, sao lưu, chia sẻ, đồng bộ thông tin, kết nối, dữ liệu hoàn hảo giữa các phòng ban, giữa doanh nghiệp và khách hàng,…

Bước 6. Quyết định công nghệ

Chuyển đổi số tác động đến toàn bộ tổ chức. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích công ty nên sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, promail, phần mềm quản trị công việc,…

Nhờ việc sử dụng công nghệ mà các doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, công sức cũng như nâng cao hiệu quả công việc và Đây là những công nghệ tiên tiến và giúp tăng hiệu quả quản lý, vận hành doanh nghiệp.

Đọc thêm: Chuyển đổi số trong tuyển dụng & quản trị nhân sự 

Bước 7. Tăng trải nghiệm khách hàng nội bộ

Khi tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật số cho khách hàng, doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến các khách hàng nội bộ của mình.

chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Tăng trải nghiệm khách hàng nội bộ

Đó chính là những nhân viên trong công ty. Họ sẽ là những người đầu tiên trải nghiệm dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhận phản hồi của nhân viên và cung cấp các giải pháp công nghệ tốt nhất cho nhân viên để tăng trải nghiệm tuyệt vời.

Bước 8. Phát triển của sản phẩm, dịch vụ và quy trình

Khi đầu quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cũng cần có sự thay đổi trong suy nghĩ về cách tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình. Hãy có một chiến lược cải tiến phát triển sản phẩm và dịch vụ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

digital transformation

Đầu tư phát triển của sản phẩm, dịch vụ và quy trình

Xu hướng sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng không ngừng phát triển và thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc sản phẩm cũng luôn phải thay đổi để phù hợp với thị hiếu và sở thích của khách hàng.

Chính vì vậy các công ty phải luôn phải cố gắng để tìm ra các giải pháp hiệu quả và sáng tạo nhất.

Đọc thêm: Câu chuyện chuyển đổi số từ các thương hiệu lớn trên Thế giới

Bước 9. Bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư và đạo đức

Các doanh nghiệp cần lưu ý khi áp dụng giải pháp kỹ thuật số doanh nghiệp cũng đồng thời phải nâng cao bảo mật dữ liệu.

Lời khuyên cho các doanh nghiệp là nên sử dụng các giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp như phần mềm quản trị công việc, phần mềm quản trị nhân sự, phần mềm quản trị kinh doanh để đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu và  quyền riêng tư.

Doanh nghiệp nên chuyển đổi cách thức lưu trữ dữ liệu từ máy tính cá nhân sang việc lưu trên đám mây, Cloud Drive.

Bước 10. Quản trị hậu cần và chuỗi cung ứng

Với chuỗi cung ứng hoàn hảo, doanh nghiệp sẽ có được nhiều lợi thế cạnh tranh trong đó có thể kể đến lợi thế về chi phí, giá thành trên một đơn vị sản phẩm, kèm theo đó là khả năng đáp ứng đơn hàng của khách hàng.

chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Với chuỗi cung ứng hoàn hảo, doanh nghiệp sẽ có được nhiều lợi thế cạnh tranh

Để thúc đẩy hoàn toàn sự chuyển đổi, doanh nghiệp cần cải thiện và chuyển đổi số chuỗi cung ứng. Các dịch vụ đặt hàng online, giao hàng tận nhà được đẩy mạnh, theo đó Cloud Drive được phổ biến hơn giúp lưu trữ, xử lý thông tin thông suốt, nhanh chóng.

Đọc thêm: Tổng quan về chuyển đổi số trong ngành IT ở Việt Nam

Bước 11. Số hóa

Số hóa là hình thức hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số. Ví dụ như số hóa tài liệu dạng giấy với nhiều khổ cỡ, xuất ra nhiều dạng tập tin khác nhau như tif, jpg, pdf, bmp.

Nói một cách đơn giản: Số hóa là việc nhập các dữ liệu lên phần mềm để dễ dàng quản lý, đánh giá và theo dõi.

Việc số hóa tài liệu lưu trữ nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Những lợi ích đó có thể kể đến như giảm thiểu đáng kể diện tích, không gian lưu giữ; bảo quản, duy trì tuổi thọ của tài liệu truyền thống được lâu hơn; tiết kiệm thời gian tìm kiếm, chia sẻ thông tin dễ dàng, tiết kiệm chi phí quản lý, chỉnh sửa tài liệu linh hoạt,…

Bước 12. Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng

Khách hàng không trung thành với công ty, họ trung thành với trải nghiệm công ty mang đến cho họ. Tại thị trường Việt Nam, còn ít công ty hiểu rõ và thực hiện quản trị trải nghiệm khách hàng.

Chính vì vậy việc thực hiện thành công một chương trình quản trị trải nghiệm khách hàng càng tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội.

chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng

Cá nhân hóa là một trong những chiến lược cần thiết và tác động không nhỏ đến tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Một con số thực tế cho biết 75% các doanh nghiệp đã trải nghiệm một số hình thức cá nhân hóa và 90% trong số họ nhận thức được tầm quan trọng của điều này.

Chuyển đổi số tạo nên cơ hội tuyệt cung cấp dịch vụ cá nhân cho khách hàng, để hiểu và cung cấp các đề xuất cho khách hàng.

Có thể thấy, chuyển đổi số là một quá trình cần thực hiện liên tục thông qua 12 bước này. Đây chính là lúc doanh nghiệp cần thay đổi cách thức làm việc để thích nghi với thời đại công nghệ số, nhanh chóng ứng dụng các giải pháp công nghệ như nền tảng đám mây, Cloud Drive, ProMail để vượt qua thách thức và phát triển nhanh chóng hơn.

Đọc thêm: Chuyển đổi số ngành Nhà hàng Khách sạn – “lối thoát” mùa Covid

V. Các doanh nghiệp Việt đã chuyển đổi số thành công

Tại Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thành công như: MB Bank, Cộng Cà Phê, F88, Phong Vũ, ToCoToCo,…Bạn cùng lắng nghe câu chuyện chuyển đổi số thành công của các doanh nghiệp Việt nhé!

1. MB Bank: Chuyển đổi số không chỉ là mục tiêu

“Chuyển đổi số để lại nhiều ấn tượng với tôi và cả MB thời gian qua. Chuyển đổi số không chỉ là mục tiêu mà còn là công cụ. Do vậy, MB tạo ra những sản phẩm mới, trải nghiệm mới – hoàn hảo hơn, không dễ dàng trong điều kiện của Việt Nam” – Ông Lưu Trung Thái trả lời khi được hỏi về tiến độ số hóa của MB.

MB Bank đã chuyển đổi số thành công

Không có gì diễn tả tốt hơn về điều này bằng những con số. Năm 2019, tổng số lượng giao dịch tài chính trên kênh ngân hàng số tăng xấp xỉ 11 lần so với năm 2017; tăng 5,6 lần so với cùng kỳ 2018; tổng doanh số giao dịch tài chính trên kênh ngân hàng số tăng 4,5 lần so với năm 2017; tăng gần 2 lần so với 2018.

Để có thể đưa ra dịch vụ được số hóa cao như vậy, thì bộ máy phải số hóa cao hơn. Chính vì thế, ngoài hệ thống quản trị lõi bắt buộc đối với các ngân hàng là T24, MB sử dụng thêm 1Office nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc. 1Office mang lại giải pháp  số hóa ngân hàng và liên kết các chi nhánh của MB với nhau một cách dễ dàng.

2. Cộng Cà Phê – Chuỗi cà phê “bao cấp” nâng tầm vươn ra quốc tế

Cộng Cà Phê thành công trong việc kinh doanh nói chung và kinh doanh nhượng quyền thương hiệu nói riêng, dù luôn có những khó khăn trong ngành F&B, nhưng Cộng luôn đảm bảo chất lượng, cũng như phong cách thiết kế từng cửa hàng một.

chuyển đổi số

Cộng Cà Phê – Chuỗi cà phê “bao cấp” nâng tầm vươn ra quốc tế

Không chỉ thể hiện sự nhất quán ở việc thiết kế cửa hàng, danh mục sản phẩm, các nguyên liệu đầu vào, mà Cộng cà phê còn đồng bộ trên toàn bộ hệ thống những công việc như quản lý nhân sự, quản lý dự án, các bộ phận của backoffice.

Giải pháp của 1Office đã giúp chuỗi cửa hàng Cộng quản lý mọi công việc liên quan, trở nên đơn giản, tự động hóa và tiết kiệm chi phí cũng như nhân lực, quản lý tổng thể các công việc trên, thay vì dùng nhiều giải pháp nhỏ lẻ như trước đây.

3. F88 cùng hành trình chuyển đổi số, thay đổi định kiến về cầm đồ

Trong thị trường dịch vụ cầm đồ, hình ảnh một tiệm cầm đồ đều hiện ra với hình ảnh tối tăm, ít ánh sáng, làm giảm đi sự tin tưởng của khách hàng. F88 đã làm ngược lại, sự kết hợp giữa màu xanh lá và màu vàng mang đến sự yên tâm cho khách hàng. F88 luôn hoạt động dựa trên 03 tôn chỉ Tin cậy, Nhanh chóng, Thân thiện.

chuyển đổi số trong doanh nghiệp

F88 cùng hành trình chuyển đổi số, thay đổi định kiến về cầm đồ

F88 hiện tại đang sở hữu hệ thống 141 cửa hàng và với đặc thù riêng, F88 yêu cầu tất cả các cửa hàng luôn phải vận hành thông suốt thông tin mọi lúc. Đây là nhiệm vụ cần tới phần mềm trung gian giữa các cửa hàng. F88 đã chọn 1Office là bạn đồng hành.

“1Office giúp tôi kiểm soát việc chấm công cho khối văn phòng cũng như 80 cửa hàng. 1Office còn giải quyết được bài toán về phân ca, đổi ca, tăng ca hay duyệt đơn từ. Ngoài ra, phần mềm cũng hỗ trợ xây dựng và tính toán lương rất tiện lợi.” – Anh Phùng Anh Tuấn (CEO F88) nói về giải pháp đã giúp mình chuyển đổi số thành công.

Tạm kết

Với nhiều tính năng ưu Việt vượt trội hơn hẳn so với các phần mềm quản trị khác, nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office đã trở thành chìa khóa vàng mở ra cánh cửa giúp cho doanh nghiệp có thể thực chuyển đổi số trơn tru, trôi chảy hơn. 

1Office cung cấp mạng lưới quản trị nội bộ, cho phép truy cập, lưu trữ dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp một cách dễ dàng. Việc tạo ra tương tác, thảo luận giữa các nhân viên, phòng ban, bộ phận trong công ty cũng được cải thiện.

1Office chuyển đổi số

1Office – Giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp

Phần mềm này không chỉ đơn thuần là nơi trao đổi công việc, mà còn có thể trở thành nơi chia sẻ, nói chuyện thoải mái về những chủ đề trong cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, tính năng quản lý công việc, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, đem lại những thay đổi rõ rệt trong quy trình quản trị khi cấp trên không còn cần phải theo dõi dự án trực tiếp trên các thiết bị cồng kềnh như máy tính, hay laptop mà vẫn có thể giám sát tiến độ của dự án, hiểu rõ từng bước và kịp thời giải quyết nếu có bất kỳ vấn đề gì nảy sinh trong quá trình thực hiện. 

Hơn nữa, tính năng bảo mật dữ liệu cũng được nâng cao giảm thiểu khả năng rò rỉ thông tin ra bên ngoài tránh tình trạng kẻ xấu trục lợi gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

chuyển đổi số trong doanh nghiệp

1Office giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

Bên cạnh đó, 1Office đã được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn là nền tảng tiên phong trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, là giải pháp mang lại hiệu quả bền vững cho các doanh nghiệp.

1Office hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về chủ đề chuyển đổi số trong doanh nghiệp cũng như có thêm thông tin để ứng dụng vào công việc của mình trong tương lai!

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình, hãy đăng ký dùng thử để nhận tư vấn tại 1office.vn, 1Office sẽ hỗ trợ bạn chuyển đổi số một cách nhanh chóng và hiệu quả!

Xem thêm:

Top 3 phần mềm quản lý công việc hiệu quả được tin dùng hiện nay

Câu chuyện chuyển đổi số thành công của khách hàng sử dụng 1Office

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone