Quản lý hiệu suất làm việc là mối bận tâm hàng đầu của chủ doanh nghiệp. Nhưng trong mỗi công ty có không ít nhân viên làm việc kém hiệu quả và gây tác động xấu đến sự phát triển chung của công ty. Vậy làm thế nào để giao việc cho nhân viên đúng cách? Trong bài viết này, 1Office sẽ giới thiệu nguyên tắc 3 Know, giúp các nhà quản lý giải quyết bài toán quản lý nhân viên yếu kém trong doanh nghiệp của mình.
Nhận diện nhân viên yếu kém
Đặc điểm 1: Không thích bị phê bình
Một trong những đặc điểm dễ nhận dạng nhất của nhân viên yếu kém đó là tính tự ái, thái độ không chấp nhận lời góp ý. Những lời phê bình của sếp cho dù đó là nhận xét mang tính xây dựng nhưng khi vào tai họ sẽ ngay lập tức trở thành những lời chỉ trích mang tính “vùi dập”, chèn ép năng lực. Thái độ này đa phần gặp ở các sinh viên mới ra trường và các nhân viên lâu năm theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Với sự tự tin thái quá vào bản thân, tính tự ái ngút trời, họ không thích bị đánh giá thấp bởi người khác.
Đặc điểm 2: Không tự nhận lỗi
Hầu hết những nhân viên làm việc kém thường thiếu bản lĩnh và trốn tránh trách nhiệm khi xảy ra lỗi lầm trong công việc. Họ không muốn phải sửa chữa, làm việc để chuộc lỗi mà mong muốn sẽ có người đứng ra chịu trách nhiệm thay mình.
Xem thêm: 5 lý do tại sao nhân viên bất ngờ nghỉ việc dù bạn nghĩ rằng họ đang hài lòng
Đặc điểm 3: Đổ lỗi, viện lí do
Khi nhân viên làm việc không tốt họ sẽ thường cố chấp trong việc lỗi lầm trong công việc thuộc về ai. Xuất phát từ tính tự ái cao cùng thái độ trốn tránh trách nhiệm, họ không cho rằng lỗi lầm thuộc về họ mà tìm cách để đổ lỗi, viện lí do khách quan lẫn chủ quan. Đối với những nhân viên này, dù họ có nhận ra lỗi là do mình hay không, họ vẫn sẽ trốn tránh và tìm một lý do để bao bao biện cho bản thân.
Khó khăn của người quản lý khi xử lý nhân viên làm việc kém hiệu quả
Khó khăn 1: Thiếu căn cứ
Ở Việt Nam quy trình làm việc còn nặng về hình thức, nên thường xuyên gây ra những bất cập trong việc quản lý, giám sát nhân sự cũng như quy trình thực hiện công việc. Người quản lý dễ gặp những khó khăn trong việc truy cứu trách nhiệm bởi thiếu căn cứ, bằng chứng cụ thể cho thấy sai phạm của nhân viên.
Khó khăn 2: Khó nói
Phê bình nhân viên ở trước tập thể hay với cá nhân đều có thể làm tổn thương tinh thần “mỏng manh” của những nhân viên có năng lực làm việc kém. Kết hợp với việc thiếu căn cứ, góp ý cải thiện công việc cho họ trở thành vấn đề khó nói của nhà quản lý.
Xem thêm: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Xu thế số hoá
Khó khăn 3: Sợ mất lòng
Đối với xã hội trọng tính trọng tình như Việt Nam thì việc nhắc nhở nhân viên yếu kém là vấn đề khó khăn của nhà quản lý. Sự bất mãn ngấm ngầm của những nhân viên này có thể làm giảm hiệu quả công việc, phá hoại công ty từ bên trong và đặc biệt gây ra tác động tiêu cực đến các nhân viên khác.
Khó khăn 4: Sợ rời bỏ
Đối với SMEs và các startup, việc thiếu nhân sự là một trong những cản trở lớn nhất để phát triển doanh nghiệp. Dù nhân viên làm việc kém hiệu quả thì việc sa thải nhân viên sẽ để lại một khoảng trống lớn trong bộ máy nhân sự. Trước khi có thể tìm được người khỏa lấp vị trí, sự gia tăng áp lực, khối lượng công việc lên những nhân viên khác là không thể tránh khỏi, gây nên nhiều vấn đề cho doanh nghiệp.
Khó khăn 5: Sợ ảnh hưởng mối quan hệ
Có những nhân viên dù trình độ hạn chế, song lại sở hữu những mối quan hệ đằng sau không thể coi thường. Nếu xử lý họ, người quản lý có thể gặp môt số rắc rối không hề nhỏ. Ngoài ra, một bộ phận nhân viên yếu kém thường có thái độ bất mãn và dễ dàng lan truyền những tin đồn thất thiệtđến hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 3 Know – Tuyệt đỉnh bí kíp giao việc cho nhân viên yếu kém
Know Why? – Tại sao phải làm?
Đối tượng nhân viên: Người có thái độ kém.
Cách thức: Nhân viên có thái độ kém có thể sẽ suy xét lại khi nắm được nguyên nhân tại sao họ phải làm công việc này. Khi giao việc, người quản lý đừng quên giải thích cụ thể cho họ về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng cũng như lợi ích họ có thể nhận được thông qua công việc. Nếu nhân viên có trình độ và kiến thức tốt, đừng ngại giao cho họ những công việc khó, việc phát sinh và yêu cầu họ cam kết hoàn thành công việc đúng tiến độ.
Know How? – Làm thế nào?
Đối tượng nhân viên: Người thiếu kiến thức.
Cách thức: Nhân viên thiếu nền tảng kiến thức đa phần thuộc nhóm sinh viên ra trường làm trái ngành. Việc thiếu kiến thức chuyên môn khiến họ chật vật để định hướng, giải quyết công việc, từ đó sinh ra chán nản công việc. Với trường hợp này, họ không phải là nhân viên không chịu làm việc hay làm việc kém, mà họ cần được hướng dẫn tỉ mỉ về cách thức làm việc, giao việc theo quy trình để họ có thể vừa học vừa ứng dụng vào công việc hàng ngày.
Know What? – Làm cái này thế nào?
Đối tượng nhân viên: Người thiếu kỹ năng.
Cách thức: Phần lớn nhân viên thiếu kỹ năng là những sinh viên học đúng chuyên ngành song thiếu sót trong kinh nghiệm làm việc. Khi giao việc cho họ, hãy giải thích rõ mục đích và cho họ hướng dẫn họ làm công việc thế nào.
Giải quyết nhân viên làm việc kém hiệu quả là bài toán khó cho SMEs. Đặc biệt, có đến 98,1% doanh nghiệp tại Việt Nam thuộc nhóm này (số liệu năm 2017 từ Tổng cục Thống kê).
Để hỗ trợ giải quyết bài toán nhân sự, 1Office – giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam cung cấp dịch vụ giúp giám sát, quản trị, đánh giá hiệu quả nhân viên và cung cấp những giải pháp tinh gọn, tối ưu hóa công việc.
Với 1Office, các CEO, nhà quản lý hoàn toàn có thể:
- Tự động thu thập, cập nhật và quản lý số liệu chính xác, chi tiết khiến nhân viên không còn có thể chối cãi.
- Theo dõi trực quan và giám sát quy trình làm việc, nắm bắt cụ thể người thực hiện công việc bằng Kanban, Ganttchart, Quy trình công việc dù ở bất cứ đâu.
- Cài đặt, đánh giá, tổng hợp và so sánh năng lực nhân viên minh bạch, rõ ràng với tính năng đánh giá KPI.
- Dễ dàng giao tiếp, quản lý truyền thông nội bộ.
- Giao diện thân thiện, đơn giản, dễ dùng
Hãy để 1Office giúp bạn dễ dàng quản lý nhân viên làm việc kém hiệu quả và giảm thiểu những tổn thất không đáng có cho doanh nghiệp.
Bài viết liên quan: