Lý do nhân viên nghỉ việc do đâu? Tìm kiếm, tuyển và giữ người tài về cho công ty vô cùng khó. Và mất đi nhân tài lại càng khó khăn hơn. Nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhân viên bất mãn với công việc: Một người sếp không tốt, môi trường làm việc tồi tệ, đồng nghiệp khó khăn, không thể tìm thấy được sự công bằng của công việc và cuộc sống, nhàm chán, mệt mỏi, … Điều đó dấy lên trong đầu bạn một câu hỏi: “Có nên từ bỏ công việc này không?”
Khi biết được 5 nguyên nhân tại sao nhân viên nghỉ việc dưới đây, chắc chắn bạn sẽ có nhiều phương án hơn trong kế hoạch phát triển nhân sự.
Mục lục
- 1. Nhân viên nghỉ việc vì một công việc hấp dẫn hơn
- 2. Cách làm việc có thể thay đổi nhưng sếp thì không
- 3.Thay đổi nghề nghiệp để đáp ứng mục tiêu mới
- 4. Tốc độ kinh doanh không tạo sự thúc đẩy khiến nhân viên nghỉ việc
- 5. Công việc chính là bản hợp đồng một chiều
- Nhà quản lý cần làm gì khi nhân sự nghỉ việc?
- Kết luận
1. Nhân viên nghỉ việc vì một công việc hấp dẫn hơn
Lý do nghỉ việc phổ biến nhất chính là nhân viên tìm ra được công việc mới hấp dẫn, lương cao. Công việc không chỉ đơn thuần là công việc. Nó bao gồm rất nhiều “chương nhỏ” trong một câu chuyện lớn” khi mà các CEO rất dễ bỏ sót. Các CEO ít khi nghĩ tới vấn đề mang tính cá nhân của nhân viên:
- Mục đích làm việc ở công ty;
- Thỏa mãn nhu cầu, đam mê
- Hay chỉ là có nguồn thu nhập, lương ổn định?
Dù câu trả lời có là gì thì lực lượng lao động ngày nay đều muốn nhận nhiều hơn một mức lương từ công việc của mình. Một công việc chỉ tốt khi nó xứng đáng với những nỗ lực, công sức và tồn tại như một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Khai thác yếu tốt này giúp cho công việc trở nên phù hợp hơn với cuộc sống của mỗi nhân viên. Từ đó bạn có thể đánh giá nhân viên dựa vào mức độ tập trung và hoàn thành công việc, nhiệm vụ của họ. Bên cạnh đó, CEO nên tìm hiểu thêm về Cách xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp.
Bật mí: Bí quyết giữ chân nhân viên giúp giảm 80% tỷ lệ nghỉ việc
2. Cách làm việc có thể thay đổi nhưng sếp thì không
Câu nói trên được trích dẫn khi thực hiện khảo sát với nhân viên. Nó đề cập đến tình trạng thiếu linh hoạt trong môi trường làm việc đầy ngột ngạt và bức bối khi mà cuộc cách mạng công nghệ nổ ra một cách mạnh mẽ. Ai cũng muốn được làm việc trong một môi trường năng động, không gò bó. Vậy nên họ luôn trong tâm thế sẵn sàng từ bỏ công việc hiện tại của mình để tìm ra một công việc khác phù hợp hơn.
Bằng cách định hướng rõ mục tiêu nghề nghiệp, trang bị đầy đủ cho họ những công cụ linh hoạt để tăng thêm năng suất làm việc và hiệu quả giao tiếp trong công ty là một cách “giữ chân” nhân viên hiệu quả.
Xem thêm: 15 kỹ năng quản lý nhân sự không thể thiếu trong doanh nghiệp
3.Thay đổi nghề nghiệp để đáp ứng mục tiêu mới
Có một nghiên cứu cho thấy rằng, một người dưới 50 tuổi, trung bình có 12 công việc khác nhau. Vì vậy có thể nói rằng, mục tiêu nghề nghiệp của mỗi người luôn thay đổi. Nhu cầu nghề nghiệp thay đổi để phù hợp với mỗi mục tiêu và định hướng luôn hiện hữu.
Hầu hết nhiều người đều muốn thay đổi môi trường làm việc. Bắt đầu những công việc mới, tiếp nhận những trách nhiệm mới mà họ cho là có ý nghĩa hơn với mục tiêu của họ. Điều này đòi hỏi các CEO nên hiểu rõ nhân viên. Và nên có chính sách riêng phù hợp với tính chất công việc của từng người.
4. Tốc độ kinh doanh không tạo sự thúc đẩy khiến nhân viên nghỉ việc
Đây là nguyên nhân làm giảm tinh thần của nhân viên dù đang ở trong bất kì hoàn cảnh nào chính là sự chậm trễ về tốc độ vận hành công việc. Đừng đánh giá thấp về mức độ tiêu cực mà nó mang lại.
Đa số nhân viên đều mong muốn được tác động tích cực. Điều tốt nhất mà một người lãnh đạo nên làm chính là kích hoạt tốc độ làm việc. Ngay cả với hệ thống phân cấp lớn, trao quyền tự chủ và tin tưởng nhân viên.
Bạn sẽ quan tâm: Turnover rate là gì? Cách giảm tỉ lệ turnover rate trong doanh nghiệp |
5. Công việc chính là bản hợp đồng một chiều
Khi công việc trở thành những hợp đồng một chiều, ngay cả những nhân viên hạnh phúc nhất cũng nhận ra nỗ lực của họ không được công nhận. Họ cố gắng, chứng minh bản thân không ngừng nghỉ bởi tư tưởng:
“Bạn cần phải giúp doanh nghiệp phát triển, thì doanh nghiệp mới có thể giúp lại bạn”.
Khi nhân viên cảm thấy bị đối xử không công bằng, nghỉ việc là quyết định khó tránh khỏi. Hãy nhìn vấn đề sâu sắc hơn để nắm bắt mọi tình huống có thể xảy ra. Đảm bảo cho họ có cơ hội phát triển bản thân và được hưởng phúc lợi xứng đáng.
Nhà quản lý cần làm gì khi nhân sự nghỉ việc?
Khi nhân viên có ý định nghỉ việc, cấp quản lý phải ngồi trao đổi lại với họ. Đôi khi lý do nhân viên nghỉ việc bắt nguồn từ cách quản lý, về mong muốn làm việc, mức lương,… Và những điều này bạn có thể cân nhắc để thỏa thuận lại với họ.
Nếu sau khi trao đổi mà nhân viên vấn muốn thôi việc, nhà quản lý nên hướng dẫn họ làm đơn xin nghỉ việc gửi đến bộ phận hành chính nhân sự và tiến hành bàn giao lại công việc cho người được phân công.
Bên cạnh đó, khi tiếp nhận lý do nhân viên nghỉ việc, cấp quản lý cần thông báo đến bộ phận nhân sự để xây dựng kế hoạch tuyển dụng kịp thời.
Kết luận
Trên đây là 5 lý do khiến nhân viên nghỉ việc phổ biến. Là một người quản lý tốt, bạn nên biết cách giữ chân những người phù hợp thay vì luôn phải tìm kiếm những lựa chọn thay thế mới. Điều này có thể cải thiện được khi bạn biết vì sao nhân viên hay bỏ việc để từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục.
Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực quản lý cũng như mang đến môi trường làm việc chuyên nghiệp, ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự HRM là điều được các tổ chức quan tâm. Với hệ sinh thái giải pháp quản lý nhân sự toàn diện, 1Office sẽ giúp bạn giải quyết các khó khăn chính trong quản lý quy trình tuyển dụng, quản lý hồ sơ, đào tạo hội nhập, đánh giá nhân sự, quản lý lương,… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhất.
Hy vọng bạn sẽ xây dựng được một đội ngũ nhân sự lớn mạnh và trung thành.
Bài viết liên quan:
- Vì sao nhân viên giỏi nghỉ việc?
- Xây dựng quy trình tiếp nhận nhân sự mới chuẩn và chuyên nghiệp
- Sếp nên làm gì khi nhân viên làm việc kém hiệu quả?
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage 1Office: https://www.facebook.com/1officevn
- Youtube: https://www.youtube.com/c/1OfficeNềntảngquảnlýtổngthểDoanhNghiệp