Đăng ký

Những vấn đề nhân viên sẽ quan tâm khi nhận việc thông thường liên quan tới mức thu nhập, sự thú vị, sự ổn định, được ghi nhận, được tham gia, cơ hội thăng tiến trong công việc, sự tha thứ và điều kiện để làm việc…Nếu như doanh nghiệp của bạn đang cần thu hút nhân tài thì nên “đầu tư vào những vấn đề mà người lao động quan tâm. Hoặc là để giải quyết bài toán nhân viên nghỉ việc, nhân viên yếu kém và tạo lợi ích thúc đẩy nhân viên làm việc năng suất hơn thì sếp càng nên biết.

Cùng 1Office tìm hiểu 8 vấn đề nhân viên quan tâm khi nhận việc dưới đây nhé:

8 mối quan tâm của nhân viên khi nhận việc

1 – Thu nhập

Vấn đề thứ 1 – Thu nhập luôn là một vấn đề mà hầu hết nhân viên quan tâm khi họ nhận việc. Họ quan tâm bởi nguồn thu nhập kiếm được từ công việc sẽ dùng để trả phí cho những hoạt động trong cuộc sống của họ. Nguồn thu nhập đó có ổn không? Hay là những người muốn cống hiến hết mình vì sự phát triển của công ty, sau khi trao đi sức lao động thì họ có nhận được mức lương, thưởng xứng đáng? Nhân viên rất mong muốn tìm được công việc đáp ứng được nhu cầu đó của họ.

2 – Thú vị

Vấn đề thứ 2– Thú vị là vấn đề tiếp theo mà nhân viên quan tâm. Công việc hàng ngày mà họ làm có sự “thú vị” hay không? Sự thú vị có thể tạo sự hấp dẫn cho công việc, kích thích tính sáng tạo của nhân viên. Sếp thử suy nghĩ nếu như công việc không tạo được “niềm vui” cho nhân viên thì sẽ không có nhân viên nào muốn làm việc hay muốn gắn bó lâu dài trong công ty cả.

3 – Ghi nhận

Vấn đề thứ 3 – Ghi nhận là một yếu tố quan trọng. Bất kì nhân viên nào cũng  mong muốn được ghi nhận những cống hiến của họ. Lãnh đạo quan tâm và nhìn nhận những thành quả mà nhân viên đạt được sẽ góp phần tạo động lực làm việc cho họ. Chắc hẳn nhân viên sẽ lựa chọn môi trường làm việc có động lực thúc đẩy hơn là làm việc ở nơi bị lãng quên.

4 – Ổn định

Vấn đề thứ 4 – Sự ổn định trong công việc cũng có thể quyết định nhân viên có muốn làm việc tại doanh nghiệp đó hay không. Bỡi lẽ không ai muốn công việc thiếu tính ổn định. Nhân viên cũng không ai muốn hôm nay nhận việc này, ngày mai làm việc khác.

5 – Được tham gia

Vấn đề thứ 5 – Hiển nhiên rằng nhân viên muốn được tham gia vào công việc của công ty, muốn được thể hiện năng lực của bản thân. Và sếp cũng không thể nào tuyển một nhân viên chỉ “vào chơi”.

6 – Thăng tiến

Vấn đề thứ 6 – “Thất bại không đáng sợ, dậm chân tại chỗ mới đáng sợ”. Không ai lại muốn dậm chân tại chỗ cả! Nhân viên cũng sẽ quan tâm tới việc “liệu rằng công việc này có con đường để mình thăng tiến hay không?, có cơ hội nào để giúp mình phát triển hay không?” Thăng tiến trong công việc cũng tạo nhiều điều kiện giúp nhân viên cải thiện chất lượng cuộc sống hơn.

7 – Tha thứ

Vấn đề thứ 7– Khi làm việc đôi khi nhân viên sẽ mắc một vài sai lầm. Liệu rằng sếp có tha thứ cho những lỗi lầm đó không? Sếp sẽ tha thứ tùy vào tính chất, mức độ lỗi lầm và nhân viên đó có thái độ biết nhận sai để sữa chữa.

8 – Điều kiện để làm việc

Vấn đề thứ 8 – Điều kiện để làm việc cũng  là cơ sở tạo động lực giúp nhân viên công tác hiệu quả. Điều kiện có thể bao gồm môi trường làm việc, cở sở vật chất hỗ trợ, đồng nghiệp xung quanh, những món quà tinh thần của doanh nghiệp… Họ rất quan tâm xem điều kiện như thế nào, có phù hợp để họ “apply” vào không.

“Đầu tư” vào mối quan hệ có lợi là điều cần thiết. Sếp thì tuyển được nhân viên mình muốn, nhân viên thì tìm được công việc thích hợp. Càng biết tới nhiều vấn đề mà nhân viên quan tâm khi nhận việc, sếp càng hiểu rõ nhân viên mình hơn và giải quyết được những khó khăn đang gặp

Tìm hiểu thêm bài viết:

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone