083.483.8888
Đăng ký

Sơ đồ quản trị doanh nghiệp hay sơ đồ tổ chức là biểu đồ mô tả sơ lược cấu trúc tổ chức, mối quan hệ và trách nhiệm giữa các bộ phận và chức danh trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đều cần xây dựng sơ đồ quản trị doanh nghiệp để hiểu rõ cấu trúc tổ chức, tạo ra sự rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên, tăng cường sự liên kết và hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, bạn đang chưa biết cách xây dựng sơ đồ doanh nghiệp như thế nào? Đừng lo lắng! Trong bài viết dưới đây, 1Office sẽ chia sẻ với bạn đọc top 20+ mẫu sơ đồ quản trị doanh nghiệp hiệu quả nhất 2023. Tham khảo ngay!

Mục lục

I. Sơ đồ quản trị doanh nghiệp là gì? Vai trò của sơ đồ quản trị doanh nghiệp

Mời bạn đọc theo dõi ngay nội dung dưới đây để biết được câu trả lời chi tiết! 

1. Khái niệm

Sơ đồ quản trị doanh nghiệp hay sơ đồ tổ chức là biểu đồ trực quan mô tả về cấu trúc quản trị và hệ thống quản lý doanh nghiệp. Tại mỗi sơ đồ quản trị sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến cấp bậc quản lý, bộ phận, chức năng, mối quan hệ cũng như quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có góc nhìn tổng thể về cấu trúc quản trị doanh nghiệp.

Một ví dụ dễ thấy nhất  tại các doanh nghiệp là sơ đồ cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp. Đây là sơ đồ mô tả toàn bộ các phòng ban, vị trí và cấp bậc theo thứ tự nhất định. Dưới đây là hình ảnh minh họa về sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: 

sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Hình ảnh minh họa về sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

2. Vai trò của sơ đồ quản trị doanh nghiệp

Bất kỳ một doanh nghiệp/ tổ chức nào cũng cần xây dựng sơ đồ quản trị doanh nghiệp. Những sơ đồ này giữ vai trò quan trọng trong hoạt động vận hành và quản lý của doanh nghiệp như: 

  • Lưu trữ thông tin liên hệ của nhân viên: Toàn bộ thông tin của nhân sự được lưu trữ trên sơ đồ quản trị chi tiết. Từ đó, nhà quản lý có thể theo dõi thông tin của từng cá nhân, phòng ban trong tổ chức thuận tiện hơn. 
  • Hiển thị hệ thống thứ bậc và cấu trúc nội bộ công ty: Chỉ với sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty đơn giản, bất kỳ người xem nào cũng có thể nắm được các chức bậc và cấu trúc nội bộ công ty dễ dàng. Đồng thời, mối liên kết giữa các phòng ban cũng được thể hiện rõ trên sơ đồ.
  • Giúp nhân viên hiểu rõ lộ trình phát triển công việc: Sơ đồ tổ chức công ty giúp nhân viên hiểu rõ hơn về lộ trình phát triển công việc của mình. Điều này tạo động lực và mục tiêu cho nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp cũng sẽ đạt được mục tiêu và các kế hoạch của mình.
  • Giúp nhân viên hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của mình: Sơ đồ tổ chức công ty cũng là dữ liệu quan trọng giúp từng nhân sự nắm rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong tổ chức.  
  • Quản lý tổng thể doanh nghiệp/ phòng ban/ đội nhóm: Những chỉ số, thông tin về số lượng nhân sự, cơ cấu phòng ban, nhiệm vụ, chức năng,… đều được tổng hợp ngay trên sơ đồ tổ chức. Thông qua đó, nhà quản trị sẽ quản lý tổng thể được doanh nghiệp/ phòng ban/ đội nhóm dễ dàng.

>> Xem thêm: 7 cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả – Quản lý công ty tự động

II. Hướng dẫn cách xây dựng sơ đồ quản trị doanh nghiệp

Muốn xây dựng sơ đồ quản trị doanh nghiệp hiệu quả, bạn chỉ cần thực hiện 3 bước đơn giản như sau: 

Bước 1: Xác định cơ cấu doanh nghiệp

Cơ cấu doanh nghiệp là kết quả của hoạt động doanh nghiệp xây dựng tổ chức và phân chia doanh nghiệp thành cách bộ phận tương ứng với những vị trí khác nhau ngay từ khi thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, sơ đồ cơ cấu doanh nghiệp sẽ khác nhau. Chính vì vậy, để có thể xây dựng sơ đồ doanh nghiệp hoàn chỉnh doanh nghiệp cần phải xác định cơ cấu của công ty. Những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay gồm: 

  • Công ty TNHH 1 thành viên
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân
sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Xác định cơ cấu doanh nghiệp

Bức tranh tổng thể của doanh nghiệp được cấu thành từ từng phòng ban và chức vụ. Doanh nghiệp cần phải xác định rõ cấu trúc của doanh nghiệp mình để có các cơ sở dữ liệu vẽ lên sơ đồ quản trị doanh nghiệp. 

Các bộ phận sẽ có những mối liên kết mật thiết với nhau để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng cần xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi và mối quan hệ giữa các phòng ban.

Ví dụ: Công ty ABC là một công ty TNHH 2 thành viên trở lên, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm điện tử. 

– Cơ cấu doanh nghiệp của công ty: hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc. 

– Các phòng ban tại công ty ABC: phòng kế hoạch và chiến lược Phòng R&D (Nghiên cứu và Phát triển), phòng sản xuất, phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng hành chính.

Bước 2: Thống kê các vị trí, vai trò công việc trong doanh nghiệp

Xác định được các phòng ban trong doanh nghiệp, bạn hãy tiến hành thống kê các vị trí và vai trò công việc của từng phòng ban đó.

  • Xác định chức vụ và cấp bậc: Xác định các vị trí công việc trong từng phòng ban theo cấp bậc như trưởng phòng, giám đốc, nhân viên, chuyên viên,…
  • Mô tả công việc: Xây dựng bản mô tả chi tiết về yêu cầu công việc tại mỗi vị trí làm việc. Bao gồm: nhiệm vụ, trách nhiệm, kỹ năng cần thiết, quyền hạn, và mối quan hệ công việc với các vị trí khác trong tổ chức.
  • Xác định quan hệ giữa các vị trí: Phân rõ sự liên kết giữa các bộ phận và vị trí làm việc. Doanh nghiệp cần liệt kê các vị trí cấp trên và cấp dưới, cung cấp hỗ trợ cho nhau, tham gia vào các dự án chung, hoặc phối hợp trong quyết định và thực hiện công việc.

Ví dụ: Phòng kinh doanh tại công ty ABC có các chức vụ và vai trò như sau:

  • Trưởng phòng kinh doanh: Quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh.
  • Nhân viên kinh doanh: Tìm kiếm và phát triển khách hàng mới, tư vấn sản phẩm/dịch vụ và đạt mục tiêu doanh số.
  • Chuyên viên bán hàng: Tập trung vào việc bán hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng: Chăm sóc khách hàng hiện có, giải quyết vấn đề và thu thập phản hồi từ khách hàng.

Bước 3: Vẽ sơ đồ

Căn cứ vào thông tin đã được tổng hợp và phân tích ở 2 bước trên, bạn hãy tiến hành vẽ sơ đồ quản trị doanh nghiệp. Quy trình vẽ sơ đồ như sau:  

  • Vẽ phác thảo sơ đồ bằng tay hoặc phần mềm.
  • Bắt đầu vẽ từ cấu trúc tổng thể đến chi tiết tại từng bộ phận và vị trí để dễ hình dung.
  • Sử dụng các hình khối như chữ nhật, hình tròn, mũi tên để biểu thị nội dung, mối liên hệ giữa các bộ phận.
  • Kết hợp màu sắc trong sơ đồ để nâng cao tính sinh động. 

*Lưu ý: Sơ đồ quản trị doanh nghiệp cần được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính chính xác và phù hợp với sự thay đổi trong tổ chức và môi trường kinh doanh.

>> Xem thêm: 5 Bước chuẩn hóa quy trình quản lý doanh nghiệp + [Template]

III. Mẫu sơ đồ quản trị doanh nghiệp phổ biến hiện nay

5 Mẫu sơ đồ quản trị doanh nghiệp phổ biến hiện nay gồm có: 

1. Mô hình tổ chức ma trận

Mô hình tổ chức ma trận là mô hình xây dựng dựa vào quyền lực và hỗ trợ đa chiều. Các thông tin trong mô hình thể hiện theo cấp bậc và mối quan hệ giữa các phòng ban, công việc và dự án có liên quan. Mọi thành viên trong tổ chức đều có thể nắm bắt thông tin, hỗ trợ và tương tác với nhau dễ dàng. Từ đó, hiệu suất và chất lượng công việc cũng được nâng cao.

sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mô hình tổ chức ma trận
Tiêu chí đánh giá Ưu điểm Nhược điểm
Hiệu quả làm việc chung – Tối ưu nguồn nhân lực
Hiệu quả làm việc cá nhân – Phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu – Khó đánh giá hiệu quả làm việc
– Tinh thần tự giác làm việc thấp
Thời gian – Quyết định nhanh chóng – Tốn kém thời gian
Độ linh hoạt – Tăng khả năng làm việc nhóm – Nhiều cấp quản lý
Khả năng tương tác và giao tiếp – Tăng cao giao tiếp doanh nghiệp
Tính khoa học và minh bạch – Xung đột quyền hạn và nhiệm vụ giữa các bộ phận quản lý

2. Tổ chức theo chức năng trong công ty

Cơ cấu tổ chức theo chức năng trong doanh nghiệp là mô hình tổ chức doanh nghiệp được phân chia dựa trên các chức năng chuyên môn. Từng bộ phận sẽ chịu trách nhiệm và đảm nhận vai trò riêng trong lĩnh vực chuyên môn của mình. 

sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu sơ đồ tổ chức theo chức năng trong công ty
Tiêu chí đánh giá Ưu điểm Nhược điểm
Hiệu quả làm việc chung – Nâng cao chất lượng công việc
– Gia tăng hiệu suất
– Theo dõi và đánh giá chính xác và hiệu quả
– Tiến độ công việc chậm
– Khả năng giám sát kém
Hiệu quả làm việc cá nhân – Nâng cao trình độ chuyên môn
– Chuyên môn hóa trình độ các cấp quản lý
Thời gian – Thời gian đưa ra quyết định không kịp thời 
Độ linh hoạt – Dễ xảy ra xung đột
– Không đồng nhất mục tiêu cá nhân và doanh nghiệp
Khả năng tương tác và giao tiếp – Khả năng kết nối giữa các phòng ban và cá nhân thấp
– Các bộ phận làm việc biệt lập
Tính khoa học và minh bạch – Sơ đồ rõ ràng và dễ hiểu
– Phân bổ đúng quyền hạn và trách nhiệm mỗi cá nhân/ bộ phận

3. Mô hình tổ chức phẳng

Mô hình tổ chức phẳng là mô hình được thiết lập không phân cấp quản lý. Có nghĩa rằng mọi nhân sự đều có quyền lực và quyết định tương đương nhau trong hoạt động xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu sơ đồ quản trị doanh nghiệp theo mô hình tổ chức phẳng
Tiêu chí đánh giá Ưu điểm Nhược điểm
Hiệu quả làm việc chung – Tiết kiệm chi chí vận hành – Khó khăn trong giám sát nhân sự

– Tạo rào cản trong sự phát triển

Hiệu quả làm việc cá nhân – Nâng cao trách nhiệm cá nhân – Áp lực công việc cao
– Tranh giành quyền lực
– Nhân viên ít động lực và ít cơ hội thăng tiến
Thời gian – Rút ngắn thời gian phê duyệt
Độ linh hoạt – Phê duyệt khó khăn
Khả năng tương tác và giao tiếp – Nâng cao khả năng giao tiếp
Tính khoa học và minh bạch – Dễ bị mất kiểm soát

 

4. Mô hình tổ chức theo địa lý

Mô hình tổ chức theo địa lý là mô hình xây dựng theo địa điểm đặt trụ sở và phòng ban. Mô hình này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh và trụ sở thuộc nhiều vị trí địa lý khác nhau.

sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu mô hình tổ chức theo địa lý
Tiêu chí đánh giá Ưu điểm Nhược điểm
Hiệu quả làm việc chung – Phát triển và hoạt động theo từng địa điểm riêng
– Đảm bảo sự phù hợp– Nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc tại từng địa điểm
– Khó khăn trong giám sát và quản lý
Hiệu quả làm việc cá nhân – Tập trung vào chuyên môn cụ thể
Thời gian – Hiệu suất công việc không ổn định
Độ linh hoạt – Quy trình làm việc linh hoạt
Khả năng tương tác và giao tiếp – Truyền tải thông tin kém
Tính khoa học và minh bạch – Phân rõ quyền hạn và chức năng
– Tổng quan cơ cấu doanh nghiệp

5. Mô hình tổ chức phân quyền

Mô hình tổ chức phân quyền là mô hình tổ chức công việc và quyền lực trong một tổ chức theo thứ tự các cấp bậc quản lý. Các bộ phận cấp cao sẽ truyền tải công việc xuống cấp quản lý, từ cấp quản lý truyền tải xuống các cấp thấp hơn như leader, nhân viên.

sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mô hình tổ chức phân quyền
Tiêu chí đánh giá Ưu điểm Nhược điểm
Hiệu quả làm việc chung – Tối ưu hóa sử dụng nguồn lực – Mục tiêu chung không thống nhất
Hiệu quả làm việc cá nhân – Tập trung phát triển tốt chuyên môn
Thời gian – Ra quyết định chậm 
Độ linh hoạt – Không chồng chéo công việc
– Công việc phân chia rõ ràng
– Phối hợp không ăn ý
Khả năng tương tác và giao tiếp – Phân cấp trong giao tiếp
Tính khoa học và minh bạch – Phân chia rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi
– Lộ trình phát triển minh bạch

IV. Mẫu sơ đồ quản trị doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp cũng có thể xây dựng sơ đồ quản trị doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp đã đăng ký trên thành lập doanh nghiệp bạn đầu. Mẫu sơ đồ quản trị doanh nghiệp của từng loại hình sẽ được 1Office chia sẻ chi tiết kèm hình ảnh trong nội dung dưới đây. Tham khảo ngay! 

1. Sơ đồ cấu trúc tổ chức công ty TNHH

Sơ đồ cấu trúc tổ chức công ty TNHH (tức là công ty trách nhiệm hữu hạn) là sơ đồ thể hiện các cấp bậc và mối quan hệ giữa các bộ phận, đơn vị và cá nhân trong doanh nghiệp. 

Công ty TNHH (Công ty Trách nhiệm hữu hạn) có hai loại chính:

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Là công ty mà chỉ có một thành viên là cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên bao gồm: Chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng Giám đốc. (Theo Luật Doanh nghiệp 2020)
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Là công ty có ít nhất hai thành viên là cá nhân hoặc tổ chức đã góp vốn (2 đến 50 thành viên). Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. (Căn cứ khoản 1 Điều 54 Luật doanh nghiệp 2020)
sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu sơ đồ cấu trúc tổ chức công ty TNHH

Chú ý: Sơ đồ cấu trúc tổ chức công ty TNHH không có Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị.

2. Sơ đồ cơ cấu công ty cổ phần

Sơ đồ cấu trúc tổ chức công ty cổ phần là biểu đồ thể hiện cấu trúc cổ phần của công ty, sự phân chia chức năng và quản lý giữa các bộ phận và các cổ đông. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty và ban kiểm soát. (Theo luật doanh nghiệp 2020)

sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu sơ đồ cơ cấu công ty cổ phần

Chú ý: Chỉ có công ty cổ phần mới có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị.

3. Sơ đồ cơ cấu công ty hợp danh

Công ty hợp danh là một hình thức kinh doanh trong đó hai hoặc nhiều cá nhân hay tổ chức là chủ sở hữu cùng kinh doanh dưới 1 tên chung. Sơ đồ cấu trúc tổ chức công ty hợp danh là biểu đồ mô tả cách tổ chức công ty hợp danh được thiết lập và quản lý. 

Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên với người đứng đầu sẽ là Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. (Theo luật doanh nghiệp 2020)

sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu sơ đồ cơ cấu công ty hợp danh

V. Mẫu sơ đồ quản trị doanh nghiệp theo bộ phận

Đối với sơ đồ quản trị theo từng bộ phận, bạn đọc tham khảo ngay các mẫu dưới đây. 1Office đã tổng hợp 5 mẫu với từng phòng ban trong doanh nghiệp chi tiết. Theo dõi ngay!

1. Sơ đồ tổng công ty

Sơ đồ tổng công ty là biểu đồ mô tả cấu trúc và mối quan hệ giữa các công ty thành viên trong toàn bộ công ty. Tổng công ty là một hình thức tổ chức kinh doanh trong đó một công ty mẹ (hay công ty cổ phần quản lý) sở hữu hoặc kiểm soát các công ty con hoặc công ty chi nhánh khác.

sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu sơ đồ tổ chức tập đoàn tại Việt Nam

2. Sơ đồ tổ chức phòng nhân sự

Phòng nhân sự có nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo nhân viên, quản lý các hoạt động liên quan đến chính sách, lương bổng và phúc lợi nhân viên. Căn cứ vào những mục tiêu, quy mô của doanh nghiệp có thể xây dựng cơ cấu tổ chức phòng nhân sự khác nhau. Các bộ phận thuộc phòng nhân sự gồm có: 

  • Bộ phận tuyển dụng
  • Bộ phận đào tạo và phát triển
  • Bộ phận truyền thông nội bộ
  • Bộ phận C&B (Quản lý tiền lương và phúc lợi)
  • Bộ phận HR Admin (Quản trị hành chính nhân sự)
sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu sơ đồ tổ chức phòng nhân sự

3. Sơ đồ của phòng kinh doanh

Muốn xây dựng được sơ đồ của phòng kinh doanh, doanh nghiệp cần dựa trên các chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận. Các chức năng và nhiệm vụ sẽ phụ thuộc vào mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp.

Hiện nay, các doanh nghiệp thường xây dựng sơ đồ của phòng kinh doanh theo 3 dạng như sau:  

  • Mô hình hòn đảo: Chia thành đội nhỏ độc lập theo khu vực hoặc khách hàng. Ví dụ: Phòng kinh doanh chia theo khu vực địa lý gồm: Kinh doanh miền Bắc và Kinh doanh miền Nam. 
  • Mô hình dây chuyền: Chia công việc thành các bước tuần tự, tương tự dây chuyền sản xuất. Ví dụ: Phòng kinh doanh được chia thành: Phòng Tiếp nhận đơn hàng, Phòng Chăm sóc khách hàng, Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch sản xuất và Phòng Đặt hàng.
  • Mô hình nhóm: Chia thành nhóm làm việc với chuyên môn khác nhau, tương tác và hợp tác. Ví dụ: Phòng Kinh doanh được tổ chức thành Kinh doanh Trực tuyến và Kinh doanh Bán hàng trực tiếp.
sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu sơ đồ của phòng kinh doanh

4. Sơ đồ tổ chức của phòng Marketing

Sơ đồ tổ chức của phòng marketing định rõ các vị trí và mối quan hệ trong phòng Marketing để đảm bảo hoạt động tiếp thị được thực hiện một cách hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của công ty. Sơ đồ tổ chức của phòng Marketing bao gồm các phòng ban chủ yếu sau: 

  • Giám đốc Marketing
  • Trưởng phòng Marketing
  • R&D (Nghiên cứu và phát triển)
  • Content Marketing (Tiếp thị nội dung)
  • Digital Marketing (Tiếp thị số)
  • Designer (Thiết kế)
  • PR/ Event (Quan hệ công chúng/ Sự kiện)
sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu sơ đồ tổ chức của phòng Marketing

5. Sơ đồ phòng kế toán

Với một số doanh nghiệp nhỏ, họ chỉ cần kế toán kiêm nhiệm tất các các công việc liên quan đến dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp lớn phòng kế toán cần được phân chia thành các bộ phận như:

  • Kế toán trưởng
  • Kế toán tổng hợp/ Phó phòng kế toán

Trong kế toán tổng hợp sẽ bao gồm các nhóm nhỏ về: kế toán thu – chi, kế toán thuế, kế toán tiền lương, kế toán bán hàng, kế toán công nợ, kế toán kho. 

sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu sơ đồ phòng kế toán

VI. Mẫu sơ đồ quản trị doanh nghiệp theo ngành

Công ty xây dựng, công ty sản xuất, công ty thương mại, công ty logistics, công ty vận tải, công ty du lịch sẽ có sơ đồ quản trị doanh nghiệp như thế nào? Câu trả lời sẽ được bật mí trong nội dung dưới đây.    

1. Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp xây dựng

Sơ đồ tổ chức công ty xây dựng căn cứ vào hai yếu tố chính là quy mô, sản phẩm và dịch vụ cốt lõi của doanh nghiệp. Hai loại cơ cấu phổ biến tại công ty xây dựng:

  • Công ty có hoạt động thi công: Công ty có khả năng tự thực hiện các công trình xây dựng. Sơ đồ tổ chức của công ty xây dựng bao gồm các bộ phận: Quản lý dự án, Thiết kế, Kỹ thuật, Mua hàng, Quản lý chất lượng, Quản lý nhân sự, và Quản lý tài chính.
  • Công ty không có hoạt động thi công: Công ty tập trung vào các hoạt động khác như tư vấn, giám sát, hoặc cung cấp vật liệu xây dựng. Sơ đồ tổ chức khi đó sẽ là các phòng ban như Kinh doanh, Marketing, Tư vấn kỹ thuật, Quản lý hợp đồng, Quản lý dự án, và Quản lý tài chính.
sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu sơ đồ tổ chức doanh nghiệp xây dựng

2. Cơ cấu tổ chức công ty sản xuất

Đối với các công ty sản xuất, cơ cấu tổ chức được chia thành 2 loại dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:

  • Sản xuất – gia công: Công ty tập trung vào quá trình sản xuất và gia công sản phẩm dựa trên yêu cầu của khách hàng.
  • Sản xuất – thương mại: Công ty sản xuất tập trung vào việc sản xuất, tham gia vào hoạt động thương mại, tiếp thị và bán hàng.
sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu sơ đồ công ty sản xuất

3. Sơ đồ vận hành tổ chức công ty thương mại

Công ty thương mại là một loại hình doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực mua bán và trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ với mục tiêu tạo ra lợi nhuận. Thông thường, các công ty thương mại sẽ mua hàng từ các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp, sau đó tiến hành bán lại cho khách hàng cuối cùng hoặc các đại lý, nhà bán lẻ.

Sơ đồ vận hành tổ chức của công ty thương mại có thể có các bộ phận như: 

  • Ban giám đốc
  • Hệ thống kỹ thuật: Phòng PR/ Truyền thông, Phòng website/ SEO, Phòng dự án
  • Hệ thống kinh doanh: Phòng Marketing, Phòng kinh doanh, Phòng CSKH
  • Hệ thống chức năng khác: Phòng kế toán – tổng hợp, Phòng hành chính nhân sự
sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu sơ đồ vận hành tổ chức công ty thương mại

4. Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp Logistics

Công ty Logistics là doanh nghiệp chuyên về vận chuyển và quản lý hàng hóa từ nguồn cung cấp đến điểm tiêu thụ. Những vị trí/ phòng ban có trong sơ đồ tổ chức doanh nghiệp Logistics như:

  • Đại hội đồng cổ đông
  • Hội đồng quản trị
  • Ban kiểm soát
  • Ban giám đốc
  • Phòng ban: Phòng tổ chức lao động tiền lương, Phòng hành chính tổng hợp, Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch thương vụ,…
sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu sơ đồ tổ chức doanh nghiệp Logistics

5. Sơ đồ vận hành tổ chức công ty vận tải

Công ty vận tải là những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa hoặc con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện di chuyển. Mẫu sơ đồ vận hành tổ chức công ty vận tải dưới đây sẽ bao gồm các bộ phận sau:

  • Đại hội đồng cổ đông
  • Ban kiểm soát
  • Hội đồng quản trị
  • Tổng giám đốc
  • Đơn vị quản lý chức năng
  • Đơn vị chuyên môn có thu
  • Đơn vị hạch toán phụ thuộc

 

sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Mẫu sơ đồ vận hành tổ chức công ty vận tải

6. Mô hình tổ chức công ty du lịch

Tham khảo ngay mẫu sơ đồ quản trị doanh nghiệp của công ty du lịch trong hình dưới đây:  

Cơ cấu tổ chức của công ty du lịch trong mẫu trên gồm có:

  • Ban giám đốc
  • Phó giám đốc: Quản lý điều hành, Quản lý hành chính nhân sự, Quản lý kinh doanh
  • Trưởng phòng: Phòng điều hành, phòng hướng dẫn, phòng hành chính, phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh, phòng marketing.
  • Nhân viên: Nhân viên lễ tân, nhân viên thiết kế, nhân viên tổ chức sự kiện, nhân viên kỹ thuật, hướng dẫn viên,…
sơ đò quản trị doanh nghiệp
Mẫu mô hình tổ chức công ty du lịch

VII. Cách quản lý sơ đồ quản trị doanh nghiệp hiệu quả với phần mềm 1Office

Có thể thấy, sơ đồ quản trị doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động vận hành và quản lý của doanh nghiệp. Không chỉ xây dựng sơ đồ quản trị tổng thể, nhiều doanh nghiệp còn xây dựng nhiều sơ đồ quản trị cho từng phòng ban, cá nhân,… 

Với số lượng sơ đồ quản trị lớn, việc quản lý và theo dõi, tạo lập và chỉnh sửa bằng các phương pháp truyền thống sẽ gây nhiều khó khăn trong việc quản lý. Quá trình trao đổi, chia sẻ sơ đồ cũng tốn kém thời gian và công sức cho doanh nghiệp. 

Thấu hiểu được điều này, 1Office phát triển phần mềm quản lý nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp XÂY DỰNG – LƯU TRỮ – CHIA SẺ – BẢO MẬT sơ đồ quản trị doanh nghiệp. Tính năng đã được rất nhiều chủ kinh doanh tin tưởng và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của mình bởi khả năng:

  • Lưu trữ sơ đồ tập trung: Các dữ liệu được tập trung toàn bộ trên hệ thống quản lý đồng bộ. Tránh được các tình trạng dữ liệu lưu trữ tại nhiều nơi khác nhau, gây khó khăn trong việc tìm kiếm hay thậm chí là mất dữ liệu.
  • Khởi tạo và chỉnh sửa sơ đồ dễ dàng: Chỉ cần xác định rõ cơ cấu phòng ban và tổ chức, bạn đã có thể tiến hành xây dựng sơ đồ quản trị trực tiếp trên hệ thống. Phần mềm cũng hỗ trợ người dùng chỉnh sửa sơ đồ theo ý muốn nếu có những thay đổi trong cơ cấu tổ chức. 
  • Dễ dàng theo dõi: Những thành viên được phân quyền đều có thể theo dõi sơ đồ quản trị doanh nghiệp dễ dàng. Sơ đồ thể hiện từ tổng thể đến chi tiết tại mỗi phòng ban và cá nhân. 
  • Bảo mật cao: Doanh nghiệp có thể phân quyền truy cập theo phòng ban, nhân sự với từng file sơ đồ/ thông tin theo tùy chọn. Phân quyền theo các cấp độ: chỉ xem, chỉnh sửa, nhận xét.

Như vậy, bài viết đã tổng hợp hơn 20+ mẫu sơ đồ quản trị doanh nghiệp cũng như cách quản lý sơ đồ hiệu quả. Bạn đọc hãy bắt tay ngay xây dựng cho mình những sơ đồ quản trị hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Đừng quên ứng dụng thêm tính năng quản lý tài liệu của 1Office để quản lý dữ liệu cũng như sơ đồ quản trị của mình. Chúc bạn thành công! 

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone