083.483.8888
Đăng ký

Với công nghệ hiện đại ngày càng phát triển, việc tràn lan các tin giả, thông tin không được xác thực trên mạng xã hội đã trở nên quen thuộc với chúng ta. Trong bối cảnh đó, sử dụng tư duy phản biện để lý trí trong việc đưa quyết định là rất quan trọng. Tư duy phản biệt là kỹ năng không thể thiếu dù bạn hoạt động trong ngành nghề nào bởi nó giúp chúng ta có một cái khách quan, đa chiều về vấn đề và có thể tìm hướng giải quyết vấn đề đó một cách nhanh chóng. Vậy làm thế nào để cải thiện và khắc phục những khó khăn trong quá trình tư duy phản biện? Cùng khám phá những chia sẻ của 1Office ngay trong bài viết này.

1. Phản biện là gì?

Phản biện là hành trình sử dụng lập luận sắc bén, bằng chứng thuyết phục và logic chặt chẽ để “phá đảo” những quan điểm, ý kiến hay tuyên bố tưởng chừng như không thể lay chuyển. Nó như một cuộc chiến trí tuệ, nơi bạn sử dụng “vũ khí” là lý lẽ và thông tin thực tế để chứng minh rằng đối phương đã sai hoặc thiếu logic.

Khái niệm "Phản biện" là gì?

Phản biện không chỉ giới hạn trong học thuật mà còn được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Cho dù bạn là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng hay nhà nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng phản biện sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

2. Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện (tên tiếng anh là Critical Thinking) mô tả quá trình tư duy phân tích nhằm đưa ra những đánh giá hợp lý, lập luận logic và nhìn nhận vấn đề đa chiều. Đồng thời, trong quá trình đó cần cân nhắc kỹ lưỡng thông qua việc đặt những câu hỏi Là gì; Như thế nào; Tại sao; … để soi chiếu những thông tin, vấn đề được nghe, được đọc.

3. 2 dạng tư duy phản biện phổ biến

Hiện nay, việc sở hữu tư duy phản biện được đánh giá rất cao. Bởi vì, đây là kỹ năng quan trọng giúp chúng ta đánh giá thông tin một cách logic và khách quan. Từ đó, đưa ra những quyết định sáng suốt để giải quyết các vấn đề hiệu quả. Tư duy phản biện được chia làm hai dạng phổ biến: Tư duy phản biện tự điều chỉnh và Tư duy phản biện ngoại cảnh.

2 dạng tư duy phản biện phổ biến

3.1 Tư duy phản biện tự điều chỉnh

Ở dạng tư duy phản biện tự điều chỉnh, mỗi cá nhân sẽ tự soi chiếu, tranh luận với những suy nghĩ, quan điểm trước đó của bản thân. Khi gặp phải một vấn đề, mỗi người thường có một ý kiến, một góc nhìn cá nhân khác nhau. Bởi không được tác động bởi ý kiến của những người xung quanh, những suy nghĩ đó có thể đúng hoặc sai. Là người sở hữu tư duy phản biện tự điều chỉnh, bạn sẽ có khả năng tự đánh giá lại những suy nghĩ đó của bản thân, phản biện lại ý kiến đó để có một góc nhìn toàn diện nhất. Sau khi suy xét kỹ, bạn có thể tự tổng hợp ý nghĩ, tự hoàn thiện và đưa ra kết luận phù hợp nhất.

3.2 Tư duy phản biện ngoại cảnh

Trái lại, tư duy phản biện ngoại cảnh là việc thu nhận, tiếp nhận những thông tin bên ngoài theo nhiều chiều. Từ đó, tiến hành phân tích, đánh giá về sự việc là kết luận ra ý kiến, suy nghĩ mà bản thân thấy đầy đủ và hợp lý nhất. 

4. Khám phá 6 cấp độ trong tư duy phản biện

Tư duy phản biện không phải sinh ra đã có mà được cải thiện tích lũy cả một quá trình. Để đi sâu tìm hiểu thêm về quá trình phát triển, khám phá ngay 6 cấp độ phát triển của tư duy phản biện được chia sẻ dưới đây.

4.1 Cấp độ 1: The Unreflective Thinker

Ở cấp độ này, khái niệm “tư duy phản biện” chưa tồn tại. Có nghĩa là ở cấp độ 1, cá nhân chưa thể phản ánh suy nghĩ của bản thân. Họ suy nghĩ, hành động dựa vào bản năng và dựa trên những ý kiến của người khác. Bởi vậy, họ có thể hành động cảm tính, bốc đồng và thiếu sót những kỹ năng cần thiết để cải thiện bản thân.

Vì không áp dụng những tiêu chuẩn về suy nghĩ mà họ đặt ra, họ không thể phân tích tình huống, sự việc một cách thấu đáo. Họ có xu hướng suy nghĩ phiến diện và không nhận ra rằng bản thân còn nhiều thiếu sót chưa biết.

4.2 Cấp độ 2: The Challenged Thinker

Ở cấp độ The Challenged Thinker, bạn đã có những nhận thức sâu sắc về vai trò của tư duy phản biện. Họ dần có những suy nghĩ, nhận thức thiếu về những thiếu sót của bản thân và dần hình thành mong muốn cải thiện nó.

Tuy còn hời hợt và chưa thực sự tập trung, họ cũng bắt đầu đưa ra những quan điểm riêng, soi chiếu ở góc nhìn khách quan. Vậy nhưng, họ dễ dàng lầm tưởng bản thân đã lĩnh hội được trọn vẹn kỹ năng để có lối tư duy phản biện. Điều này sẽ gây khó khăn khi họ không có ý định rèn luyện để tiến lên những cấp độ tiếp theo. 

4.3 Cấp độ 3: The Beginning Thinker

Đây là cấp độ khi bạn có tư duy phản biện cơ bản. Ở cấp độ 3 này, các cá nhân bắt đầu hiểu rằng suy nghĩ của bản thân chưa được toàn diện và còn tồn tại các điểm hạn chế. Từ đó, họ ưu tiên khắc phục những vấn đề này.

Suy nghĩ chín chắn hơn giúp họ có những hành động thích hợp hơn và sẽ chủ động kiểm soát hành vi. Đồng thời, họ cũng phát triển những tiêu chuẩn cao hơn về sự rõ ràng, logic và dần thực sự hiểu tầm quan trọng của tư duy phản biện. Họ cũng sẵn sàng tiếp thu những lời chỉ trích để điều chỉnh lối suy nghĩ của bản thân.

4.4 Cấp độ 4: The Practical Thinker

Tiến đến cấp độ tư duy phản biện 4, cá nhân có tư duy sáng hơn, dễ dàng nhận ra những thiếu sót của bản thân và tự phát triển một số kỹ năng cần thiết để cải thiện.

Họ có thể bắt đầu đưa ra những kế hoạch bài bản, chiến lược hợp lý để học tập, cải thiện và áp dụng các phương pháp. Với một chiến lược hoàn thiện, họ sẽ không ngại thực hành cách suy nghĩ, luyện tập tư duy đa chiều.

4.5 Cấp độ 5: The Advanced Thinker 

Tư duy phản biện đã dần trở thành một thói quen khi nhìn vào các vấn đề của cuộc sống. Họ có thể phát hiện những suy nghĩ cá nhân đã hình thành định kiến, trong bản thân và người khác. Từ đó, họ có hướng đi sáng suốt để sửa đổi và hạn chế nó. 

4.6 Cấp độ 6: The Master Thinker

Đây là cấp độ cuối cùng cũng như cao nhất của tư duy phản biện. Ở đây, tư duy phản biện đã trở thành một kiểu phản xạ của não bộ. Đây là những người có tư duy bậc thành trong việc kiểm soát hoàn toàn cách tiếp nhận, xử lý thông tin và quyết định hành động.

Họ vẫn liên tục trau dồi kỹ năng này bằng cách thực hành ngay cả trong cuộc sống hàng ngày. Họ có thể dễ dàng nâng tầm suy nghĩ lên nhận thức. Vậy nhưng, nhiều nhà tâm lý học cho rằng con người khó có khả năng để đạt đến trình độ bậc thầy này. 

 

Tham khảo thêm

9+ Kỹ năng quản lý đội nhóm giúp lãnh đạo giữ chân nhân tài

7 kỹ năng quản lý quan trọng của nhà quản trị và 7 cách cải thiện kỹ năng quản lý cho bạn

Kỹ năng phân tích công việc trong quản trị nguồn nhân lực giúp X3 hiệu quả quản lý

 

5. Những lợi thế khi làm chủ tư duy phản biện 

Tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định, góp phần không nhỏ để giải quyết các vấn đề hiệu quả. Với sự quan trọng như thế trong đời sống, khi bạn sở hữu khả năng này chính là bạn đã có những lợi thế trong cuộc sống.

5.1 Một trong những yếu tố đầu tiên mà nhà tuyển dụng yêu cầu

Hiện nay, nhà tuyển dụng dành sự ưu ái hơn cho những ứng viên sáng giá có khả năng tư duy toàn diện và độc lập. Dù ở trong bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào, tư duy phản biện đều đóng một vai trò quan trọng.

Những lợi thế khi làm chủ tư duy phản biện

Ví dụ: Làm việc trong nghề giáo viên, giáo viên cần phải lập kế hoạch bài giảng để truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả cho học sinh. Tư duy phản biện giúp họ xác định mục tiêu học tập, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp và đánh giá hiệu quả của bài giảng.

5.2 Ra quyết định tốt hơn

Với khả năng tư duy phản biện, trước khi đưa ra quyết định, họ thường dành thời gian để suy nghĩ một thời gian dài. Điều này giúp họ, khi đưa ra một quyết định, nó thực sự là phương án tốt nhất. Tư duy có thể thúc đẩy việc đánh giá, phân tích để thực hiện quan sát ở nhiều khía cạnh. Nhờ đó, họ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, đưa ra những lập luận khách quan thay vì phản ứng cảm xúc tức thì của bản thân.

5.3 Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

Thật vậy, tư duy phản biện không chỉ giúp ta nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện nhưng còn trang bị cho chúng ta khả năng tìm kiếm giải pháp sáng tạo và hiệu quả. Đó là vì, khi sử dụng tư duy phản biện, chúng ta sẽ phân tích sâu sắc, đánh giá các thông tin từ nhiều góc độ và không để cảm xúc lấn át lý trí. Điều này không những giúp chúng ta xử lý các tình huống bất ngờ mà còn giúp tích lũy kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai.

6. Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện

Với các lợi thế khi làm chủ tư duy phản biện đã được nêu trên, không ít cá nhân đặt ra câu hỏi “Vậy phải làm gì để rèn luyện và cải thiện tư duy phản biệt?”. Để giải đáp cho thắc mắc đó, 1Office gửi đến bạn tổng hợp 5 phương pháp phổ biến rèn luyện tư duy phản biện sau đây.

6.1 Đọc nhiều hơn

Đọc nhiều hơn

Đọc là cách tiếp thu tri thức phổ biến nhất hiện nay. Càng đọc nhiều sách, báo, tạp chí và các bài báo trực tuyến, bạn càng có cơ hội mở mang kiến thức, thu thập thêm nhiều thông tin hữu ích. Theo đó, bạn có thể tham khảo về những góc nhìn của những người có nguyên môn về vấn đề đó. Đọc để hiểu cách nhà báo bóc tách các vấn đề với những lập luận đầy logic và sắc bén. 

Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý rằng, không phải bất cứ bài báo, sách nào cũng chính thống và có những góc nhìn chính xác. Hãy tìm nguồn tài liệu uy tín, tránh bóp méo vấn đề hoặc thể hiện sự thiên vị và làm sai lệch thông tin.

6.2 Luôn đặt câu hỏi

Đừng bao giờ tin tưởng mọi thứ bạn nghe, đọc một cách mù quáng. Hãy luôn đặt câu hỏi về tính chính xác, hợp lý của câu chuyện đó. Với sự phát triển của các nền tảng truyền thông, do thiếu kỹ năng trong việc tư duy phản biện, họ có thể chia sẻ và lan rộng các thông tin sai lệch, không chính thống. Điều này có thể ảnh hưởng đến tiền bạc, danh dự, thậm chí bạn có thể phải trả giá đắt hơn. Vậy nên, đừng quên đặt câu hỏi với mọi vấn đề dù cho nó có được đồng tình bởi số đông đi chăng nữa.

6.3 Tư duy ngược

Tư duy ngược cũng là một trong những bí quyết để rèn luyện tư duy phản biện. Khi gặp phải một vấn đề, hãy thử đảo ngược tình huống đó để thấu hiểu tình huống cặn kẽ và tìm ra kết quả chính xác nhanh chóng.

Tư duy ngược còn cho phép bạn nhìn nhận vấn đề bao quát hơn. Bởi bạn có thể đứng ở nhiều góc độ để quan sát, đánh giá, thấy nhiều hơn và trưởng thành nhiều hơn trong lối tư duy.

6.4 Lắng nghe một cách tích cực

Lắng nghe một cách tích cực

Nghe có vẻ đơn giản nhưng lắng nghe chính là một trong những cách rèn luyện kỹ năng phản biện tốt nhất. Khi tham gia phản biện với người khác về một vấn đề, bạn cần lắng nghe những lập luận của người khác. Từ đó bạn có thể đánh giá, đặt câu hỏi cho bản thân. Liệu suy nghĩ của bạn như vậy có phiến diện hay không? Điểm khác biệt giữa suy nghĩ của hai bạn là gì? …

Ban đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy không vui vẻ với việc “lắng nghe”. Bởi thế có nghĩa là bạn có thể phải nghe cả những chỉ trích, châm biếm về mình. Tuy nhiên, hãy suy nghĩ tích cực hơn. Mỗi hành động, suy nghĩ bạn có, dù thất bại, dù sai sót nhưng sẽ đặt nền móng cho những thành công lớn mai sau.

6.5 Thực hành tư duy phản biện mọi lúc, mọi nơi

Càng luyện tập tư duy phản biện, bạn càng trở nên thành thạo hơn. Bởi vậy, đừng ngại mà áp dụng những kỹ năng tư duy phản biện vào mọi hoạt động trong cuộc sống, từ việc học tập và làm việc đến việc giải trí và giao tiếp.

Ví dụ: Khi xem phim, hãy cố gắng phân tích cốt truyện, nhân vật và thông điệp mà bộ phim truyền tải. Khi chơi trò chơi, hãy suy nghĩ về các chiến lược khác nhau để giành chiến thắng.

Thực hành tư duy phản biện là một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì. Tuy nhiên, những lợi ích mà nó mang lại là vô cùng to lớn. Hãy áp dụng những cách trên để rèn luyện tư duy phản biện và nâng cao năng lực suy nghĩ của bạn.

Kết

Ở bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ những tri thức xoay quanh tư duy phản biện như: khái niệm, phân loại, lợi ích và cung cấp các phương pháp để rèn luyện kỹ năng này. Thông qua bài viết, 1Office hy vọng bạn có thể áp dụng thành thạo những phương pháp chúng tôi đã nêu trên và sở hữu kỹ năng tư duy phản biện, cải thiện cuộc sống.

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone