083.483.8888
Đăng ký

Văn hóa doanh nghiệp trong thời đại là một hành trình dài đòi hỏi sự nỗ lực và tham gia của ban lãnh đạo và tất cả nhân sự. Đây chính là chìa khóa để các doanh nghiệp bứt phá, nâng tầm vị thế doanh nghiệp và thu hút nhiều nhân tài trong thị trường đầy biến động như hiện nay. Ở bài viết này, 1Office muốn chia sẻ đến bạn phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số. Cùng theo chân 1Office khám phá ngay thôi nào.

1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

“Văn hóa” là một khái niệm vĩ mô bao gồm toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống xã hội như ngôn ngữ, thái độ, tư tưởng, …. Nó tạo ra những giá trị về mặt vật chất, tinh thần nhằm phục vụ nhu cầu và lợi ích của cộng đồng người dân.

Bởi vậy khi nói đến văn hóa doanh nghiệp (Corporate culture) có thể hiểu là toàn bộ những giá trị cốt lõi được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Vì thế, văn hóa doanh nghiệp chính là một dấu ấn độc bản, tạo nên sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hành vi, thái độ đặc trưng cho nhân sự trong cách hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh. Doanh nghiệp càng có văn hóa vững chắc sẽ dễ dàng tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của bất kỳ tổ chức nào. Bởi vậy nó đóng vai trò quan trọng trong mọi công ty và là yếu tố then chốt để doanh nghiệp phát triển bền vững.

Thu hút và giữ chân nhân tài

Một doanh nghiệp sở hữu văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ tạo dựng môi trường làm việc hấp dẫn, thu hút những nhân tài tiềm năng. Khi nhân viên cảm thấy được tôn trọng, tin tưởng và có cơ hội phát triển, họ sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy hiệu quả công việc và sự phát triển chung.

Nâng cao hiệu suất hoạt động

Văn hóa doanh nghiệp thống nhất giúp mọi người trong tổ chức hiểu rõ mục tiêu chung, đồng lòng hướng đến mục tiêu chung. Môi trường làm việc cởi mở, khuyến khích sáng tạo và hợp tác sẽ thúc đẩy năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tạo dựng thương hiệu và uy tín

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp là gì

Văn hóa tích cực góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín cho doanh nghiệp. Khi khách hàng và đối tác cảm nhận được văn hóa doanh nghiệp tốt, họ sẽ tin tưởng và hợp tác lâu dài với doanh nghiệp.

Tăng cường khả năng cạnh tranh

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Doanh nghiệp sở hữu văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ thu hút được khách hàng, giữ chân nhân tài và đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn.

Thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo

Môi trường làm việc cởi mở, khuyến khích chia sẻ ý kiến và tinh thần học hỏi sẽ tạo điều kiện cho sự đổi mới và sáng tạo phát triển. Văn hóa doanh nghiệp tốt giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ và quy trình hoạt động, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Văn hóa Doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực để thu hút nhân tài, nâng cao hiệu suất hoạt động, tạo dựng thương hiệu và tăng cường khả năng cạnh tranh.

3. Các yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp

Mỗi nền văn hóa doanh nghiệp đều mang một màu sắc riêng với các yếu tố đan xen độc đáo. Vậy nhưng, để xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh cần bắt đầu từ những yếu tố cơ bản nhất. Dưới đây là 6 yếu tố góp phần hình thành nên văn hóa doanh nghiệp bạn.

3.1 Tầm nhìn

Tầm nhìn luôn là yếu tố đầu tiên để xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp. Nền văn hóa vĩ đại luôn bắt đầu với một tầm nhìn rộng mở. Bằng tầm nhìn ấy, người ta có thể nhìn ra xa hơn, đặt mục tiêu lớn hơn và xây dựng một doanh nghiệp mạnh mẽ phát triển bền vững và đạt được mục tiêu ấy. 

3.2 Giá trị cốt lõi

Tầm nhìn đã cho thấy mục tiêu của doanh nghiệp. Vậy để đạt được tầm nhìn ấy, giá trị đóng vai trò như một thước đo, quy chuẩn để cân bằng những hành vi, quan điểm. Giá trị của một doanh nghiệp thường gắn liền với sự hài lòng của khách hàng, lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp mang lại và mong muốn sâu sắc của doanh nghiệp được gửi gắm qua từng sản phẩm.

3.3 Thực tiễn

Thực tiễn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp hiệu quả. Nó là nền tảng để hiện thực hóa những giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp, đồng thời góp phần tạo nên môi trường làm việc năng động, sáng tạo và gắn kết. Nếu tầm nhìn là đích đến cuối cùng, giá trị cốt lõi tồn tại như một kim chỉ nam thì thực tiễn chính là bản đồ để người lãnh đạo nhìn thấy toàn cảnh từng bước đi của cả một doanh nghiệp.

3.4 Con người

Nhân tố quan trọng nhất để tạo nên văn hóa doanh nghiệp chính là nhân lực của doanh nghiệp đó. Bởi nhân sự chính là người đưa ra tầm nhìn, là người lan tỏa sứ mệnh và cũng chính là người hiện thực hóa những giá trị ấy. Con người chính là nhân tố then chốt góp phần xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ. Mỗi cá nhân đóng góp những giá trị riêng, cùng chung tay góp sức, tạo nên một môi trường làm việc gắn kết, hiệu quả và ngày một phát triển.

3.5 Sức mạnh của câu chuyện

Các yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp

Những bài học được rút ra từ câu chuyện là sức mạnh vô hình giúp từng cá nhân trong doanh nghiệp thấu hiểu và trực tiếp thực hiện những điều đó. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có một lịch sử riêng biệt và một câu chuyện độc đáo. Câu chuyện thương hiệu là tài sản vô giá đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, thu hút khách hàng, tăng cường lòng trung thành và dẫn đến thành công lâu dài. Đầu tư vào việc xây dựng một câu chuyện thương hiệu độc đáo, không chỉ thu hút khách hàng tiềm năng mà còn truyền cảm hứng đến với chính nhân sự công ty.

3.6 Môi trường làm việc “mở”

Để tất cả các yếu tố trên phát triển, điều cần thiết là phải tạo nên môi trường làm việc mạnh khỏe. Đây chính là “mảnh đất màu mỡ” để ươm mầm cho những con người dám nghĩ, dám làm, dám bứt phá. Nơi đây khẳng định giá trị của mỗi cá nhân, là bệ phóng cho họ tỏa sáng và khẳng định bản thân.

Tuy nhiên, để xây dựng thành công môi trường làm việc hiệu quả này, đòi hỏi sự đầu tư bài bản từ phía doanh nghiệp. Cần tạo dựng văn hóa cởi mở, tôn trọng sự khác biệt, khuyến khích chia sẻ ý tưởng và hỗ trợ lẫn nhau. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển và khẳng định năng lực bản thân.

Có thể khẳng định, môi trường làm việc năng động, sáng tạo là chìa khóa dẫn đến thành công trong kỷ nguyên mới. Nơi đây không chỉ thu hút nhân tài mà còn là bệ phóng cho sự phát triển của doanh nghiệp, góp phần tạo nên những giá trị đột phá cho thị trường và cho cả cộng đồng.

4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong 5 bước

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong 5 bước

Bước 1: Xác nhận mục đích muốn truyền tải thông qua văn hóa doanh nghiệp.

Khi bắt đầu làm bất cứ công việc nào đều cần đặt ra mục tiêu để hướng tới, lấy đó làm mốc để không bị trật khỏi đường ray của sự cố gắng. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng vậy. Dù bạn hướng đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo mô hình nào đi nữa, điều quan trọng là phải xác định mục tiêu ngay từ khi bắt đầu. Từ đó sẽ có thể truyền tại những quy tắc, lối sống doanh nghiệp bạn hướng đến với nhân viên, dần thay đổi nó thành thói quen, hành vi hàng ngày và cuối cùng là văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, văn hóa phải được xây dựng với sự chung tay của mọi nhân sự trong doanh nghiệp đó. Tức là người quản lý, người lãnh đạo cần có sự định hướng đứng đắn để doanh nghiệp phát triển theo một định hướng thống nhất.

Bước 2: Truyền tải giá trị của văn hóa vào từng việc làm của nhân sự.

Hiện nay, với áp lực KPI, deadline, báo cáo khiến nhân viên bận rộn, ít quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Cần thiết kế chiến lược truyền tải giá trị văn hóa hiệu quả để thu hút sự tham gia của nhân viên. Người lãnh đạo có thể tham khảo và triển khai đồng thời các hoạt động như sau:

Lồng ghép giá trị cốt lõi vào hoạt động thường ngày: Khi tuyển dụng ứng viên, có thể giới thiệu văn hóa doanh nghiệp ngay khi onboarding, người lãnh đạo kết hợp đào tạo kỹ năng chuyên môn và văn hóa doanh nghiệp. Ngoài ra, khi đánh giá nhận khen thưởng tại công ty có thể dựa trên hiệu quả công việc và đóng góp vào văn hóa doanh nghiệp, khen thưởng những hành vi mang đậm nét đẹp giá trị cốt lõi.

Truyền tải giá trị văn hóa qua hành động: Lãnh đạo cần gương mẫu thể hiện văn hóa doanh nghiệp. Qua đó khuyến khích thảo luận, chia sẻ về văn hóa doanh nghiệp, tạo cơ hội cho nhân viên tham gia xây dựng văn hóa nơi làm việc.

Sử dụng đa dạng kênh truyền thông: Sử dụng các kênh thông tin nội bộ để truyền thông như: Email, Tin nhắn nội bộ, Mạng xã hội doanh nghiệp. Ngoài ra có thể tổ chức các hoạt động như team building, tổ chức các hoạt động giải trí tăng tính tương tác, sử dụng hình ảnh, video truyền tải thông điệp văn hóa doanh nghiệp.

Bước 3: Truyền thông nội bộ

Sử dụng các kênh thông tin nội bộ để truyền thông như: Email, Tin nhắn nội bộ, Mạng xã hội doanh nghiệp. Ngoài ra có thể tổ chức các hoạt động như team building, workshop,… Tổ chức các hoạt động giải trí tăng tính tương tác, sử dụng hình ảnh, video để truyền tải thông điệp văn hóa doanh nghiệp.

Bước 4: Luôn tạo điều kiện để truyền động lực

Để tạo động lực hành động theo văn hóa công ty, doanh nghiệp có thể xem xét trao thưởng cho các thành tích theo tháng hoặc theo quý của nhân sự. Bên cạnh các phần thưởng có giá trị hiện vật, hiện kim thì phần thưởng về việc được công nhận về những đóng góp của công ty mới là phần thưởng quý giá nhất mà bất cứ nhân viên nào cũng mong muốn khi lao động.

Bước 5: Có sự đồng hành của các nhà quản lý

Trên hành trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp không thể thiếu sự đồng hành của những người lãnh đạo, người quản lý để định hướng nhân sự doanh nghiệp. Qua đó, giúp thấu hiểu những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và hành động như người của doanh nghiệp ấy.

Tham khảo thêm một số bài viết về văn hóa doanh nghiệp ngay:

3 Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp nổi bật nhất hiện nay

Văn hóa doanh nghiệp là “linh hồn” của doanh nghiệp – Đúng hay Sai?

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Các bước xây dựng thời đại 4.0

5. Một số phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số

Văn hóa Startup

Một số phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số

Văn hóa Startup là luồng gió mới thổi bùng tinh thần đổi mới, sáng tạo và tư duy đột phá vào môi trường kinh doanh. Phương pháp này khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng cách tân, thử nghiệm những điều mới mẻ, đồng thời sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách và rủi ro.

Điểm nhấn của phương pháp này là tinh thần sáng tạo không ngừng, đề cao ý tưởng táo bạo, độc đáo, thậm chí đi ngược lại quy chuẩn thông thường. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ đột phá, đánh đúng vào điểm đau của khách hàng trong nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên, Văn hóa Startup cũng tiềm ẩn một số rủi ro như thiếu sự ổn định, áp lực công việc cao và thiếu hụt nguồn lực. Do đó, để phát huy hiệu quả của Văn hóa Startup, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phù hợp, tạo dựng môi trường làm việc năng động, cởi mở và hỗ trợ nhân viên phát triển bản thân.

Văn hóa làm gương

Đây là phương pháp được nhiều tổ chức ưa chuộng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả. Nhờ việc áp dụng văn hóa làm gương, những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp không chỉ tồn tại trên giấy tờ mà còn được hiện thực hóa thành hành động. Từ đó, tạo nền tảng vững chắc cho một văn hóa doanh nghiệp bền vững.

Điểm mấu chốt của phương pháp này nằm ở sự nhất quán giữa lời nói và hành động của đội ngũ lãnh đạo. Khi lãnh đạo gương mẫu tuân thủ các quy định trong công việc, họ sẽ khuyến khích nhân viên noi theo, tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp và kỷ luật. Tương tự, nếu lãnh đạo thường xuyên ghi nhận và khen thưởng những nỗ lực của nhân viên, họ sẽ khơi dậy tinh thần trách nhiệm và sự hăng say cống hiến trong mỗi cá nhân, thúc đẩy tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.

Hơn nữa, để khuyến khích sự chia sẻ cởi mở và minh bạch, lãnh đạo cần chủ động chia sẻ quan điểm và ý kiến cá nhân một cách chân thành. Hành động này sẽ tạo dựng lòng tin và khuyến khích nhân viên mạnh dạn đóng góp ý kiến, góp phần xây dựng môi trường làm việc cởi mở, nơi mọi người đều có thể học hỏi và phát triển. 

Văn hóa Training

Văn hóa Training

Văn hóa Training là chương trình đào tạo được xây dựng bài bản, nhằm giúp cá nhân và phòng ban phát triển vượt bậc. Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao năng lực, Training còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu suất công việc, truyền cảm hứng. Qua đó, doanh nghiệp có thể khơi dậy tư duy sáng tạo và phát huy tối đa tiềm năng của mỗi nhân viên.

Phương pháp này có tính ứng dụng rộng rãi, phù hợp cho mọi đối tượng, từ nhân viên mới gia nhập đến những cán bộ lâu năm, dày dặn kinh nghiệm. Đặc biệt là trong bối cảnh doanh nghiệp có những thay đổi về chiến lược kinh doanh hoặc triển khai dự án mới. Việc tổ chức training chuyên sâu sẽ giúp nâng cao chuyên môn, từ đó thúc đẩy hiệu quả công việc và hoàn thành mục tiêu chung một cách hiệu quả.

Việc xây dựng và duy trì Văn hóa Training bài bản mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Ví dụ như Tạo dựng đội ngũ nhân viên ham học hỏi, không ngừng nâng cao kỹ năng; Thúc đẩy hiệu suất làm việc; Kích thích tư duy sáng tạo và đổi mới; Níu giữ nhân tài. Với những lợi ích thiết thực kể trên, Văn hóa Training đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược Training bài bản, đồng thời cam kết đầu tư cho hoạt động này một cách thường xuyên và hiệu quả để gặt hái thành công trong tương lai.

Văn hóa trao quyền

Các doanh nghiệp xây dựng văn hóa theo các mô hình truyền thống thường có xu hướng đè nặng trách nhiệm và công việc lên các cấp quản lý. Người quản lý phải tự mình tìm đến từng nhân viên để giao việc, để hướng dẫn chi tiết các đầu việc trong tuần, trong tháng và phải liên tục hỏi nhân sự của mình để theo dõi tiến độ công việc. Để tạo ra một môi trường doanh nghiệp nơi lãnh đạo tự do – nhân sự hạnh phúc, các doanh nghiệp hiện đại ngày nay lại có một hướng đi hoàn toàn mới.

văn hóa trao quyền

Hiện nay, các cấp quản lý có xu hướng giao kết quả cần đạt được cho nhân viên và người nhân viên được toàn quyền sáng tạo, thực hiện công việc đó một cách tự do miễn sao đạt được mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, lãnh đạo cũng phân chia công việc ra nhiều mảng khác nhau và tạo cơ hội cho nhân viên của mình được trải nghiệm. Từ đó, họ có thể tìm ra điểm mạnh trong công việc và rèn luyện để phát huy tiềm năng ấy đến cao nhất. Với văn hóa này, nhân viên trở nên đa nhiệm hơn đồng thời còn rèn luyện tính tự chủ cũng như tình thần trách nhiệm cao. 

Hiện nay, để quy trình công việc trôi chảy hơn, một số doanh nghiệp đã số hóa quy trình thành công với phần mềm giải pháp toàn diện 1Office. Với 1Process, doanh nghiệp bạn có thể chuẩn hóa phương thức giao tiếp, dễ dàng giao việc, theo dõi tiến độ công việc. Đặc biệt, số hóa quy trình giúp giảm đến 90% quy trình công việc, loại bỏ các bước không cần thiết và bứt phá năng suất đến 200%. Tham khảo thêm ngay tại Tự động hóa quy trình doanh nghiệp.

6. Những lưu ý trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp bạn

Bên cạnh việc tìm ra mô hình, phương pháp để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, cần phải quan tâm đến một số lưu ý sau để tránh mắc những sai lầm nghiêm trọng.

6.1 Hiểu sai cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp

  • Là nền tảng cho văn hóa doanh nghiệp, giá trị cốt lõi cần được xác định rõ ràng, súc tích và phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp.
  • Người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt và lan tỏa giá trị cốt lõi đến từng thành viên, thể hiện qua hành động, lời nói và quyết định của bản thân.

6.2 Xây dựng có kế hoạch

Xây dựng có kế hoạch

Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức mới thành lập, tràn đầy nhiệt huyết với những ý tưởng xây dựng văn hóa tích cực. Tuy nhiên, nếu thiếu đi kế hoạch cụ thể, mọi nỗ lực có thể trở nên lộn xộn, mất thời gian mà lại không đạt được hiệu quả mong muốn. Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp hiệu quả đòi hỏi một quy trình bài bản, gồm các bước sau:

  1. Đánh giá toàn diện văn hóa công ty hiện tại: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, giá trị cốt lõi và vấn đề cần cải thiện thông qua khảo sát, phỏng vấn, thảo luận nhóm hoặc thu thập ý kiến nhân viên.
  2. Xem xét lại tầm nhìn và sứ mệnh: Đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu phát triển hiện tại và tương lai, tạo kim chỉ nam cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thống nhất.
  3. Lập kế hoạch chi tiết: Lập kế hoạch bao gồm các mục cụ thể như: lộ trình thực hiện, chương trình hành động, phân công trách nhiệm và nguồn lực cần thiết.
  4. Triển khai kế hoạch hiệu quả: Thu hút sự tham gia của toàn thể tổ chức, theo dõi sát sao, điều chỉnh khi cần thiết và khen thưởng thành công đạt được.
  5. Đánh giá và cải tiến thường xuyên: Sử dụng khảo sát, phỏng vấn hoặc thu thập ý kiến nhân viên để đánh giá hiệu quả văn hóa doanh nghiệp, từ đó cải thiện điểm yếu và phát huy điểm mạnh.

Xây dựng văn hóa là hành trình dài cần sự nỗ lực, kiên trì và cam kết của cả tổ chức. Áp dụng quy trình bài bản trên sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng môi trường làm việc tích cực, thu hút nhân tài, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững.

6.3 Loại bỏ tranh giành quyền lực

Tranh giành quyền lực là mầm mống phá hoại niềm tin và tinh thần đoàn kết trong bất kỳ tổ chức nào. Nó tạo nên môi trường làm việc thiếu lành mạnh, chia rẽ, cản trở sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần xây dựng môi trường làm việc cởi mở, đề cao sự minh bạch và công bằng. Cần có hệ thống đánh giá năng lực rõ ràng, khách quan để đảm bảo mọi người được đánh giá dựa trên năng lực thực sự, tránh sự so sánh, ganh tị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống khen thưởng minh bạch, dựa trên thành tích và đóng góp thực sự của mỗi cá nhân. Tránh khen thưởng dựa trên mối quan hệ, tiêu chí mơ hồ, dẫn đến sự bất công và ganh ghét nội bộ.

Tạo dựng môi trường làm việc cởi mở, khuyến khích tinh thần đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau là chìa khóa để loại bỏ vấn đề tranh giành quyền lực. Từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Bài viết trên, 1Office đã chia sẻ đến bạn đọc về định nghĩa, vai trò, phương pháp và một số lưu ý trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào.

 

Mọi chi tiết liên hệ với 1Office tại:

Hotline: 083 483 8888

Zalo: https://zalo.me/nentang1office

Facebook: https://www.facebook.com/1officevn/

Youtube: https://www.youtube.com/@1office-chuyendoisodn

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone