Một vị lãnh đạo có tâm, có tầm là người luôn biết cách “xốc” lại tinh thần cho nhân viên của mình, nhất là trong những môi trường làm việc đòi hỏi sự phát huy tích cực và áp lực cao. Khi được cấp trên hun đúc về mặt tinh thần sẽ làm cho nhân viên cảm thấy bản thân được coi trọng, được đối xử đúng mực. Và từ đó họ sẽ trở nên muốn gắn bó với công ty lâu dài hơn, không ngại ngần để cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty.
Câu hỏi được đặt ra là, những điều mà các ban lãnh đạo cần làm để giúp cho nhân viên làm việc luôn hăng say, tích cực là gì?
“Xốc” lại tinh thần cho nhân viên bằng cách để họ chứng minh bản thân trong công việc
Trong thời đại hội nhập hiện nay, có rất nhiều người trẻ tuổi luôn muốn thử sức, thể hiện bản thân với cấp trên. Vì vậy, việc các sếp cần làm chính là luôn luôn khuyến khích động viên nhân viên của mình, tiếp thêm can đảm cho họ để họ có thể tự tin hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhân viên luôn có cơ hội thể hiện bản thân
Hơn nữa, việc thúc đẩy nhân viên tự mình thể hiện năng lực có thể giúp trau dồi, phát triển khả năng của người cũ và dễ dàng nhìn ra được tiềm năng của người mới.
“Xốc” lại tinh thần cho nhân viên bằng cách trao cơ hội được thử cái mới
Ông bà ngày xưa luôn có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hầu hết tâm lý sợ sệt, không dám làm việc này, việc nọ đều bắt nguồn từ những khuôn khổ khắt khe, luật lệ thừa thãi của công ty. Trên thực tế, một môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ luôn là một “sân chơi” lành mạnh cho các nhân viên, mà ở đó, họ có được những cơ hội trải nghiệm, học hỏi, tiếp thu tinh hoa từ những người đi trước, hay những người có chuyên môn cao hơn.
Trải nghiệm những điều mới mẻ giúp nhân viên được “xốc” lại tinh thần làm việc
Từ đó, họ sẽ không còn ngần ngại hay cảm thấy lo sợ mỗi khi thử những thứ mới mẻ, khả năng thích nghi, làm chủ vấn đề, xoay sở giải quyết công việc trong bất kỳ tình huống nào cũng được nâng cao hơn.
Đọc thêm: 5 bí quyết để quản lý nhân sự thành công
“Xốc” lại tinh thần cho nhân viên bằng cách hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu cá nhân
Có không ít những cá nhân dù có năng lực tốt, tư duy tốt nhưng lại luôn rơi vào trạng thái làm việc không mục đích, hoăc có thì cũng chỉ là những suy nghĩ, băn khoăn mơ hồ, không rõ ràng. Với cương vị của một nhà lãnh đạo tốt, việc đầu tiên cần làm nhất là chúng ta nên giúp nhân viên của mình tìm ra mục đích của họ khi bắt đầu công và họ muốn ở vị trí này để làm gì.
Giúp đỡ nhân viên tìm được mục đích làm việc sẽ tạo động lực cho họ
Và trong tương lai, họ muốn trở thành con người như thế nào. Khi giải quyết xong những mập mờ, tìm ra mục đích của nhân viên, hãy giúp họ nhìn nhận rằng việc hiện thực hóa ước mơ, theo đuổi và đạt được những điều đó không quá khó khăn, chỉ cần có kế hoạch lâu dài và sự quyết tâm kiên trì theo đuổi nó.
“Xốc” lại tinh thần cho nhân viên bằng cách ngừng “theo dõi”
Chìa khóa vàng cho sự tin tưởng và khát khao gắn bó lâu dài với công ty nằm ở việc các nhà lãnh đạo có làm cho cấp dưới của mình cảm thấy được tôn trọng hay không. Do đó, việc “theo dõi” sát sao các hoạt động của nhân viên sẽ khiến cho họ cảm thấy bị gò bó, không thoải mái, bị nghi ngờ và không được coi trọng.
Tạo ra sự tin tưởng dành cho nhân viên giúp nâng cao hiệu suất công việc
Theo thời gian sẽ có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất, những mâu thuẫn nhỏ giữa lãnh đạo và nhân viên sẽ bị tích tụ, trở thành một kiểu “bằng mặt không bằng lòng”, gây nên căng thẳng mỗi khi đối mặt hay làm việc với nhau. Trường hợp thứ hai, bởi vì không có sự tin tưởng nào tồn tại giữa đôi bên cho nên nhân viên sẽ cảm thấy chán chường, mệt mỏi, khó chịu mỗi khi đến công ty. Và đây là một trong những lý do chủ yếu làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng làm việc ở tại các doanh nghiệp.
“Xốc” lại tinh thần cho nhân viên bằng cách lắng nghe và ghi nhận
Bất kỳ ai trong chúng ta đều có những nguyện vọng, những đóng góp cá nhân muốn được lắng nghe và ghi nhận. Vì thế cho nên mỗi khi nhân viên hay cấp dưới của mình có điều gì cần được thảo luận và nêu ý kiến, việc các nhà lãnh đạo nên làm là hãy dùng sự chân thành để lắng nghe, thấu hiểu họ.
Lắng nghe và ghi nhận đóng góp sẽ giúp cấp trên “xốc” lại tinh thần nhân viên hiệu quả
Tỉ mỉ quan sát và nhận xét sau đó đưa ra những đánh giá cũng như những đóng góp tích cực khách quan để giúp cho nhân viên có thể hoàn thiện hơn, phát triển hơn nữa về các ưu điểm vượt trội cũng như tư duy công việc của mình.
“Xốc” lại tinh thần cho nhân viên bằng cách truyền đạt kỳ vọng, giải thích lý tưởng
Sự thấu hiểu giữa cấp trên và cấp dưới là một trong những quy tắc cốt yếu để giúp các doanh nghiệp đạt được những mục tiêu lớn và dài hạn. Chúng ta không thể tự mình hoàn thành tốt tất cả những mục tiêu được đề ra trong công việc. Vì thế, điều này chính là câu trả lời cho lý do vì sao chúng ta nên biến công ty thành một sân chơi lớn, ở đó có các đội nhóm luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu những kỳ vọng của các nhà quản trị, còn các nhà quản trị luôn sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ của mình với họ.
Chia sẻ những kỳ vọng sẽ giúp mọi người hiểu và hoàn thành công việc nhanh hơn
Không nên bắt người khác đoán ý của mình mà mỗi khi làm việc cùng nhau chúng ta hãy tự làm rõ với họ rằng chúng ta muốn gì ở dự án này, mục tiêu để bắt đầu là gì, chúng ta hy vọng sẽ đạt được gì sau mỗi dự án. Hành động này tuy nhỏ nhưng đảm bảo sẽ trở thành cầu nối, một mắt xích hữu ích cho việc gắn kết tất cả mọi người, các bộ phận, phòng ban trong công ty, biến mọi thứ trở thành một tổ hợp chặt chẽ, không có thứ gì có thể phá vỡ được.
1Office – Bí quyết “giữ lửa” tinh thần cho nhân viên
Công cuộc tìm kiếm một phương pháp “số hóa” có thể tạo ra được những thay đổi tích cực trong môi trường doanh nghiệp vẫn luôn là nỗi trăn trở của các nhà quản trị. Ở thời điểm hiện tại, khi khoa học và công nghệ thông tin đang phát triển mạnh, 1Office đã ra đời như một liều thuốc cứu cánh cho những ai còn đang loay hoay vật lộn với vấn đề quản lý nhân sự.
Với rất nhiều tính năng thông minh, 1Office có thể đáp ứng được những nhu cầu sau đây ở trong môi trường doanh nghiệp:
- Tạo ra hệ thống mạng nội bộ nơi nhân viên, phòng ban có thể trao đổi, thảo luận không chỉ trong phạm vi công việc mà còn những điều vui, buồn trong cuộc sống hàng ngày. Các cấp lãnh đạo cũng có thể đọc, ghi nhận, đóng góp ý kiến cho nhân viên của mình một cách dễ dàng mà không cần phải tổ chức những cuộc họp rườm rà, mất thời gian.
- Nhà quản trị có thể theo dõi, đánh giá chính xác, khen thưởng, thăng chức cũng như tuyên dương những nhân viên có năng lực tốt thật sự.
- Biết được tình hình, chất lượng làm việc của từng nhân viên, hiệu suất hoàn thành các dự án ở các phòng ban, bộ phận mà không gặp bất cứ khó khăn gì. Không còn những ngày tháng “theo dõi” sát sao, gây bất mãn cho cấp dưới, phiền phức cho cấp trên.