Đăng ký

Hiện nay có không ít doanh nghiệp gặp tình trạng nhân viên chán nản, bỏ việc chỉ sau một khoảng thời gian ngắn gắn bó. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc tinh thần làm việc sa sút, không có động lực để tiếp tục cống hiến. Vậy giải quyết vấn đề này như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết tuyệt chiêu khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên hiệu quả.

I. Tại sao cần khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên?

Đối với mỗi doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên đóng vai trò nòng cốt thúc đẩy sự phát triển. Nhân viên hứng thú làm việc thì năng suất tự động nâng cao, kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng doanh số nhanh. Tuy nhiên có không ít những trường hợp nhân sự bỏ bê công việc chỉ vì xuống tinh thần.

Chính vì thế, những phương pháp thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên hiện nay luôn được chú ý và được nhiều nhà quản trị  tìm đến.

Khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên là phương pháp dựa trên việc thấu hiểu tâm lý của người lao động. Vì lẽ đó, đây được coi như đòn bẩy, đem tới những tác động tích cực không ngờ.

  • Khích lệ tinh thần nhân viên giúp tăng năng suất làm việc

Nếu công ty thường xuyên khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên, năng suất sẽ cao hơn. Bởi nhân viên sẽ cảm thấy mình được tin tưởng và thực sự có tầm quan trọng trong công ty. Điều này dẫn đến sự thỏa mãn, tinh thần làm việc cùng vì thế mà hăng say hơn.

Giả sử, một người bán hàng chưa đạt chỉ tiêu KPI trong tháng. Tuy nhiên, họ đã rất cố gắng và nhà quản lý nhìn nhận thấy điều này. Thay vì chỉ trích, nhân viên đó được khích lệ tinh thần cùng với hướng giải quyết. Nhờ vậy, lợi nhuận sẽ dần tăng lên một cách ổn định và lâu dài.

  • Giảm thiểu tình trạng nhân viên xin nghỉ nhiều ngày

Sẽ ra sao nếu nhân viên cảm thấy đến công ty làm việc là áp lực? Và họ luôn tìm cách xin nghỉ để có khoảng thời gian thư giãn riêng.

Khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên là cách khiến họ cảm thấy hạnh phúc hơn. Có được trải nghiệm nhân viên tốt thì việc đi làm hàng ngày không còn là gánh nặng. Thay vào đó là sự thúc đẩy mạnh mẽ muốn được cống hiến. Nhân sự tự biết mình nên có trách nhiệm, nếu nghỉ sẽ làm trì hoãn tiến độ.

Bên cạnh đó, biết cách khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên còn là cách đơn giản để mang đến lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

  • Hạn chế tình trạng “nhảy việc”

Khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên giống như việc tiếp thêm động lực. Đó là dấu hiệu cho thấy người này đang làm tốt, liên tục tạo ra giá trị. Điều này cũng ngầm thông báo rằng nhân viên đó sẽ có cấp bậc cao hơn trong tương lai.

Kết hợp với các chính sách trọng dụng nhân tài khác, doanh nghiệp dễ dàng tăng tỷ lệ “giữ chân”. Một đội ngũ làm việc lâu năm, giàu kinh nghiệm chắc chắn sẽ đem đến nhiều thành quả. Hơn thế, đây cũng là cách giảm thiểu chi phí đào tạo, tuyển dụng người mới.

Tạo động lực cho nhân viên
Tạo động lực cho nhân viên

II. Khích lệ và tạo động lực cho nhân viên dựa trên những nguyên lý nào?

Trước khi đến với cách khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên, bạn nên nắm được nguyên lý. Đó là cơ sở để hiểu hơn về từng phương pháp cụ thể có ý nghĩa như thế nào. Ngoài ra, đây cũng là nền tảng tự sáng tạo ra những cách làm mới.

  • Nhân tố bên ngoài: Đây là những nhân tố đề cập đến sự thúc đẩy nhân viên từ những tác động bên ngoài như tiền thưởng cho sự làm việc chăm chỉ, quà có giá trị về vật chất có thể đạt được, những bữa tiệc tổ chức riêng cho nhân viên…
  • Nhân tố bên trong: Là những điều mà nhân viên được tạo động lực bởi chính mong muốn của mình. Ví dụ nhân viên khi đi làm thường đặt ra những mục tiêu phát triển cho bản thân như làm sếp hài lòng, đạt được mục tiêu doanh số cá nhân…
Xem thêm: Bí quyết giữ chân nhân viên giúp giảm 80% tỷ lệ nghỉ việc

III. 10 tuyệt chiêu khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên hiệu quả

1. Lắng nghe

Để gặt hái thành công trong quá trình chinh phục nhân tài, yếu tố nền tảng quan trọng là thấu hiểu lòng người. Hãy thường xuyên lên lịch hẹn gặp nhân viên nhưng ghi nhớ rằng đừng chỉ dành cả buổi để bàn về thành tích và kết quả công việc.

Những mối bận tâm của nhân viên sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động của mỗi người. Vì vậy, các nhà quản lý cần biết lắng nghe các ý kiến, sự giãi bày của từng nhân viên để có những giải pháp phù hợp để gỡ bỏ các “nút thắt” này.

Lắng nghe, tập trung và tôn trọng nhu cầu của nhân viên không chỉ giúp tạo động lực cho nhân viên mà còn tăng khả năng làm việc nhóm hiệu quả cũng như tạo được mối quan hệ hòa đồng, tin tưởng giữa nhân viên và cấp quản lý.

2. Đưa ra lời khen hợp lý, có tâm

Ở cương vị một nhà lãnh đạo, ngoài những kế hoạch, dự án cần hoạch định, đôi lúc bạn cần dừng lại và khen ngợi những nhân viên tài năng của mình. Khi đó, các nhân viên sẽ thấy rằng bạn trân trọng và công nhận những nỗ lực mà họ đã bỏ ra.

Hãy tạo động lực cho nhân viên bằng cách này thông qua việc khen ngợi, tuyên dương và khuyến khích nhân viên hàng tuần hoặc hàng tháng. Bên cạnh đó,  bạn cần xây dựng chương trình dành cho nhân viên một cách thân thiện cũng như trao tặng phần thưởng tháng để khuyến khích họ.

Tuyệt chiêu khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên
Tuyệt chiêu khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên

3. Thể hiện sự ưu ái

Từ những cơ hội tham dự các hội thảo danh tiếng trong ngành hay cho phép nhân viên tổ chức tiệc đứng giữa giờ tại phòng làm việc của bạn đến những ưu ái ở góc độ hỗ trợ công việc chuyên môn như đề nghị nhân viên cùng tham dự các cuộc họp với cấp lãnh đạo cao hơn, gặp mặt các khách hàng quan trọng.

Thỉnh thoảng việc dành cho nhân viên một vài ưu ái sẽ tác động không nhỏ đến tinh thần làm việc của họ. Qua những quan tâm từ chi tiết đến bao quát, nhân viên sẽ hiểu và trân trọng vai trò lãnh đạo của bạn, từ đó nỗ lực hết mình hơn trong công việc.

Tham khảo ngay: Chiến lược gắn kết nhân viên cho doanh nghiệp – Cách để nhân viên làm việc với 200% hiệu suất

4. Đặt niềm tin vào nhân viên

Được cấp trên tin tưởng luôn luôn là động lực lớn nhất đối với bất kì nhân viên nào. Khi bạn trao niềm tin, đồng thời bạn đã gửi đi thông điệp hiệu quả công việc nhân viên đạt được thật sự tốt và cấp trên không cần phải lo lắng bất cứ điều gì khi giao trọng trách cho họ.

5. Luôn mở rộng cửa phòng làm việc

Có rất nhiều công việc cần hoàn thành để lãnh đạo tập thể một cách hiệu quả, vì vậy việc bị cuốn vào dòng xoáy công việc và không thể tương tác cùng nhân viên là điều khó tránh khỏi. Một cách đơn giản để khắc phục khó khăn trên là luôn mở cửa văn phòng làm việc của mình.

Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng quan sát tình hình làm việc của nhân viên, đồng thời mở lời hỏi han khi họ đến gần (trong trường hợp bạn quá bận rộn không thể dành thời gian bước ra khỏi phòng làm việc).

6. Giúp nhân viên nhận được sự công nhận từ nhiều hướng

Tùy theo tính chất công việc, một số nhân viên thường không nhận được lời khen ngợi trực tiếp từ cấp trên hay từ khách hàng. Trong trường hợp này, khi gián tiếp biết được kết quả làm việc của nhân viên tốt, hãy báo với họ và cùng chung vui.

Một cách khác giúp nhân viên cảm thấy được công nhận trong tập thể đó là khuyến khích mọi người nhìn nhận những điểm mạnh của nhau. Trong buổi họp nhóm, hãy đề nghị mọi người phát biểu ý kiến về đồng nghiệp họ cảm thấy xuất sắc hoặc có nỗ lực tiến bộ nhất.

7. Chiêu đãi nhân viên

Gây bất ngờ bằng việc thiết đãi cả nhóm dùng cơm trưa hay ngỏ lời mời những bữa ăn nhẹ cũng là một cách thể hiện sự trân trọng đối với nhân viên. Phương pháp này có vẻ thực tế, song đó lại là cách thức dễ dàng nhất để nhân viên cảm nhận được sự quan tâm của bạn dành cho họ.

8. Nói lời cảm ơn

Lời “Cảm ơn” thể hiện bao hàm những gì nhân viên cần từ vị lãnh đạo. Câu nói này chứng tỏ bạn luôn để tâm và công nhận những công sức lao động nhân viên đã cống hiến cho công ty.

Ngoài ra, nhà quản lý nên khuyến khích nhân viên của mình nêu ra các ý kiến, đề xuất, phản hồi về công việc cũng như chính sách doanh nghiệp. Cách làm việc của từng nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp đi lên tốt hơn, vì vậy hãy cho họ các cơ hội bày tỏ ý kiến, tiếng nói của mình trong quá trình làm việc.

9. Luôn tạo cơ hội phát triển, thăng tiến cho nhân viên

Thông thường thì nhân viên sẽ nhảy việc khi thấy không có cơ hội thăng tiến và cơ hội học tập phát triển bản thân của họ. Khi xảy ra sự bế tắc trong công việc thì người lao động sẽ cảm thấy chán nản từ đó họ sẽ nhảy việc. Vì thế hãy dạy cho người lao động những kỹ năng mới hay bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ. Khi tài năng của nhân viên được phát huy sẽ có lợi cho cả công ty và cả nhân viên đó.

10. Giải trí hết mình sau những giờ làm việc căng thẳng

Luôn khuyến khích các đồng đội, nhân viên của mình làm việc hết sức bởi họ biết rằng phần thưởng đằng sau luôn rất giá trị. Để nhân viên “chịu chơi” với các nhiệm vụ của công ty thì các nhà lãnh đạo cũng cần “chịu chơi” khi đưa ra những hậu thưởng hợp lý. Có thể đó là một chuyến đi dã ngoại Team Building, thưởng nóng tiền mặt hay trang trí nơi làm việc như một quán cafe nho nhỏ.

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp hiện nay luôn tìm đến những giải pháp công nghệ để tối ưu hóa hệ thống quản trị. Một trong số những giải pháp hữu hiệu nhất là hệ thống quản trị nội bộ 1Office. Với công cụ Workplace dành cho doanh nghiệp, lãnh đạo không chỉ quản lý được toàn bộ đầu việc của mình mà còn hoàn thiện công tác truyền thông nội bộ một cách dễ dàng.

Như vậy, khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên là một trong những việc quan trọng đối với quản lý mỗi doanh nghiệp. Thông qua bài viết trên 1Office đã mang đến cho bạn đọc những tuyệt chiêu làm tăng động lực làm việc cho nhân viên. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone