Công thức tính lương chính xác luôn là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhân viên của mình. Tính lương luôn cần sự công bằng, minh bạch để nhân viên cảm thấy nhận được đúng giá trị của mình trong doanh nghiệp, có thêm động lực làm việc. Tính lương theo thời gian là một trong những hình thức phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Nhưng có những công thức tính lương theo thời gian nào? Công thức nào chuẩn xác và nên áp dụng nhất? Hãy cùng 1Office tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!
Mục lục
I. Lương theo thời gian là gì? Nguyên tắc tính lương theo thời gian hiện nay
1. Khái niệm tính lương theo thời gian
Hiểu một cách đơn giản, lương theo thời gian là khoản lương được trả cho nhân viên/ người lao động dựa vào tỷ lệ tiền công chia cho thời gian làm việc thực tế của họ trên công ty.
Thời gian làm việc có thể tính theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ tùy vào đặc điểm và quy định của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên trong các doanh nghiệp hiện nay thì hình thức tính lương theo tháng là phổ biến hơn cả.
2. Nguyên tắc tính lương theo thời gian hiện nay
Theo quy định của pháp luật, nếu các bên thỏa thuận trả lương theo hình thức tính lương theo thời gian thì người lao động phải được thanh toán ít nhất 15 ngày một lần hoặc ít nhất 1 tháng một lần dựa theo thỏa thuận đôi bên.
Về hình thức thanh toán lương theo thời gian được quy định và hướng dẫn đầy đủ tại điều 96 của Bộ luật Lao động 2019, điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Cụ thể: người sử dụng lao động và người lao động phải có thoả thuận về hình thức trả lương rõ ràng.
Về hình thức trả lương, doanh nghiệp có thể trả theo 2 hình thức:
- Trả lương theo thời gian thực tế làm việc
- Trả lương theo thời gian có thưởng (gồm tiền lương + tiền thưởng)
Một trong những nguyên tắc bắt buộc khi trả lương theo ngày, nhân viên phải được trả lương trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng cần đảm bảo đúng hạn và đầy đủ. Trường hợp doanh nghiệp chưa thể trả đúng hạn, ít nhất phải trả trước một phần và gửi lại nhân viên một khoản bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng được công bố tại thời điểm trả lương.
Tham khảo ngay: Phần mềm tính lương nhân viên tốt nhất – Giải pháp quản lý công, lương tự động cho doanh nghiệp
II. Tổng hợp các công thức tính lương theo thời gian chuẩn xác nhất
1. Công thức tính lương theo tháng
Cách tính tiền lương tháng được trả cho nhân viên/ người lao động được căn cứ theo hợp đồng (theo Điều 3 Thông tư 23/2015/TT- BLĐTBXH).
Công thức 1:
Tiền lương tháng = [(Lương + Các khoản phụ cấp) / Số ngày đi làm theo quy định]* Số ngày làm việc thực tế |
Trong đó: Số ngày đi làm theo quy định = Số ngày trong tháng – Số ngày nghỉ
Ví dụ:
Tháng 9/2022 có 30 ngày, trong đó có 5 ngày chủ nhật (người lao động được nghỉ vào chủ nhật)
=> Số làm đi làm theo quy định là: 30 – 5= 25 (ngày)
Lưu ý:
Khi sử dụng hình thức trả lương theo thời gian, đối với công thức này cũng như các công thức tính lương theo tháng khác, doanh nghiệp cần lưu ý đến quy định của pháp luật.
Theo khoản 2, Điều 6 Thông tư 595/QĐ-BHXH các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như:
- Khoản phụ cấp chức vụ, chức danh.
- Khoản phụ cấp trách nhiệm.
- Khoản phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Khoản phụ cấp thâm niên.
- Khoản phụ cấp khu vực.
- Khoản phụ cấp lưu động.
- Khoản phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
Công thức 2:
Công thức thứ 2 trong hình thức tính lương theo tháng này được áp dụng khi kế toán không muốn tốn thời gian tính số ngày trong tháng hay số ngày chủ nhật. Theo cách tính này, doanh nghiệp sẽ chọn một số ngày công tiêu chuẩn cố định để chia ra và tính dựa theo đó. Các doanh nghiệp ngày nay thường lấy 26 ngày.
Công thức:
Tiền lương tháng = [(Lương + Các khoản phụ cấp)]/ 26]* Số ngày làm việc thực tế |
Ví dụ:
Lương cứng cho Quản lý nhân sự được thỏa thuận là 15 triệu/ tháng, phụ cấp ăn uống và xe cộ 1 triệu. Trong tháng 9/2022 người này đã đi làm 20 ngày.
=> Lương tháng = (15+1)/26 * 20 và tương đương với 12tr300 nghìn đồng.
Lưu ý:
Cách tính này có vẻ dễ dàng hơn nhưng doanh nghiệp cũng cần lưu ý và cập nhật tình hình. Tùy theo điều kiện và tính đặc thù công ty mà doanh nghiệp có thể chọn một trong 2 công thức tính.
2. Công thức tính lương theo tuần
Công thức:
Tiền lương tuần = (Tiền lương tháng x 12 tháng)/52 tuần |
Ví dụ:
Lương tháng cố định là 15 triệu, khi đó lương theo tuần = (15*12)/52, tương đương với 3 triệu đồng.
3. Công thức tính lương ngày
Cách tính tiền lương ngày được sửa đổi, bổ sung tại Điều 14 Thông tư 47/2015/TT – BLĐTBXH. Cụ thể như sau:
Công thức:
Tiền lương ngày = Tiền lương tháng/ Số ngày làm việc bình thường trong tháng |
Lưu ý:
Số ngày làm việc bình thường trong tháng do doanh nghiệp lựa chọn, nhưng không được quá 26 ngày
4. Công thức tính lương theo giờ
Lương giờ là tiền lương trả cho một giờ làm việc của người lao động; hoàn cảnh hợp đồng lao động deal tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc thông thường trong ngày theo quy định tại điều 105 Bộ luật lao động 2019.
Công thức:
Tiền lương giờ = Tiền lương ngày / Số giờ làm việc bình thường |
Lưu ý:
Đối với công thức tính lương theo thời gian này, doanh nghiệp cần lưu ý đảm bảo thực hiện đúng quy định được đặt ra tại Điều 104 Bộ Luật lao động, cụ thể là:
- Không làm quá 8 tiếng trong 1 ngày, 48 giờ trong 1 tuần.
Tuy nhiên, các công ty, doanh nghiệp được quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần. Nếu giờ làm việc quy định theo tuần thì không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.
- Giờ làm việc không quá 06 tiếng trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Xem thêm: Các công thức tính lương cơ bản trong doanh nghiệp mới nhất |
III. Áp dụng công thức tính lương theo thời gian cho những doanh nghiệp nào?
Cách tính lương theo thời gian thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp có đặc thù về lĩnh vực kinh doanh và sản xuất như:
- Doanh nghiệp với nhiều dây chuyền sản xuất công nghiệp.
- Áp dụng để trả lương cho các công việc quản lý điều hành công ty.
- Ứng dụng cho công việc mà khối lượng khó lựa chọn chính xác và không hề có định mức khoán sản phẩm…
Tham khảo ngay: Chuẩn hóa quy trình tính lương trong doanh nghiệp với 7 bước đơn giản |
IV. Ưu nhược điểm của hình thức tính lương theo thời gian
Tuy tính lương theo thời gian là hình thức phổ biến đối với các doanh nghiệp ngày nay, nhưng không thể phủ nhận việc áp dụng các công thức tính lương theo thời gian này cũng có điểm tốt và những điểm hạn chế riêng.
1. Ưu điểm khi áp dụng công thức tính lương theo thời gian
- Tính lương theo thời gian dễ hiểu, dễ tính toán và áp dụng
- Giúp nhân viên/ người lao động không bị tạo sức ép về khối lượng công việc như cách tính lương theo KPI
- Giúp nhân viên có thời gian đầu tư công sức nhiều hơn vào cải tiến cách làm việc, sự sáng tạo không bị vùi lấp bởi sức ép KPI
- Hỗ trợ nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên
- Về phía doanh nghiệp, công thức tính lương theo thời gian giúp bộ phận kế toán tạo dựng hệ thống quản lý tiền lương đồng bộ, hạn chế tối đa các sai lệch trong lúc kiểm kê.
2. Nhược điểm khi áp dụng công thức tính lương theo thời gian
Cho dù mang lại những ưu điểm cho cả nhân viên và doanh nghiệp nhưng hình thức tính lương theo thời gian cũng tạo ra những điểm bất cập. Cụ thể là không đủ bình đẳng và chính xác trong việc nhận xét, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên.
Rõ ràng, với một mức lương cố định như vậy, nhân viên có thể làm việc với năng suất cao hơn hoặc thấp hơn so với những gì họ được nhận. Đây là một điểm hạn chế của tính lương theo thời gian so với hình thức tính lương theo KPI.
Để khắc phục tình trạng này, nhiều doanh nghiệp ngày nay kết hợp giữa việc tính lương theo thời gian và phúc lợi. Đây chính là biện pháp tối ưu nhất để thúc đẩy hiệu quả lao động cùng trách nhiệm của nhân viên khi làm việc.
Ngày nay, để đảm bảo áp dụng công thức tính lương theo thời gian được chính xác và đạt hiệu quả cao, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến giải pháp công nghệ giúp nâng cao hiệu quả quản lý chấm công tính lương cho công ty, giúp bộ phận HR và kế toán bớt vất vả và giảm thiểu sai sót.
Phần mềm quản lý tiền lương của 1Office – Giải pháp quản trị tổng thể hàng đầu hiện nay – đã giúp hơn 5000 doanh nghiệp tháo gỡ nút thắt trong việc chấm công tính lương hàng tháng với những tính năng hiện đại. Khi sử dụng tính năng này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đồng bộ dữ liệu, tự động tính lương và chuyển lương tiện lợi với liên kết tài khoản ngân hàng.
Nhận tư vấn và dùng thử miễn phí
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage 1Office: https://www.facebook.com/1officevn
- Youtube: https://www.youtube.com/c/1OfficeNềntảngquảnlýtổngthểDoanhNghiệp