Quản lý nhân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình thành công và phát triển bền vững của một tổ chức. Tuy nhiên, rất nhiều Nhà lãnh đạo băn khoăn khi lựa chọn phương pháp Quản lý theo chiều dọc hay Quản trị theo chiều ngang. Hãy cùng 1Office phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp này để doanh nghiệp có thể chọn lựa và đưa ra những quyết định phù hợp cho quy mô, tầm nhìn và đặc trưng văn hóa tổ chức.
Mục lục
- 1. Quản lý theo chiều dọc là gì? Phân biệt với Quản lý theo chiều ngang
- 2. Đâu là lựa chọn thông minh: quản lý theo chiều dọc hay chiều ngang?
- 3. Nắm vững 6 nguyên tắc Quản lý nhân sự theo chiều dọc
- 4. Nắm vững 5 nguyên tắc quản lý nhân sự theo chiều ngang
- 5. Tối ưu hóa thao tác Quản trị nhân sự nhờ phần mềm 1Office
1. Quản lý theo chiều dọc là gì? Phân biệt với Quản lý theo chiều ngang
Quản lý theo chiều dọc hay chiều ngang là lựa chọn thông minh cho Nhà lãnh đạo? Đây là hai mô hình quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc và điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Dưới đây là khái niệm của mô hình quản lý nhân sự theo chiều dọc và chiều ngang.
1.1 Quản lý theo chiều dọc
Quản lý theo chiều dọc là một phương pháp quản lý tập trung vào việc điều hành và quản lý từ trên xuống trong một tổ chức. Nó tập trung vào việc xác định các vai trò, phân chia trách nhiệm và quyền hạn, thiết lập các cấp bậc và quy trình công việc. Quản lý theo chiều dọc thường đi kèm với cấu trúc tổ chức hiển nhiên, trong đó có sự chia sẻ thông tin theo các kênh cụ thể và các quy tắc, quy định rõ ràng.
Ví dụ: Trong một doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức được thiết lập với các cấp bậc và chức danh rõ ràng: Giám đốc điều hành đứng đầu, sau đó là các giám đốc chức năng như giám đốc kinh doanh, giám đốc tài chính…. Dưới mỗi giám đốc chức năng là các trưởng phòng của từng phòng ban khác nhau như bộ phận kinh doanh, bộ phận marketing… Các quy trình làm việc sẽ được phân chia trách nhiệm rõ ràng và được định nghĩa trong mỗi nhóm công việc. Thông tin và quyết định chủ yếu được truyền tải từ cấp trên xuống cấp dưới.
1.2 Quản lý theo chiều ngang
Quản lý theo chiều ngang hay còn được gọi là quản lý ngang hàng hoặc quản lý theo dự án, tập trung vào việc làm việc nhóm và hợp tác ngang hàng trong một tổ chức. Thay vì có sự phân chia rõ ràng về quyền lực và trách nhiệm, quản lý theo chiều ngang tạo ra một môi trường làm việc động, linh hoạt và dựa trên năng lực. Các thành viên trong tổ chức được khuyến khích thể hiện ý tưởng, chia sẻ kiến thức và làm việc cùng nhau để hoàn thành các dự án và nhiệm vụ chung.
Ví dụ: Trong một dự án phần mềm, một nhóm các nhân viên có kỹ năng và chuyên môn khác nhau được tổ chức để làm việc cùng nhau. Các thành viên trong nhóm làm việc trực tiếp với nhau để phân chia công việc, tương tác và chia sẻ kiến thức. Cấu trúc quản lý là phẳng và mở, không có cấp bậc chính quy và các quy trình làm việc linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng trong dự án.
1.3 Phân biệt 2 mô hình quản lý nhân sự: Ngành dọc & Ngành ngang
Tiêu chí | Quản lý theo chiều dọc | Quản lý theo chiều ngang |
Đồng đẳng hay Phân chia cấp bậc | Phân chia cấp bậc rõ ràng trong tổ chức, mỗi vị trí có trách nhiệm quản lý và điều hành các vị trí thấp hơn nhằm xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức. | Đề cao tính đồng đẳng, không có sự phân chia rõ ràng về cấp bậc và các thành viên có thể có vai trò tương đương trong quyết định và quản lý. |
Ranh giới cứng hay Tinh thần chia sẻ | Có ranh giới rõ ràng giữa các cấp quản lý và nhân viên. Quyền lực và quyết định tập trung ở cấp quản lý cao hơn và được chuyển tiếp xuống qua từng cấp bậc. | Thúc đẩy tinh thần chia sẻ và cộng tác, không có ranh giới cứng nhắc, các thành viên có thể tham gia vào quyết định và quản lý chung. |
Mức độ minh bạch thông tin | Mô hình này có mức độ minh bạch thông tin thấp hơn. Thông tin và quyết định thường được truyền tải từ cấp quản lý cao xuống cấp thấp hơn thông qua một phương tiện truyền thông nội bộ. | Mô hình quản lý theo chiều ngang có mức độ minh bạch thông tin cao hơn với việc chia sẻ thông tin một cách mở và trực tiếp giữa các thành viên trong tổ chức. |
Phù hợp với doanh nghiệp | Phù hợp với các tổ chức truyền thống, các doanh nghiệp lớn, tổ chức chính phủ hoặc các ngành công nghiệp truyền thống. | Phù hợp cho các doanh nghiệp Startup, tổ chức có nhiều dự án, công việc phức tạp hoặc các tổ chức ưu tiên sự sáng tạo và đổi mới liên tục. |
Bảng so sánh mô hình Quản lý nhân sự theo chiều dọc & chiều ngang
>> Xem thêm: HR 4.0 là gì? Xu hướng quản trị nhân sự trong thời đại số
2. Đâu là lựa chọn thông minh: quản lý theo chiều dọc hay chiều ngang?
2.1 Ưu nhược điểm của mô hình Quản trị theo chiều dọc
Ưu điểm của phương pháp Quản trị theo chiều dọc:
- Quyền lực và trách nhiệm rõ ràng giúp xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức, khi Nhà quản lý muốn theo dõi tiến độ công việc sẽ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn. Đồng thời tạo môi trường làm việc rõ ràng, không mơ hồ hay đùn đẩy trách nhiệm về kết quả đã thực hiện.
- Tính định hình và chỉ đạo khi quyền lực tập trung ở cấp quản lý, lãnh đạo thì việc đưa ra quyết định sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn đặc biệt trong các tình huống cần sự lãnh đạo mạnh mẽ. Từ đó giúp tổ chức duy trì sự kiểm soát và có những bước đi hiệu quả.
- Phân chia trách nhiệm và chuyên môn theo từng cấp bậc, phân công công việc dựa trên năng lực và kỹ năng của từng nhân viên. Đây là ưu điểm nổi bật của mô hình Quản lý theo chiều dọc giúp thúc đẩy sự phát triển cá nhân, tạo động lực làm việc bởi ai cũng muốn có được vị trí cao hơn trong công việc.
Nhược điểm của phương pháp Quản trị theo chiều dọc:
- Thiếu sự linh hoạt và thích ứng với sự biến đổi và thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh. Quá trình ra quyết định thường phải thông qua nhiều cấp bậc gây mất thời gian từ đó làm chậm tiến trình và gây rối trong quá trình ra quyết định.
- Thiếu động lực và sự sáng tạo bởi quyền lực tập trung ở các cấp quản lý cao hơn, không tạo điều kiện cho sự đóng góp ý kiến và tham gia của nhân viên vào các quyết định đồng thời không có sự tự chủ trong quản lý công việc.
- Khó khăn trong việc truyền thông và giao tiếp với sự tập trung quyền lực và thông tin ở các cấp quản lý cao hơn gây khó khăn trong việc truyền thông và giao tiếp hiệu quả. Thông tin có thể bị hạn chế hoặc bị thay đổi trong quá trình truyền tải qua các cấp bậc, bộ phận dẫn đến sự mất thông tin hoặc hiểu lầm.
- Thiếu sự đồng thuận và tinh thần đồng đội trong tổ chức khi các ranh giới cấp bậc và quyền lực có thể tạo ra sự cạnh tranh và mâu thuẫn giữa các thành viên. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự hợp tác và tương tác tích cực trong tổ chức.
2.2 Ưu nhược điểm của mô hình Quản trị theo chiều ngang
Ưu điểm của phương pháp Quản trị theo chiều ngang:
- Tăng cường sự cộng tác và đồng thuận giữa các thành viên trong tổ chức từ đó tạo điều kiện cho một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp ý kiến từ tất cả thành viên trong tổ chức.
- Tăng cường sự linh hoạt và thích ứng với sự biến đổi và thay đổi nhanh chóng. Các quyết định có thể được đưa ra nhanh chóng và linh hoạt dựa trên sự thỏa thuận và đồng thuận từ các thành viên trong dự án hoặc trong tổ chức.
- Khuyến khích sự sáng tạo và đột phá mọi người được khuyến khích tham gia vào quá trình ra quyết định, đóng góp ý kiến và thể hiện ý tưởng mới từ đó giúp tổ chức tìm ra các giải pháp sáng tạo và nâng cao hiệu suất làm việc.
Nhược điểm của phương pháp Quản trị theo chiều ngang:
- Thiếu sự rõ ràng trong phân chia trách nhiệm vì không có cấp bậc rõ ràng, việc xác định ai chịu trách nhiệm và có quyền ra quyết định trong từng lĩnh vực có thể trở nên khó khăn.
- Đòi hỏi sự đồng thuận và tương tác giữa các thành viên trong tổ chức. Điều này có thể làm mất thời gian và đòi hỏi sự linh hoạt và kỷ luật trong việc đạt được sự đồng thuận.
- Khó khăn trong việc quản lý và định hướng do sự phân tán quyền lực và quyết định nên gây khó khăn trong việc lãnh đạo và định hướng tổ chức. Vì vậy, cần có sự điều phối và cấu trúc rõ ràng để đảm bảo các hoạt động được thực hiện một cách hợp lý và hiệu quả.
- Thiếu sự tập trung và hiệu quả trong việc ra quyết định bởi quyền lực là bình đẳng dẫn đến quá trình ra quyết định kéo dài và không hiệu quả. Việc đạt được sự đồng thuận từ tất cả các thành viên có thể là một quá trình đòi hỏi thời gian và công sức lớn.
KẾT LUẬN: Mỗi chiến lược Quản trị nhân sự đều có những ưu nhược điểm riêng mà Nhà lãnh đạo cần xem xét mức độ phù hợp với quy mô và đặc trưng doanh nghiệp của mình để lựa chọn. Tóm lại để đạt mục tiêu phát triển bền vững cho doanh nghiệp, Nhà quản trị cần cân bằng giữa hai mô hình Quản lý nhân sự: Ngành dọc & Ngành ngang. Thay vì tập trung quá mức vào một mô hình duy nhất, doanh nghiệp cần tận dụng ưu điểm của cả hai mô hình và tạo ra một sự kết hợp thông minh có thể mang lại lợi ích to lớn.
>> Xem thêm: Hướng dẫn A-Z các bước hoạch định nguồn nhân lực đúng chuẩn
3. Nắm vững 6 nguyên tắc Quản lý nhân sự theo chiều dọc
3.1 Tổ chức và phân chia công việc
Nhà quản lý cần theo dõi, phân chia nhiệm vụ và vai trò cho từng thành viên trong tổ chức. Điều này đảm bảo sự chắc chắn và rõ ràng về việc ai làm gì và ai chịu trách nhiệm trong quá trình làm việc.
3.2 Chia sẻ quyền hạn và trách nhiệm
Cung cấp quyền hạn và trách nhiệm cho từng cấp quản lý và nhân viên dựa trên vai trò và trách nhiệm của họ từ đó đảm bảo sự phân quyền và tự chủ trong quá trình ra quyết định và thực hiện công việc.
3.3 Tạo cấu trúc tổ chức rõ ràng
Xác định và thiết lập cấu trúc tổ chức rõ ràng và logic bao gồm các bộ phận, phòng ban và mối quan hệ giữa chúng. Cấu trúc tổ chức giúp xác định luồng công việc, thông tin và quyền lực trong tổ chức.
3.4 Định rõ mục tiêu và kỳ vọng
Đặt ra mục tiêu rõ ràng và định nghĩa kỳ vọng về hiệu suất và thành tích cho từng nhân viên và đội ngũ. Điều này giúp tạo động lực và hướng dẫn cho nhân viên trong việc đạt được mục tiêu và đáp ứng kỳ vọng.
3.5 Đào tạo và phát triển nhân viên
Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên để nâng cao kỹ năng, kiến thức và chuyên môn của họ. Việc đào tạo giúp nhân viên phát triển và làm việc hiệu quả trong vai trò của mình đồng thời góp phần vào sự thành công của tổ chức.
3.6 Tạo môi trường làm việc tích cực
Xây dựng một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự hợp tác và gắn kết giữa các thành viên trong tổ chức. Môi trường tích cực sẽ tạo ra sự động lực, tăng cường tinh thần làm việc và sự hài lòng của nhân viên.
4. Nắm vững 5 nguyên tắc quản lý nhân sự theo chiều ngang
4.1 Độc lập và trách nhiệm cá nhân
Nên khuyến khích các thành viên trong tổ chức đảm nhận trách nhiệm và quyền lực để ra quyết định trong phạm vi công việc của mình. Nguyên tắc này tạo ra một môi trường làm việc độc lập, sáng tạo và đề cao trách nhiệm cá nhân.
4.2 Lãnh đạo là người cung cấp hỗ trợ
Lãnh đạo trong mô hình quản lý chiều ngang được xem như người cung cấp hỗ trợ, người hướng dẫn và người tạo điều kiện để nhân viên phát triển. Họ tạo ra một môi trường đáng tin cậy và khuyến khích sự phát triển cá nhân.
4.3 Phân quyền và cộng tác nhóm hiệu quả
Phân chia quyền lực và trách nhiệm theo cấu trúc ngang hàng, cho phép mọi thành viên trong dự án hoặc tổ chức tham gia và quyết định. Tạo ra một môi trường hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau đồng thời khích lệ sự tự chủ và trách nhiệm của mỗi thành viên.
4.4 Phát triển cá nhân và đổi mới trong công việc
Doanh nghiệp nên có những chính sách khuyến khích sự phát triển cá nhân và đổi mới trong công việc. Cung cấp cơ hội học tập, đào tạo và phát triển kỹ năng cho mỗi nhân viên để họ có thể nâng cao khả năng làm việc và đóng góp sáng tạo cho tổ chức.
4.5 Đánh giá hiệu suất minh bạch, công bằng
Áp dụng hệ thống đánh giá hiệu suất công bằng và minh bạch, dựa trên các tiêu chí cụ thể của từng dự án, công việc. Lưu ý việc đánh giá hiệu suất không chỉ dựa trên kết quả cuối cùng mà còn dựa trên quá trình làm việc và đóng góp cá nhân.
5. Tối ưu hóa thao tác Quản trị nhân sự nhờ phần mềm 1Office
Trong thực tế, việc áp dụng một mô hình quản trị nhân sự duy nhất sẽ gặp nhiều thách thức và không mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng phần mềm Quản lý nhân sự là một giải pháp tuyệt vời, kết nối giữa nguyên tắc quản trị nhân sự theo chiều dọc và chiều ngang. Nhằm tạo ra một phương pháp Quản lý cân bằng giữa hai mô hình cho Nhà lãnh đạo.
1Office HRM – Tự hào là đơn vị đồng hành cùng Hơn 5000 Doanh nghiệp & Hơn 450.000 người sử dụng. Phần mềm đã giúp hàng nghìn doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình Quản lý nhân sự.
Phần mềm 1Office là một phần mềm Quản lý nhân sự toàn diện, được thiết kế nhằm tối ưu hóa quá trình quản trị nhân sự và cung cấp các công cụ quản lý hiệu quả. Dưới đây là một số tính năng nổi bật của phần mềm 1Office:
- Quản lý thông tin nhân viên: bằng cách số hóa và lưu trữ toàn bộ hồ sơ nhân sự ngay trên phần mềm, bao gồm thông tin cá nhân, vị trí, phòng ban làm việc, lịch sử công việc… giúp nhà quản lý tra cứu, truy xuất thông tin dễ dàng.
- Quản lý quá trình tuyển dụng: từ việc tạo đề xuất tuyển dụng, quản lý CV, phân loại hồ sơ, lên lịch phỏng vấn đến việc cập nhật báo cáo tự động. Điều này giúp Nhà quản trị tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng của quá trình tuyển dụng.
- Quản lý hợp đồng lao động: dưới dạng mã hợp đồng, tên nhân sự, mã số chấm công, phòng ban, loại hợp đồng, ngày khởi tạo, ngày ký, ngày hết hiệu lực của hợp đồng… Từ đó đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và giảm thiểu rủi ro.
- Quản lý chấm công và tính lương: phần mềm tự động đồng bộ chấm công của nhân viên trên mọi chi nhánh của doanh nghiệp theo thời gian thực. Đồng thời tự động tính lương và phê duyệt bảng lương 24/7 ngay trên phần mềm.
- Tương tác và giao tiếp nội bộ: 1Office cung cấp các công cụ tương tác và giao tiếp nội bộ như tin nhắn nội bộ, lịch làm việc chung và chia sẻ tài liệu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao tiếp và cộng tác giữa các thành viên trong tổ chức.
- Đánh giá năng lực nhân sự: bằng cách tạo lập tiêu chí, chỉ tiêu và mức độ quan trọng của từng tiêu chí. Từ đó giúp quản lý có cái nhìn tổng quan về hiệu suất làm việc, chất lượng nhân viên và các chỉ số quan trọng khác.
NHẬN BẢN DEMO DÙNG THỬ TÍNH NĂNG
Tóm lại, phần mềm 1Office không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình Quản lý nhân sự mà còn cung cấp bộ công cụ quản lý thông tin, tuyển dụng, chấm công, tính lương, giao tiếp và báo cáo đánh giá nhân sự. Tất cả tính năng được tích hợp duy nhất trên một phần mềm 1Office HRM từ đó tăng tính hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong quá trình quản trị nhân sự.
Qua bài viết, có thể thấy mô hình quản lý tổ chức theo chiều dọc và chiều ngang sẽ có cả ưu và nhược điểm riêng. Do vậy nhà quản lý cần thật sự tỉnh táo, định vị được vị trí doanh nghiệp mình trên thị trường để đưa ra chiến lược tìm kiếm, phát triển và ứng dụng phần mềm một cách tốt nhất.
Gặp gỡ ngay các chuyên gia Quản lý nhân sự tại 1OFFICE HRM – Nền tảng quản trị nguồn nhân lực toàn diện để có chiến lược phát triển nhân sự hiệu quả nhất.
- Hotline: 083 483 8888
- Facebook: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/@1office-chuyendoisodn