Cùng với sự phát triển của xã hội, các ứng viên tiềm năng cũng không ngừng làm giàu kiến thức và kỹ năng của bản thân để kịp đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Ngày nay, không chỉ nhà tuyển dụng được tuyển chọn ứng viên mà ngược lại, người ứng tuyển cũng có quyền được lựa chọn công ty/doanh nghiệp phù hợp với họ. Bên cạnh quyền lợi và lương thưởng, môi trường làm việc là yếu tố quan trọng họ đặc biệt chú ý. Vậy một môi trường làm việc lý tưởng sẽ sở hữu những yếu tố như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết cùng 1Office thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Môi trường làm việc là gì?
Môi trường làm việc có thể được định nghĩa đơn giản là không gian, điều kiện, hoạt động xung quanh cuộc sống công sở của một nhân viên. Nó bao gồm các điều kiện về vật chất như: Các thiết bị phục vụ cho công việc, đời sống văn phòng; Không gian làm việc; Dụng cụ hỗ trợ và điều kiện về tinh thần như: Tương tác xã hội tại nơi làm việc; Văn hóa doanh nghiệp; Quy định nội bộ; .…
Vậy nơi, định nghĩa về một môi trường làm việc lý tưởng là nơi có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần cho nhân sự. Đặc biệt, khi áp lực công việc, tiền bạc ngày một đè nặng trên vai người lao động, nơi làm việc lý tưởng là nơi luôn tràn đầy năng lượng tích cực, duy trì cho nhân viên động lực làm việc, phần nào giảm bớt áp lực cuộc sống của họ.
2. Môi trường làm việc lý tưởng có những lợi ích gì?
Đối với doanh nghiệp, việc tạo ra một môi trường làm việc tốt không chỉ giúp giữ chân nhân tài mà còn giúp thu hút những ứng viên tiềm năng. Để hướng doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững, ổn định về mặt nhân sự là một trong những ưu tiên hàng đầu. Với một đội ngũ nhân tài hạnh phúc, thấu hiểu tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển và sớm đạt được những thành tựu lớn.
Đối với nhân sự, môi trường làm việc lý tưởng giúp gia tăng năng suất. Khi tinh thần thoải mái, các công cụ cần thiết cũng được cung cấp đầy đủ, bạn có thể hoàn thành lượng công việc nhiều hơn. Trong quá trình làm việc, nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp cũng thúc đẩy hiệu suất công việc, nâng cao trình độ và thêm gắn bó với công ty,
3. Các yếu tố cần có của một môi trường làm việc lý tưởng
3.1 Không gian làm việc
Không gian làm việc là một trong những yếu tố đầu tiên tạo nên một doanh nghiệp có môi trường lý tưởng. Trong suốt quá trình làm việc, hầu hết nhân sự sẽ trực tiếp hoạt động tại văn phòng công ty. Vậy nên cần thiết kế văn phòng đáp ứng được những nhu cầu cơ bản nhất của họ.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thiết kế văn phòng với không gian hiện đại cởi mở, khuyến khích tương tác. Điều này giúp nhân sự thêm gắn kết và sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công việc.
Hơn nữa, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc sử dụng màu sắc chủ đạo của doanh nghiệp để thiết kế văn phòng. Đây là một cách phổ biến để gây ấn tượng với các ứng viên tiềm năng và thể hiện tầm nhìn, giá trị của doanh nghiệp.
3.2 Cơ sở vật chất tốt
Một doanh nghiệp tốt là nơi mà người lao động được cung cấp đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất như bàn ghế, máy tính, văn phòng phẩm. Khi các công cụ cần thiết đã sẵn sàng, quá trình làm việc của nhân sự cũng trơn tru hơn và đạt được hiệu quả cao hơn.
3.3 Có các chính sách nhân sự tốt
Đây là một trong số các tiền đề để đánh giá môi trường làm việc của doanh nghiệp có lý tưởng hay không. Các chính sách nhân sự rõ ràng giúp đội ngũ nhân sự có thể toàn tâm cống hiến cho mục tiêu chung bởi đã yên tâm về đời sống vật chất và quyền lợi. Bên cạnh đó, sự minh bạch trong chính sách cũng một phần thể hiện sự uy tín đáng tin cậy của môi trường làm việc.
Ngoài ra, đây cũng là yếu tố đầu tiên được các ứng viên tìm hiểu và dễ dàng thu hút các ứng viên tiềm năng. Mức lương và chế độ phúc lợi của doanh nghiệp phản ánh trực tiếp tiềm lực của công ty và mức độ coi trọng nhân sự của doanh nghiệp
3.4 Lãnh đạo, quản lý tôn trọng, quan tâm đến nhân sự
Lãnh đạo là người lan tỏa, người tự tay đặt nền móng cho văn hóa doanh nghiệp đó. Vậy nên, hãy nhìn vào người lãnh đạo của công ty để đánh giá được liệu đây có phải một môi trường làm việc lý tưởng hay không.
Người lãnh đạo cần thấu hiểu nhân sự, đầu tư để họ ngày một phát triển, tích lũy thêm kiến thức và tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Đó chính là một môi trường làm việc hạnh phúc của mọi người lao động.
Ngược lại, ở môi trường mà quản lý, lãnh đạo áp đặt suy nghĩ lên nhân sự, gạt bỏ quan điểm cá nhân của nhân viên sẽ khiến doanh nghiệp khó phát triển. Bởi môi trường làm việc sẽ trở nên ngột ngạt, tù túng, nhân sự bị bào mòn cả về sức khỏe và chất xám, gây ra tâm lý muốn rời bỏ doanh nghiệp.
3.5 Đồng nghiệp chân thành, nhiệt tình hỗ trợ
Một ngày, quỹ thời gian của một cá nhân dành cho công việc trung bình 8 tiếng. Đó cũng là thời gian bạn sẽ làm việc bên những người đồng nghiệp. Vì vậy, môi trường làm việc lý tưởng là nơi mà những người bạn sẽ làm việc nhiệt tình, chân thành và cởi mở.
Không chỉ giúp đỡ bạn trong suốt quá trình làm việc, bạn còn có cơ hội tiếp xúc và mở rộng mối quan hệ với các bậc tiền bối có chuyên môn cao với mindset nghề hoàn thiện giúp bạn phát triển kỹ năng cần có trong công việc.
Trái lại, với những môi trường làm việc toxic, nhân viên có thể không đoàn kết, có những xung đột với lãnh đạo và quản lý. Theo thời gian, nếu bạn còn tiếp tục làm việc ở đó, sức khỏe tinh thần sa sút và chất lượng công việc đi xuống.
3.6 Doanh nghiệp có văn hóa, bản sắc riêng
Văn hóa doanh nghiệp là cốt lõi của doanh nghiệp. Một môi trường làm việc lý tưởng đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng biệt.
Văn hóa doanh nghiệp gửi gắm sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trong từng điều khoản quy định, trong từng hành động của nhân sự. Bởi vậy, nếu bạn cảm thấy mong muốn và những giá trị của bạn phù hợp với doanh nghiệp thì đó chính là một môi trường làm việc phù hợp với bạn.
4. Các kiểu môi trường làm việc phổ biến
Mỗi doanh nghiệp có một cách xây dựng môi trường làm việc riêng. Dưới đây là một số kiểu môi trường phổ biến hiện nay.
4.1 Môi trường làm việc văn phòng thông thường
Đây là một trong những kiểu môi trường làm việc phổ biến nhất. Ở đây, nhân viên làm việc và hoạt động theo khuôn mẫu, không linh hoạt trong thời gian và vị trí làm việc.
Yêu cầu ăn mặc ở môi trường này thường là đồng phục, chỉn chi và chuyện nghiệp. Nhiệm vụ công việc được phân công rõ ràng từ đầu và có những chỉ thị cụ thể.
4.2 Môi trường làm việc linh hoạt
Môi trường này cho phép nhân sự có thể linh hoạt trong cách làm việc, phong cách ăn mặc. Lãnh đạo công ty đề cao số lượng đi kèm chất lượng mà nhân sự thực hiện.
Bởi sự thoải mái trong môi trường làm việc, nhân viên có thể thỏa sức sáng tạo, được thúc đẩy tinh thần và nâng cao hiệu suất làm việc. Đây cũng là môi trường làm việc năng động, phù hợp với giới trẻ hiện nay.
4.3 Môi trường làm việc cạnh tranh cao
Các công ty khởi nghiệp thường xây dựng cho doanh nghiệp mình môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao. Ở đây, nhân viên được khuyến khích luôn sẵn sàng làm việc mọi lúc và phải đạt bằng được các KPI đã đặt ra từ trước.
Bởi tính chất phát triển không ngừng, một số nhân sự không theo kịp lồng làm việc chung có thể bị đào thải. Để phát triển ở môi trường này, cần có tính chủ động, quyết đoán và không ngừng học hỏi.
4.4 Môi trường làm việc thân thiện
Ở môi trường làm việc thân thiện, nhân sự có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Họ đối xử với nhau cởi mở, tổn trọng, sẻ chia những giá trị, kiến thức và luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp.
Bên cạnh công việc, đời sống cá nhân của nhân sự cũng được quan tâm, tạo điều kiện để họ cân bằng công việc và cuộc sống. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng giúp nhân sự phát triển kỹ năng, kiến thức cá nhân bằng việc khuyến khích hợp tác làm việc giữa các nhân viên, phòng ban và tổ chức các khóa đào tạo bổ trợ.
4.5 Môi trường làm việc chuyên nghiệp
Môi trường làm việc chuyên nghiệp là nơi mà bất cứ người lao động nào cũng muốn làm việc cùng. Ở đây, các công việc đã có hệ thống, quy trình là việc rõ ràng, hiệu quả và được tuân thủ nghiêm ngặt. Mọi người giao tiếp với nhau một cách lịch sự, tôn trọng và chuyên nghiệp.
Nhân sự được phát triển và chỉ đạo bởi người lãnh đạo có tâm, có năng lực, tầm nhìn. Bên cạnh đó, người lao động cũng được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất. Qua đó, xây dựng một môi trường làm việc hạnh phúc, giữ chân và nhân bản nhân tài.
4.6 Môi trường làm việc trừng phạt
Doanh nghiệp có môi trường này tạo động lực làm việc cho nhân sự bằng cách liên kết mọi hoạt động với nỗi sợ và trừng phạt.
Thay vì giúp nhân viên tìm hướng giải quyết vấn đề, họ đưa ra các hình phạt để áp chế nhân sự. Từ đó, tạo ra một môi trường tiêu cực, khiến nhân viên muốn rời bỏ.
4.7 Môi trường làm việc toxic
Môi trường làm việc toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân sự. Với môi trường có áp lực công việc cao, quá tải công việc, thiếu thấu hiểu từ quản lý và lãnh đạo. Ở đây, mức lương và chế độ đãi ngộ không thỏa đáng với lượng công việc và thiếu cơ hội phát triển, thăng tiến.
Bởi vậy, nhân sự thường lựa chọn rời bỏ doanh nghiệp chỉ sau một thời gian ngắn. Doanh nghiệp thiếu nhân sự, khó khăn tuyển người do những điều tiếng trong thị trường lao động. Từ đó, công ty có thể bị hoạt động trì trệ và có thể dẫn đến phá sản.
Thông qua bài viết, 1Office đã gửi đến bạn tri thức về khái niệm môi trường làm việc và 6 yếu tố tạo nên một môi trường làm việc lý tưởng. Hy vọng rằng thông tin chúng tôi cung cấp giúp ích cho bạn đọc trên con đường tìm kiếm môi trường doanh nghiệp phù hợp. Để từ đó, ngày một phát triển về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và trở thành phiên bản tốt nhất của chính bạn.