083.483.8888
Đăng ký

Mindset là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Phát triển mindset chính là cải thiện cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn bởi nó tác động đến cách mà mỗi người suy nghĩ, thể hiện sự tư duy trong từng hành động và cách phản ứng của mỗi cá nhân trong các tình huống. Vậy mindset là gì, tại sao nó quan trọng như vậy và cải thiện nó như thế nào? Tất cả sẽ được 1Office chia sẻ ngay dưới bài viết này. 

1. Giải mã mindset: Khái niệm và Thuật ngữ liên quan

1.1 Mindset là gì?

Mindset có thể hiểu là mô hình tư duy, thế giới quan nhằm định hướng cách chúng ta xử lý và đối mặt với các tình huống trong cuộc sống. Nó có ảnh hưởng quan trọng đến cách con người chúng ta suy nghĩ, hành động và nhìn nhận vấn đề.

Giải mã mindset: Khái niệm và Thuật ngữ liên quan

Khái niệm Mindset được Tiến sĩ Carol Dweck – Nhà tâm lý học nổi tiếng tại Đại học Stanford đề cập lần đầu tiên vào năm 2006 trong cuốn sách của bà và khái niệm này ngày một phổ biến hón cho đến hiện tại.

1.2 Mindset Transformation là gì?

Mindset Transformation còn được biết đến với cái tên Chuyển đổi tư duy. Từ khóa này thể hiện quá trình thay đổi cách mỗi người suy nghĩ và nhìn nhận thế giới xung quanh, giúp loại bỏ niềm tin và những suy nghĩ hạn chế mang tính tiêu cực và tiếp thu những tư tưởng mới mẻ và tích cực hơn.

Cụm từ này còn đề cập đến việc thay đổi cách nhìn nhận về trở ngại. Thay vì nhìn chúng như một một cột mốc không thể vượt qua, hãy tiếp nhận có như cơ hội để học hỏi và phát triển. Điều quan trọng chính là chuyển đổi cách tư duy để nhìn nhận vấn đề một cách thức cực hơn, phát triển hơn và linh hoạt hơn.

1.3 Product Mindset là gì?

Product Mindset là một cách tiếp cận và tư duy trong việc phát triển, cung cấp và quản lý sản phẩm. Nó đặt trọng tâm vào việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của người dùng cuối và tạo ra những giá trị của khách hàng thông qua sản phẩm. Product Mindset luôn hướng đến việc thấu hiểu nhu cầu, mong muốn và hành vi của người dùng. Mục tiêu là tạo ra sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu của họ, từ đó, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho họ. 

1.4 Marketing Mindset là gì?

Marketing Mindset là tư duy hoặc triển vọng trong lĩnh vực marketing. Cụm từ này bao gồm cách tiếp cận và góc nhìn của một người làm marketing về nghề nghiệp, công việc của mình. Marketing Mindset tập trung vào việc thấu hiểu khách hàng, tạo ra các giá trị và tăng tương tác với khách hàng một cách hiệu quả.

Marketing Mindset là gì?

Trong tư duy marketing, marketer có xu hướng tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và giữ chân khách hàng chứ không đơn thuần là bán hàng. Họ không ngừng nghiên cứu về insight khách hàng, mong muốn, động lực của họ để từ đó tạo ra các chiến lược và sản phẩm phù hợp.

Ngoài ra, marketing mindset cùng đời hỏi người làm marketing nhìn nhận thị trường và sáng tạo một cách linh hoạt để luôn bắt kịp xu hướng và thay đổi trong ngành. Nhờ vậy, họ có thể dễ dàng thích nghi và thay đổi chiến lược marketing nếu cần.

2. Hành trình hình thành Mindset: Từ tiềm thức đến tư duy

Hơn 30 năm trước, khái niệm mindset đã được Tiến sĩ Carol Dweck – Nhà tâm lý học nổi tiếng tại Đại học Stanford đề cập lần đầu. Qua nhiều năm nghiên cứu về cách tư duy của con người có ảnh hưởng như thế nào đến thành công của họ, vị tiến sĩ đã tìm ra hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình hình thành mindset là những lời khen ngợi và sự gắn mác ở thời thời thơ ấu của một người.

Hành trình hình thành Mindset: Từ tiềm thức đến tư duy

Về lời khen ngợi

Trong một loạt thí nghiệm nghiên cứu về quá trình hình thành mindset, Dweck và các đồng nghiệp của bà đã phát hiện ra rằng trẻ em có cách cư xử rất khác nhau tùy thuộc và loại lời khen mà chúng nhận được.

Khi một đứa trẻ được khen ngợi vì sự thông minh hoặc tự bản thân người khen luôn thể hiện góc nhìn của họ rằng đây là một đứa trẻ có năng khiếu, thông điệp này sẽ được truyền đến đứa trẻ. Điều này có thể phát triển trong trẻ mong muốn được phát triển, cố gắng tiếp thu cái mời nhiều hơn và dễ phát triển tư duy.

Về sự gắn mác

Khi gắn mác hoặc dán nhãn lên một con người cũng là lúc bạn đang định hình con người ấy. Việc gán các đặc điểm của một người dựa trên khuôn mẫu hoặc liên kết với các đặc điểm của người khác có thể kìm hãm sự phát triển của tư duy. Điều đó có thể khiến họ cảm thấy áp lực vì luôn phải duy trì hình ảnh đó. Đồng thời sợ hãi, khó khăn khi thử thách những điều mới.

3. Những loại mindset phổ biến

Theo cuốn Mindset – The New Psychology of Success của Tiến sĩ Carol Dweck, con người sở hữu 2 loại tư duy chính: Đó là Fixed Mindset (Tư duy cố định) và Growth Mindset (Tư duy phát triển).

Những loại mindset phổ biến

3.1 Fixed Mindset – Tư duy cố định

Fixed Mindset nghĩa là tư duy cố định hay còn gọi là tư duy bảo thủ. Đúng theo tên gọi, những người sở hữu dạng tư duy này thường có quan niệm rằng khả năng và tiềm năng là không thể thay đổi. Nói cách khác, họ cho rằng tiềm năng và khả năng của con người là những yếu tố bẩm sinh, không thể phát triển hay bị mài mòn. 

Mang trong mình tư duy cố định, con người có xu hướng ngại thay đổi, sợ phải đối mặt với những thách thức mới. Họ thường sợ hãi khi nhận được những lời nhận xét tiêu cực và có thể lạc lối khi gặp khó khăn, khó có động lực để đứng dậy sau những vấp ngã trên con đường sự nghiệp đầy chông gai. Tư duy bảo thủ có những tác động nhất định lên các cá nhân như:

Hạn chế tiềm năng: Bởi suy nghĩ bảo thủ về năng lực của bản thân, những người sở hữu lối tư duy này sợ phải đối mặt với những cái mới vì nghĩ bản thân không thể vượt qua. Họ cũng hiếm khi đứng dậy được sau những lần vấp ngã do tự nghi ngờ năng lực chính bản thân mình.

Gây ảnh hướng đến học tập và công việc: Giữ suy nghĩ bảo thủ khiến bạn không muốn tiếp thu những cái mới. Họ luôn tin rằng bản thân sẽ không thể cải thiện được, giới hạn bản thân. Từ đó dẫn đến vô số hệ lụy như: khó phát triển bản thân, không cập nhất xu thế, khó khăn trong quá trình làm việc với người khác, thậm chí bị đào thải khỏi doanh nghiệp.

Ảnh hưởng không tốt đến tinh thần: Khi liên tục so sánh giữa bản thân và người khác, họ dễ có những cảm xúc tiêu cực như tự ti, lo lắng và cảm thấy thất vọng về bản thân. 

3.2 Growth Mindset – Tư duy phát triển

Growth Mindset (Tư duy phát triển hoặc tư duy cầu tiến) là hướng tư duy tích cực và linh hoạt hơn trong việc tự đánh giá những khả năng và tiềm năng của bản thân để tiếp tục phát triển và học hỏi.

Những người sở hữu growth mindset cho rằng năng lực của họ có thể phát triển năng lực bản thân thông qua trao đổi kiến thức và nâng cao năng lực. Với họ, khó khăn chính là chìa khóa để họ học hỏi, soi chiếu năng lực bản thân. Họ quan tâm trong quá trình làm việc đã đạt được những gì và tự so sánh với bản thân trước đó, không chỉ quan tâm đến kết quả công việc cuối cùng.

Nhờ tư duy phát triển luôn hướng về phía trước, họ sẵn sàng thay đổi bản thân, thay đổi phương pháp. Từ đó cải thiện bản thân, thay đổi phương pháp làm việc để nâng cao hiệu quả công việc.

4. Tầm quan trọng của mindset

Mindset ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và hành động của con người. Sở hữu một lối tư duy tích cực sẽ giúp bản thân phát triển và có được những thành tựu lớn trong học tập, công việc và cả các mối quan hệ xung quanh. Dưới đây, 1Office chia sẻ với bạn lý do mindset quan trọng đến thế.

Tầm quan trọng của mindset

Ảnh hưởng đến cách nhìn nhận sự việc

Mindset là yếu tố chủ yếu quyết định cách chúng ta nhìn nhận mọi sự việc xảy ra xung quanh. Nếu có tư duy tốt, họ có thể nhìn nhận mọi việc theo chiều hướng tích cực, tin tưởng vào bản thân và không ngừng học hỏi để hướng đến sự phát triển toàn diện.

Ngược lại, người có mindset tiêu cực luôn sợ thay đổi, ngại đối mặt với những thách thức trước mắt. Khi không thích nghi được với những điều mới, họ có xu hướng nghi ngờ khả năng của bản thân, dễ dàng bỏ cuộc và bị “nhấn chìm” trong dòng suy nghĩ tiêu cực đó. Để cải thiện việc này, mỗi chúng ta cần chuẩn bị cho bản thân những tri thức về mindset là gì.

Ảnh hưởng đến hành động

Lối tư duy ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta hành động. Khi mang tư duy luôn sẵn sàng học hỏi, họ sẽ nỗ lực từng ngày để cải thiện bản thân, hướng đến mục tiêu hoàn thành xuất sắc công việc. Và người sở hữu mindset cố định luôn có suy nghĩ lo sợ, e ngại vì phải tiếp cận cái mới. Vậy nên, họ không chủ động bù đắp những thiếu sót của bản thân và kéo theo nhiều thiệt thòi trong quá trình học tập và làm việc.

Ảnh hưởng đến kết quả học tập – công việc

Tự phát triển một lộ trình giúp cải thiện bản thân đúng hướng sẽ giúp tăng trưởng kết quả hoạt động công việc. Người sở hữu Growth Mindset sẽ dần dần đạt được những thành tích đột phá ngoài mong đợi. Tuy vậy, với những người theo lối tư duy Fixed Mindset thiếu động lực để phát triển bản thân, chỉ cần hoàn thành công việc là được. Thậm chí, họ dễ nản lòng và bỏ cuộc giữa chừng khi công việc gặp nhiều khúc mắc.

5. Phát triển mindset trong Marketing

Marketing là tất cả cách hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của các khách hàng tiềm năng, khuyến khích họ mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nó bao gồm nhiều hoạt động như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, phân phối sản phẩm …

Hiện nay, mọi doanh nghiệp đều hướng đến việc phát triển doanh nghiệp lâu dài. Bởi vậy, doanh nghiệp không chỉ phải đẩy mạnh các hoạt động marketing đế mang về những khách hàng mới mà còn phải xây dựng mối quan hệ lâu đài và giữ chân khách hàng. Từ đó, công ty có thể khuyến khích họ tiếp tục sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hoặc gợi ý họ trải nghiệm thêm các sản phẩm dịch vụ khác.

Phát triển mindset trong Marketing

5.1 Chuyển đổi từ tạo thông điệp đến thiết kế trải nghiệm

Trước đây, các marketer thường làm việc theo các bước đã được định sẵn nhằm truyền đạt thông điệp truyền thông “chạm” đúng đến tâm lý khách hàng mục tiêu. Vậy nhưng, với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, khách hàng có khả năng tương tác và thu thập nhiều thông tin hơn qua đa kênh trực tuyến. Họ có thể tiếp cận các nội dung được tìm kiếm bằng nhiều danh tính trên các thiết bị khác nhau. Từ đó gây khó khăn trong quá trình nhắm chuẩn insight khách hàng.

Ngoài ra, với không gian mạng có quá nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau. Doanh nghiệp cần tập trung tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng trên các nền tảng trực tuyến. Từ đó, mang tới cho khách hàng những trải nghiệm hấp dẫn có 1 – 0 – 2 cùng doanh nghiệp. Để làm được điều đó, càn nghiên cứu kỹ hơn về hành vi khách hàng trên các kênh khác nhau.

5.2 Chuyển đổi từ tập trung sản phẩm sang tập trung về khách hàng. 

Với sự “màu mỡ” thông tin trên mạng xã hội, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết. Họ dễ dàng tìm thấy các thông tin về sản phẩm/dịch vụ của nhiều doanh nghiệp khác nhau. Bởi vậy, họ có thể so sánh về tính năng, giá cả của các doanh nghiệp trước khi quyết định mua hàng. Bởi vậy, doanh nghiệp cần tập trung đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời cho họ thấy rõ điểm USP của sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp bạn.

5.3 Chuyển đổi từ chiến dịch marketing đơn lẻ đến chiến dịch marketing kết hợp

Như đã chia sẻ bên trên, khách hàng ngày càng sử dụng nhiều kênh và thiết bị khác nhau để tiếp cận thông tin. Việc xây dựng chiến dịch marketing đa kênh giúp tăng tương tác và tiếp cận khách hàng toàn diện hơn. Cần tìm hiểu sâu hơn về khách hàng, phân tích để biết mindset của họ là gì?

Lưu ý đặc biệt khi xây dựng chiến dịch marketing đa kênh là cần tận dụng ưu điểm của từng kênh và nắm rõ định dạng nội dung được người dùng quan tâm trên kênh đó. Từ đó, chiến dịch truyền thông sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Hơn hết, việc tiếp cận đến người dùng đa kênh còn in sâu trong tâm trí khách hàng hình ảnh doanh nghiệp. Qua đó, giúp tăng cường nhận diện thương hiệu, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp lớn mạnh trong tâm trí khách hàng.

5.4 Chuyển đổi từ marketing truyền thống đến marketing số 

Chuyển đổi từ marketing truyền thống đến marketing số 

Theo thống kê đầy đủ của DataReportal, tính đến năm 2024, có 79.1% người Việt Nam sử dụng Internet với thời gian trung bình 5 tiếng một ngày. Với con số lớn như vậy, các chiến dịch marketing cần tiếp cận và bao phủ các nền tảng số để dễ dàng tiếp cận hơn đến đối tượng khách hàng mục tiêu.

Tuy nhiên, chiến dịch marketing không nên chỉ được triển khai ở các phương tiện truyền thông truyền thống hoặc trên phương tiện số. Cần phải lựa chọn các thông tin và triển khai ở đa kênh để nhận được kết quả tốt nhất về doanh thu.

6. Các cách xây dựng mindset khách hàng là gì tốt nhất

Thấu hiểu insight khách hàng yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng kế hoạch marketing. Để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi khách hàng, xây dựng mindset khách hàng hiệu quả là không thể thiếu. Sau đây, 1Office xin chia sẻ đến bạn một số cách xây dựng mindset khách hàng hiệu quả.

Nghiên cứu thị trường và chân dung khách hàng

Cách thực tiễn nhất để thực hiện nghiên cứu thị trường và chân dung khách hàng là thực hiện các cuộc khảo sát hoặc các cuộc phỏng vấn. Thông qua các cuộc khảo sát, doanh nghiệp có thể thu được các thông tin về nhân khẩu học, nhu cầu, mong muốn và hành trình mua hàng của họ.

Nghiên cứu thị trường và chân dung khách hàng

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích dữ liệu khách hàng, hoạt động của khách hàng trên không gian số và thời gian phù hợp để triển khai các chiến lược marketing.

Bên cạnh việc tập trung phân tích các vấn đề xoay quanh sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn, cần tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh. Qua đó nắm chắc về những điểm mạnh, điểm yếu sản phẩm, ưu điểm vượt trội so với các đối thủ là gì. Từ đó hiểu rõ về những biến động trong thị trường và vị thế của doanh nghiệp.

Đặt bản thân vào vị trí khách hàng, tìm hiểu mindset khách hàng là gì

Để thấu hiểu mindset khách hàng là gì, hãy thử đặt bản thân mình vào vị trí đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đang nhắm tới. Hãy hình dung xem với vị trí đó, những vấn đề họ đang gặp phải là gì và họ mong muốn giải quyết nó như thế nào? Những mong muốn nào của doanh nghiệp mà sản phẩm đã/chưa đáp ứng được? Đồng thời, cần không ngừng tìm hiểu và cập nhật những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. 

Không ngừng cập nhật xu hướng thị trường

Theo thời gian, nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi. Bởi vậy, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật xu hướng trị trường để rà soát lại những thay đổi trong hành vi khách hàng. Ngoài ra, việc bắt kịp xu hướng cũng giúp doanh nghiệp có thể kịp thời cung cấp và tư vấn cho khách hàng những sản phẩm/dịch vụ phù hợp.

Xây dựng trải nghiệm khách hàng

Song song việc khắc họa được chính xác chân dung khách hàng, hoàn toàn tự tin vào cách tính năng sản phẩm và có một chiến lược marketing “chạm” đến khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần tập trung tạo trải nghiệm khách hàng. 

Nó bao gồm tất cả các điểm tiếp xúc mà khách hàng có với doanh nghiệp, từ việc tìm hiểu thông tin, mua hàng, sử dụng sản phẩm/dịch vụ cho đến khi phản hồi và chia sẻ trải nghiệm. Hãy tập trung mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất để khách hàng có ấn tượng tích cực về doanh nghiệp và sẵn sàng trở thành một khách hàng trung thành.

Kết 

Ở bài viết này, 1Office đã chia sẻ đến bạn những tri thức xoay quanh câu hỏi mindset là gì, phân loại và các thuật ngữ chỉ lối tư duy. Chúng tôi hy vọng bạn đã có những thông tin cần thiết về mindset, sẵn sàng bắt tay vào cải thiện lối tư duy để cải thiện bản thân và nâng tầm quản trị doanh nghiệp.

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone