Để chạm đến cánh cửa thành công, bất cứ CEO hay doanh nhân nào cũng từng trải qua quãng đường dài đầy khó khăn và chông gai. Mỗi người một câu chuyện nhưng đằng sau là bài học và triết lý “xương máu” giúp họ có được thành công như ngày hôm nay. Bạn hãy cùng 1Office tìm hiểu bài học kinh doanh “đắt giá” từ những CEO hàng đầu trên thế giới nhé!
1. Bài học kinh doanh từ Jeff Bezos – CEO Amazon.com
Thành công rực rỡ của Amazon đến từ những chiến lược kinh doanh và thương mại điện tử sáng tạo, đồng thời khả năng và tầm nhìn của Jeff Bezos – nhà sáng lập, chủ tịch, CEO – của Amazon cũng đóng góp công sức không nhỏ trong thành công ấy.
Jeff Bezos xác định quan điểm rất rõ ràng, đó là thay vì ám ảnh trước các đối thủ cạnh tranh, biểu hiện bằng việc chờ đợi đối thủ ra mắt sản phẩm trước, sau đó học theo và bắt kịp các xu thế, ông tập trung vào việc lắng nghe khách hàng.
Bởi khách hàng mới chính là người đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đối thủ chỉ là tiền đề tạo sự phấn đấu cho doanh nghiệp. Có khách hàng thì doanh nghiệp mới thực sự tồn tại và phát triển, vì thế mọi sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Thành công rực rỡ của Amazon đến từ những chiến lược kinh doanh của Jeff Bezos
Quan điểm này đã xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty ngay từ khi nó bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1994 với tư cách là công ty bán sách trực tuyến. Amazon luôn tìm hiểu xem khách hàng muốn gì và cố gắng phục vụ nhu cầu của họ với mức giá ưu đãi nhất bằng cách tạo ra thương hiệu kinh doanh của riêng mình.
Một bài học đáng học hỏi nữa từ vị doanh nhân này chính là xây dựng đội ngũ nhân sự tốt nhất cho công ty. Triết lý của ông là tập trung thu hút được những người giỏi nhất vào nhóm, tặng cho họ cổ phần của công ty, để họ có động lực đưa công ty phát triển thành công.
Amazon thậm chí còn trả cho các nhân viên yếu kém hoặc có thái độ không tốt 5.000 USD để họ nghỉ việc. Điều này cho phép công ty loại bỏ các nhân sự làm việc không hiệu quả hoặc có thái độ không hài lòng. Chính vì vậy công ty có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn về lâu về dài.
Xem thêm: Câu chuyện chuyển đổi số từ các thương hiệu lớn trên thế giới
2. Bài học kinh doanh từ Bill Gates – Nhà sáng lập Microsoft
Bill Gates tên đầy đủ là William Henry Bill Gates, ông sinh ngày 28 tháng 10 năm 1955 ở Washington – Mỹ. Từ nhỏ ông đã bộc lộ được tài năng và hứng thú với phần mềm máy tính.
Nhờ tài năng trong lĩnh vực công nghệ và chiến lược kinh doanh đúng đắn, Bill Gates và cộng sự Paul Allen đã xây dựng Microsoft, công ty phần mềm lớn nhất thế giới. Ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới và thành công dù chưa hoàn thành xong chương trình đại học của mình.
Một trong những bí quyết thành công của Bill Gates là xây dựng công ty gồm các đơn vị nhỏ. Microsoft không phải là một công ty to lớn và đơn lẻ mà là một tập hợp những công ty nhỏ và độc lập, chuyên trách những nhiệm vụ khác nhau. Xét trong nội bộ, công ty cũng thường xuyên được chia thành những đơn vị, dự án nhỏ để duy trì một môi trường kinh doanh.
Một trong những bí quyết thành công của Bill Gates là xây dựng công ty gồm các đơn vị nhỏ
Microsoft duy trì sự độc lập và năng động của các công ty nhỏ trong lúc vẫn tận dụng nguồn tài chính, hệ thống tiếp thị và hướng chiến lược của một công ty lớn. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh trong chính công ty, đồng thời khai thác triệt để thế mạnh của các công ty nhỏ.
Ngoài ra, ông luôn nhất định tìm kiếm và tuyển dụng những người thông minh nhất trong ngành công nghiệp máy tính. Đây là một chiến lược mà Bill Gates cố ý đề ra nhằm bảo đảm công ty có thể thu hút được những bộ não ưu tú nhất của ngành. Một vài người chỉ trích ông quá khắt khe khi nhất định chỉ tuyển những người tài giỏi nhất cho công ty. Tuy thế, ông là một trong những nhà kinh doanh đầu tiên hiểu được tầm quan trọng của vốn trí tuệ.
Xem thêm: 14 nguyên tắc vàng trong quản trị doanh nghiệp của Henri Fayol
3. Bài học kinh doanh từ Warren Buffet – Nhà đầu tư lớn nhất mọi thời đại
Warren Buffett – tỷ phú giàu thứ 4 thế giới, Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Berkshire Hathaway được xem là một nhà đầu tư thành công nhất trong lịch sử cận đại.
Bài học đầu tiên Warren Buffett muốn khuyên các bạn trẻ chính là hãy đầu tư vào bản thân. Theo ông không việc đầu tư nào sinh lợi nhiều hơn việc đầu tư vào chính bản thân mình. Khoản đầu tư của ông vào bản thân chính là việc mua sách để tự học từ khi còn rất trẻ.
Trước năm 18 tuổi, ông đã đọc gần 100 cuốn sách kinh doanh. Theo đuổi niềm đam mê, đầu tư vào chính mình để có được sự khôn ngoan và đặc biệt là không bao giờ ngừng học hỏi là những điều giúp Buffett thành công.
Warren Buffett muốn khuyên các bạn trẻ hãy đầu tư vào bản thân
Bên cạnh đó, nguyên tắc vàng của Warren Buffett là nên đầu tư vào những doanh nghiệp mà nhà đầu tư có thể hiểu. Buffett nghiên cứu kỹ lưỡng từng công ty của mình và đảm bảo có thể hiểu được chúng trước khi có ý định đầu tư.
Khi tình hình kinh tế bất định, hãy gắn bó với những gì bạn biết. Nhà đầu tư cần phải luôn lí trí và tuân theo các nguyên tắc đã định khi nghiên cứu các doanh nghiệp để xuống tiền.
Xem thêm: Đọc vị lợi ích hiệu quả của Điện toán đám mây đối với doanh nghiệp!
4. Bài học kinh doanh từ Steve Jobs – Cựu CEO của Apple
Bài học đầu tiên từ Steve Jobs chính là ưu tiên sản phẩm lên trên hết. Khi Jobs cùng một nhóm nhỏ thiết kế chiếc Macintosh đầu tiên vào đầu những năm 1980, yêu cầu của ông là phải tạo ra một sản phẩm “vô cùng tuyệt vời”. Ông không bao giờ nói về việc tối đa hóa lợi nhuận hay cắt giảm chi phí.
Chiếc Macintosh được tạo ra có chi phí quá cao và dẫn đến việc Jobs bị “hất cẳng” khỏi Apple. Tuy nhiên, chiếc Macintosh cũng “tạo nên sự khác biệt” bằng việc thúc đẩy cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Về lâu dài, ông đã hoàn toàn đúng: Tập trung vào việc tạo ra sản phẩm thật tốt và lợi nhuận sẽ theo sau.
Bài học đầu tiên từ Steve Jobs chính là ưu tiên sản phẩm lên trên hết
Bài học thứ hai từ ông đó chính là quan tâm sâu sắc đến khách hàng. Khi một nhân viên hỏi Jobs xem có nên thực hiện vài nghiên cứu thị trường để biết được người dùng muốn gì không, ông trả lời: “Không, bởi vì người dùng không biết họ muốn gì cho đến khi chúng ta cho họ thấy”.
Quan tâm sâu sắc đến những điều khách hàng muốn rất khác với việc liên tục hỏi khách hàng xem họ muốn gì. Việc này đòi hỏi nhà khởi nghiệp phải có bản năng thấu hiểu khách hàng.
Xem thêm: Xây dựng quy trình chăm sóc Khách hàng chuẩn và chuyên nghiệp
5. Bài học kinh doanh từ tỷ phú sáng lập Walmart – Sam Walton
Sam Walton là một vị tỷ phú người Mỹ, lớn lên trong thời kỳ Đại Khủng Hoảng (The Great Depression). Ông đã sáng lập và đưa Walmart trở thành một trong những tập đoàn bán lẻ thành công nhất trên thế giới.
Bài học đầu tiên từ Sam Walton là quý trọng giá trị lao động. Ông cho rằng mỗi người đều có thể học cách tự cân bằng cuộc sống cho chính mình, nghĩa là vừa tận hưởng sở thích, thú vui hay đam mê của bản thân, vừa giữ cho chi tiêu luôn ở mức vừa phải.
Là một vị tỷ phú nhưng Sam Walton là một người biết trân trọng giá trị của sự lao động
Là một vị tỷ phú nhưng Sam là một người yêu lao động và biết trân trọng giá trị của sự lao động. Triết lý kinh doanh mà ông luôn hướng đến là mang đến giá trị tốt nhất cho khách hàng, người làm kinh doanh phải biết cắt giảm chi phí lẫn biết tiêu tiền một cách khôn ngoan. Bởi vậy, ông luôn hành động theo mục tiêu mỗi đồng tiền mà ông tiết kiệm được là mỗi đồng tiền tiết kiệm được cho khách hàng.
Một trong những yếu tố quyết định cho thành công của Sam Walton phải kể đến việc vị tỷ phú này rất cần cù và siêng năng học hỏi. Ông thường tự nhắc bản thân phải học tất cả mọi thứ có liên quan đến công việc kinh doanh cũng như phải dành thời gian giao thiệp với những người sở hữu nhiều kiến thức hơn mình, bất kể họ là ai.
Thực tế, trên thế giới còn có rất nhiều những tấm gương với những câu chuyện thành công đầy ngưỡng mộ của riêng họ mà chúng ta đáng học hỏi. 1Office hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm kinh nghiệm và hiểu biết để hiện thực hóa ước mơ và thành công của riêng mình!
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bạn đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi số, hãy đăng ký dùng thử để nhận tư vấn, 1Office sẽ hỗ trợ bạn giải quyết khó khăn một cách nhanh chóng!
Xem thêm:
Chuyển đổi số là gì: Bước đi của tương lai cho doanh nghiệp
Top 3 phần mềm quản lý công việc hiệu quả được tin dùng hiện nay