Đăng ký

Marketing có thể coi là phần quan trọng – đáng đầu tư nhất trong doanh nghiệp. Bởi vì từ marketing, doanh nghiệp mới có thể quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng của mình và ngược lại, khách hàng biết đến doanh nghiệp thông qua các chiến dịch marketing. Các chỉ số đo lường hiệu quả marketing rất cần thiết cho các nhà quản lý xem xét và đánh giá tính khả thi của chiến lược marketing đang triển khai, đặc biệt trong quy trình 7 bước bán hàng B2B yêu cầu độ khó cao hơn.

1. Các chỉ số đo lường hiệu quả marketing là gì? 

chỉ số đo lường marketing
Các chỉ số đo lường hiệu quả marketing là bộ công cụ đánh giá kết quả hiệu quả marketing cho các doanh nghiệp

Các chỉ số đo lường hiệu quả marketing c chỉ số để đánh giá hiệu quả hoạt động marketing (chi phí bỏ ra cho marketing / phần thu lại từ hoạt động marketing của doanh nghiệp). Tất cả các vấn đề xoay quanh marketing trước và sau khi triển khai đều được ghi lại bằng các số liệu cụ thể để làm căn cứ xác định cho hiệu quả marketing của doanh nghiệp. Cách xây dựng quy trình marketing xem có đúng hướng hay không đều cần có bộ chỉ số đo lường này để kiểm định. 

2. Các chỉ số đo lường hiệu quả marketing phổ biến cho doanh nghiệp hiện nay

  • ROI (Lợi nhuận có được từ việc đầu tư)

Công thức: ROI = Doanh thu bán hàng ⁄ Ngân sách đã chi

Đây là chỉ số đo lường hiệu quả marketing bao quát nhất để đo lường hiệu quả hoạt động Marketing. Ví dụ như bạn bỏ ra 200 triệu cho hoạt động marketing tháng 11 và thu lại doanh thu 400 triệu thì chỉ số ROI là 200 %.

  • CPW (Chi phí cho mỗi đơn hàng)

 Công thức: CPW = Ngân sách đã chi ⁄ Số đơn hàng nhận lại

Chỉ số này cho biết với số tiền bạn bỏ ra, chi phí dành cho mỗi đơn hàng là bao nhiêu. Chỉ số này phù hợp với các doanh nghiệp marketing, quảng cáo trên nhiều kênh khác nhau như Google, Facebook, Instagram hay Youtube,… để xác định đâu là thị trường mạnh của mình. 

Ví dụ cùng trong 1 tháng, doanh nghiệp bỏ ra 100 triệu chạy quảng cáo Facebook thu về được 500 đơn hàng và 100 triệu chạy Instagram thì được 300 đơn. Lúc này chỉ số CPW (Fb) là 200.000 đồng/ đơn và CPW (Ins) là hơn 333.000 đồng/đơn. Từ đó doanh nghiệp sẽ thấy quảng cáo trên Facebook thu được nhiều đơn hàng hơn Instagram. 

Doanh nghiệp cần đo lường hiệu quả marketing trên các kênh quảng cáo để xem đâu là thị trường mạnh của mình
  •  CPL (Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng)

Công thức: CPL = Ngân sách đã chi ⁄ Số leads đến sản phẩm

Chỉ số này thể hiện chi phí bỏ ra cho 1 khách hàng tiềm năng (khách hàng có tìm đến sản phẩm của mình qua hoạt động marketing như chạy quảng cáo trên các trang thông tin và để lại tin nhắn, hỏi giá, trao đổi sản phẩm). Thực tế thì tùy vào mỗi chiến dịch marketing sẽ thu được số lead khác nhau nên nó không mang ý nghĩa đo lường được chất lượng của lead, nó chỉ thể hiện để thu được 1 lượt tiếp cận khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp đã phải bỏ ra bao nhiêu tiền. 

Ví dụ: Doanh nghiệp chi ra 50 triệu chạy quảng cáo trong 1 tuần và thu được 500 khách hàng tương tác để lại tin nhắn hỏi giá sản phẩm, trao đổi dịch vụ sản phẩm thì chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng lúc này là 100.000 đồng/khách.

>> Xem thêm: 4P trong Marketing và những chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

  • Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi

Công thức: CR = Số lượng sản phẩm bán ra ⁄ Tổng số truy cập

Ví dụ số lượng truy cập vào trang web của bạn là 10.000 lượt/tháng và trong tháng đó, bạn bán ra được 2000 đơn hàng thì tỉ lệ chuyển đổi của bạn là 0,2%. 

Chỉ số này cho bạn thấy chiến dịch marketing của mình có hiệu quả hay không, nếu thấp quá thì do cái gì? Đối tượng khách hàng có đúng không. Tỉ lệ cao chứng tỏ bạn đã đi đúng hướng khi triển khai marketing KPI. Tỉ lệ thấp thì tìm hiểu lại nguyên nhân để điều chỉnh. Cách lập kế hoạch Digital Marketing hiệu quả lúc này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng truy cập khách hàng. 

  • Incremental Sales – Lượng doanh thu tăng dần

Ở chỉ số đo lường hiệu quả marketing KPI này, bạn có thể dễ dàng nhận thấy lượng doanh thu có tăng dần không, nếu có thì chứng tỏ hoạt động marketing đang triển khai đã đúng hướng.

Ví dụ tháng 1 và tháng 2 đều bỏ ra 100 triệu cho marketing. Doanh thu tháng 1 là 100 triệu, tháng 2 là 120 triệu thì 20% doanh thu tăng lên đó đến từ hoạt động marketing phát triển đúng hướng. 

  • Customer Lifetime Value – Giá trị khách hàng trọn đời

Công thức: 

CLV = ((Số giao dịch trung bình hàng tháng × Giá trị trung bình của các đơn hàng) × Tỷ suất lợi nhuận trung bình × Tuổi thọ trung bình của khách hàng

Trong đó tuổi thọ trung bình của khách hàng tính theo đơn vị tháng.

Những khách hàng có giá trị vòng đời cao là những khách hàng trung thành đem lại nguồn lợi nhuận lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp. Việc tăng chỉ số Customer Lifetime Value phụ thuộc phần lớn vào việc doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng và biến họ thành người ủng hộ trung thành của doanh nghiệp hay không. Đội ngũ Marketing có thể dùng chỉ số CLV để xác định phân khúc khách hàng nào đem lại nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược phù hợp để tạo mối quan hệ tốt với phân khúc khách quan trọng nhất này, đây cũng được coi là phương thức quản trị trải nghiệm khách hàng nhằm gia tăng doanh thu. 

Marketing sẽ là trợ thủ đắc lực trong việc giới thiệu tới khách hàng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình. Với những thông tin chi tiết về bộ công cụ các chỉ số đo lường hiệu quả marketing trên, 1Office hy vọng các nhà quản trị, đội ngũ marketing doanh nghiệp có thể tìm được phương án triển khai hiệu quả mà vẫn tối ưu chi phí. 

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone