083.483.8888
Đăng ký

Doanh thu cao nhưng lợi nhuận thấp là vấn đề mà không ít các doanh nghiệp gặp phải. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhà quản trị chưa tận dụng hiệu quả các các khoản giảm trừ doanh thu – một trong những công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng thuế và gia tăng lợi nhuận. Trong bài viết này, hãy cùng 1Office tìm hiểu chi tiết về khái niệm, phân loại và cách hạch toán khoản giảm trừ doanh thu này nhé.

1. Các khoản giảm trừ doanh thu là gì?

Căn cứ theo Điều 81 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu như sau:

Các khoản giảm trừ doanh thu là toàn bộ khoản tiền được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ và được ghi nhận vào TK 521. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.

Việc hạch toán và điều chỉnh các khoản giảm trừ doanh thu cần tuân thủ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Doanh nghiệp cần lưu ý ghi chép đầy đủ, chính xác các chứng từ liên quan đến các khoản giảm trừ để đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch trong hoạt động kinh doanh.

2. Phân loại các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu là gì?
Các khoản giảm trừ doanh thu là gì?

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm 3 loại là: Chiết khấu thương mại, Giảm giá hàng bán và Hàng bán bị trả lại.

  1. Chiết khấu thương mại: Là khoản giảm giá mà doanh nghiệp bán cho khách hàng khi họ mua hàng với số lượng lớn. Chiết khấu thương mại được xem như một công cụ khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng lớn, từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và cải thiện dòng tiền hiệu quả.
  2. Giảm giá hàng bán: Đây là khoản giảm trừ do sản phẩm, hàng hóa bị hư hỏng, lỗi thời hoặc không đúng chất lượng theo cam kết. Việc giảm giá hàng bán là nhằm mục đích bán được những sản phẩm tồn kho, giảm thiểu tổn thất cho doanh nghiệp.
  3. Hàng bán bị trả lại: Là khoản tiền hoàn lại cho khách hàng khi họ trả lại hàng hóa đã mua do các lý do như: không ưng ý, sản phẩm bị lỗi, vi phạm hợp đồng,… Doanh nghiệp cần có chính sách đổi trả hàng hóa hợp lý để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và giữ gìn uy tín của thương hiệu.

Ví dụ về các khoản giảm trừ doanh thu: khách hàng được chiết khấu thương mại 10% vì mua hàng với số lượng lớn, doanh nghiệp đồng ý đổi trả hàng theo đúng quy định và giảm giá cho khách hàng 5 triệu đồng hoặc đồng ý cho khách hàng trả lại hàng và hoàn lại toàn bộ số tiền đã thanh toán.

3. Công thức tính các khoản giảm trừ doanh thu

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ, như sau:

Cách tính các khoản giảm trừ doanh thu
Cách tính các khoản giảm trừ doanh thu

Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2, bao gồm:

Tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại: Phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ.

Tài khoản 5212 – Hàng bán bị trả lại: Phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ.

Tài khoản 5213 – Giảm giá hàng bán: Phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ.

Kết cấu TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu:

Bên Nợ:

  • Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng;
  • Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng;
  • Doanh thu của hàng bán bị trả lại và đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán.

Bên Có:

  • Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhằm xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.

4. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Nếu áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 thì các khoản giảm trừ doanh thu sẽ được hạch toán qua Tài khoản 521. Còn nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 thì nhà quản trị sẽ hạch toán qua Tài khoản 511. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xác định chế độ kế toán đang thực hiện và lựa chọn đúng tài khoản giảm trừ doanh thu.

Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 200
Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 200

4.1. Các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 200

Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành của Bộ Tài chính quy định về Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Theo thông tư này, các khoản giảm trừ doanh thu được hạch toán như sau:

4.1.1. Hạch toán Chiết khấu thương mại

Trường hợp Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Bên Nợ TK 5211: Chiết khấu thương mại (CKTM) cho khách hàng hưởng

TK 3331: Thuế GTGT ghi giảm

TK 521: CTKM cho khách hàng hưởng
Bên Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị chiết khấu cho người mua TK 111, 112, 131: Tổng giá trị chiết khấu cho người mua

 

4.1.2. Hạch toán Giá trị hàng bán bị trả lại

Trường hợp Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Bên Nợ TK 5212: Doanh thu của số hàng bị trả lại ghi nhận giảm

TK 3331: Thuế GTGT ghi giảm

TK 5212: Doanh thu của số hàng bị trả lại ghi nhận giảm
Bên Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế ghi nhận giảm TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế ghi nhận giảm

 

4.1.3. Hạch toán Giảm giá hàng bán

Trường hợp Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Bên Nợ TK 5213: Giá trị hàng giảm cho người mua

TK 3331: Thuế GTGT ghi giảm

TK 5213: Giá trị hàng giảm cho người mua
Bên Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị hàng giảm cho người mua TK 111, 112, 131: Tổng giá trị giảm cho người mua

 

4.2. Các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 133

4.2.1. Tính thuế GTGT phương pháp khấu trừ

Trường hợp Bên Nợ Bên Có
Chiết khấu thương mại TK 511: Chiết khấu cho khách hàng chưa thuế giá trị gia tăng.

TK 333: Thuế giá trị gia tăng trên giá trị hàng chiết khấu cho khách hàng.

TK 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng.
Giảm giá hàng bán TK 511: Giá trị giảm giá hàng bán cho khách hàng chưa có thuế GTGT

TK 333: Thuế giá trị gia tăng trên giá trị giảm giá hàng bán.

TK 131: Tổng giá trị giảm giá hàng bán.
Hàng bán bị trả lại TK 511: Giá trị hàng đã bán bị trả lại chưa có thuế giá trị gia tăng.

TK 333: Thuế giá trị gia tăng của số hàng đã bán bị trả lại.

TK 131: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại.

 

4.2.2. Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Trường hợp Bên Nợ Bên Có
Chiết khấu thương mại TK 511: Chiết khấu cho khách hàng chưa thuế giá trị gia tăng. TK 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng.
Giảm giá hàng bán TK 511: Giá trị giảm giá hàng bán cho khách hàng chưa có thuế giá trị gia tăng. TK 131: Tổng giá trị giảm giá hàng bán.
Hàng bán bị trả lại TK 511: Giá trị hàng đã bán bị trả lại chưa có thuế giá trị gia tăng. TK 131: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại.

 

5. Kết luận

Các khoản giảm trừ doanh thu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định doanh thu thực tế của doanh nghiệp. Việc nắm rõ các quy định về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giảm bớt gánh nặng thuế và gia tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình.

Quản trị khách hàng - Thu chi minh mạch, rõ ràng hơn với phần mềm 1Office
Quản trị khách hàng – Thu chi minh mạch, rõ ràng hơn với phần mềm 1Office

Phần mềm quản lý thu chi 1Office giúp doanh nghiệp tự động hóa việc hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu, đảm bảo tính chính xác và hợp pháp. 1Office cung cấp các chức năng sau:

  • Quản lý bán hàng: Ghi nhận doanh thu bán hàng, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
  • Hạch toán thuế GTGT: Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
  • Lập báo cáo tài chính: Tự động lập báo cáo thuế GTGT, báo cáo lợi nhuận, báo cáo cân đối kế toán.

Với 1Office, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiết kiệm thời gian và công sức trong việc hạch toán doanh thu, đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của dữ liệu thuế đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý tài chính.

Trải nghiệm bản dùng thử miễn phí ngay hôm nay!

Để được tư vấn miễn phí, doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone