Vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ để xây dựng sản phẩm – dịch vụ, hàng trăm kế hoạch để chinh phục khách hàng, giờ đây doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam lại đang đứng trước những thách thức của cuộc cách mạng 4.0: chuyển đổi số.
Cuộc cách mạng 4.0 mới chỉ bắt đầu, đó là nơi những doanh nghiệp hoạt động một cách tinh gọn mà hiệu quả – nơi mà trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế 60% sức lao động của con người nhưng hiệu quả lao động lại tăng lên hơn 3 lần. Có thể chủ doanh nghiệp chưa thấy rõ những thay đổi của cách mạng công nghiệp nhưng nguy cơ thì luôn hiện hữu.
Hãy nhìn lại những cuộc chiến trong các mạng công nghiệp lần thứ 3, nơi những ý tưởng mới – sản phẩm mới chinh phục khách hàng và đưa “những gã từng là khổng lồ trở thành dĩ vãng”:
- iPod đã chinh phục thị trường âm nhạc số trị giá 100 tỷ đô la và đẩy gã khổng lồ Walkman của Sony lên kệ đồ cũ của nhà sưu tầm.
- Facebook từ một mạng xã hội dành riêng cho sinh viên đại học Harvard đã chinh phục 1,8 tỷ người dùng và đã biến Yahoo chỉ còn là kỷ niệm.
- Apple và Samsung đã tát vào mặt Nokia, Motorola và HTC những cái tát đau đớn. Cuối cùng Nokia, Motorola và HTC chỉ là những “anh hùng trong hoài cổ” trên thị trường smartphone.
Vậy bạn có từng nghĩ doanh nghiệp của bạn sẽ ra sao trong kỷ nguyên 4.0? Bạn sẽ làm gì để tiếp tục chèo lái con thuyền doanh nghiệp trong giấc mơ “Kinh bang tế thế” của mình? Hãy cùng 1Office tìm hiểu về chuyển đổi số – để “cá bé nuốt cá lớn”.
Xem thêm: Chuyển đổi số là gì: Bước đi tương lai cho doanh nghiệp
Mục lục
Khái niệm chuyển đổi số
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là sự thay đổi liên quan đến việc ứng dụng công nghệ số trong tất cả trong tất cả khía cạnh của xã hội và hành vi con người. Theo nghĩa hẹp hơn, chuyển đổi số đề cập đến một thế giới “không có giấy tờ – paperless management”.
Phân biệt: Chuyển đổi số và Số hóa
Số hóa (Digitization) và Chuyển đổi số (Digital Transformation) là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.
“Số hóa” là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số. Còn “chuyển đổi số” là khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI (Trí tuệ nhân tạo), Big Data (Dữ liệu lớn), IoT (Internet vạn vật)… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác.
Có thể lấy ví dụ Grab trong việc xây dựng ứng dụng gọi xe. Những gì người dùng thấy trên màn hình điện thoại đơn giản là một chu trình đặt xe và hoàn thành chuyến đi của khách và tài xế, nhưng ẩn sâu là cả một hệ thống phức tạp.
Công ty phải phân tích khối lượng dữ liệu lớn liên quan tới thói quen lái xe của tài xế, nhu cầu của người dùng, tính năng tạo sẵn cung đường, điều hướng thời gian thực… Từ dịch vụ đặt xe, công ty đã mở rộng thêm nhiều sản phẩm khác như giao hàng, mua đồ ăn…
Xem thêm: Chuyển đổi số trong tuyển dụng và quản trị nhân sự
Thách thức cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số
Theo nghiên cứu của 1Office, có 4 trở ngại chính khiến tỉ lệ chuyển đổi hóa doanh nghiệp tại Việt Nam còn chưa cao:
Nhân viên ngại thay đổi quy trình, văn hóa làm việc
Nhiều nghiên cứu thống kê được rằng nhân viên có xu hướng ghét phần mềm. Càng phải dùng nhiều phần mềm nhân viên càng chán ghét. Sự thiếu đồng bộ dữ liệu và phức tạp trong quy trình khiến nhân viên cảm thấy khó thích nghi và rắc rối, đặc biệt là các nhân viên lâu năm và nhân viên lớn tuổi.
Chi phí của các giải pháp số hóa còn tốn kém để mua và mất thời gian tiến hành
Hơn 95% doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Điều này khiến nhiều chủ doanh nghiệp e dè trước chi phí, khả năng triển khai. Doanh nghiệp chưa hình dung được chi phí tổng thể mà họ phải bỏ ra để chuyển đổi số. Vì vậy họ chỉ muốn áp dụng một phần để thử nghiệm. Tâm lý mỗi chủ doanh nghiệp là một đồng họ bỏ ra phải xứng đáng.
Các vấn đề bảo mật tiềm tàng, có thể gây tổn thương công ty
Khi số hóa phần lớn dữ liệu, doanh nghiệp có thể đối mặt với các rủi ro về an ninh mạng, bảo mật, thất thoát dữ liệu,… Những nguy cơ này không chỉ gây nên sự thiếu chính xác cho hệ thống quản lý mà còn có khả năng đẩy doanh nghiệp vào trạng thái tổn thương.
Lãnh đạo thiếu tầm nhìn hoặc thiếu khả năng lãnh đạo
Có nhiều lý do khiến lãnh đạo chưa nhận thức được nguyên nhân cần chuyển đổi số. Như thiếu năng lực, hạn chế về khả năng tiếp cận tri thức, tâm lý chờ đợi người khác đi trước rồi làm theo,…
Xem thêm: Công cụ quản lý công việc cá nhân – Liều thuốc giã “tính ì” của nhân sự
Giải pháp nào để chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs?
Chuyển đổi số không phải mục tiêu ngắn hạn mà là cả một chiến lược lâu dài. Để chuyển đổi số thành công cần có sự đồng lòng, quyết liệt từ trên xuống dưới, từ lãnh đạo đến nhân viên.
Chủ doanh nghiệp cần biết, áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất công việc, chứ không phải áp dụng công nghệ để thay thế con người. Dùng công nghệ có thể giúp một nhân viên có khả năng làm việc đa lĩnh vực. Chẳng hạn như anh ta có thể là một người quản lý dữ liệu đồng thời là một nhân viên chăm sóc khách hàng.
Hiện nay, doanh nghiệp Việt còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với giải pháp quản lý doanh nghiệp. Phần mềm nước ngoài như Salesforce, Zoho,… chi phí đắt đỏ, giao diện chưa thân thiện, triển khai không dễ dàng. Trong khi đó, giải pháp từ Việt Nam phải sử dụng riêng lẻ, gây chồng chéo dữ liệu và phức tạp hóa bộ máy vận hành.
Thấu hiểu “cơn khát” này, 1Office đã cho ra đời giải pháp quản lý tổng thể giúp “kinh bang tế thế” sẽ không còn xa vời. Sau nhiều năm nghiên cứu, 1Office tự hào với những ưu điểm:
- Đồng bộ: Tích hợp ba phân hệ Workplace, HRM, CRM giúp quản lý tổng thể dữ liệu cũng như mọi hoạt động doanh nghiệp. Giảm thiểu hao tổn bởi sử dụng nhiều giải pháp chồng chéo.
- Tiết kiệm: Quản lý quy trình, dự án, quản lý nhân sự, khách hàng, hệ thống phân phối bán lẻ, tất cả trong một, chỉ với 50.000 đồng/nhân viên/tháng. Với một doanh nghiệp có 20 – 50 nhân sự, thì chi phí khoảng 1 – 2,5 triệu đồng/tháng
- Tùy biến: Phù hợp với từ mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, ngay cả những doanh nghiệp với quy mô dưới 10 người cũng có thể dễ dàng triển khai và sử dụng. Là giải pháp duy nhất tại Việt Nam và trên thế giới cho phép cài đặt hàm excel trên hệ thống chấm công tự động, từ đó xây dựng bảng tính lương.
- Đơn giản: Giao diện thân thiện, gần gũi, triển khai dễ dàng.
- Bảo mật: Dữ liệu vật lý được đặt và giám sát suốt 24/7 tại trung tâm dữ liệu (Data center) uy tín, tiêu chuẩn quốc tế với độ bảo mật tuyệt đối, có tính sẵn sàng cao (HA) hoạt động 24/24.
- Tốc độ: Ứng dụng công nghệ và thủ thuật tốt nhất. Mặt khác, hạ tầng điện toán đám mây của giải pháp cũng được đầu tư hiện đại tại những trung tâm dữ liệu uy tín.
Hãy thay đổi doanh nghiệp, trước khi doanh nghiệp của bạn bị thế giới thay đổi.
Nếu bạn đang gặp khó khăn với việc chuyển đổi số, quản lý công việc và nhân sự, hãy Đăng ký dùng thử để được nhận tư vấn, 1Office sẽ hỗ trợ bạn giải quyết khó khăn một cách nhanh chóng!
Xem thêm:
Yếu tố văn hóa doanh nghiệp tích cực và vững chắc: 8 điều cần biết
7 sai lầm CEO gặp phải trong quản trị doanh nghiệp và cách phòng tránh