Quản trị là một hình thức phức tạp mà các nhà quản trị kinh doanh cần chú ý. Nắm vững những hình thái quản trị này giúp nhà quản lý tối ưu hóa nguồn nhân lực và giải quyết các khúc mắc về tình hình bộ máy nhân sự hiện tại. Hãy cùng 1Office tìm hiểu 4 Hình thái quản trị ứng với từng thời kỳ phát triển doanh nghiệp qua bài viết sau nhé!
1. Hình thái quản trị trong giai đoạn Hình thành
Hình thái quản trị: Mơ ước
Cách thức quản trị: Quản trị bằng tình cảm – quan hệ.
Quy mô công ty: 5 – 8 người.
Trong giai đoạn khởi nghiệp, doanh nghiệp được hình thành bởi một nhóm người chung chí hướng, chung lý tưởng, làm việc nhiệt huyết. Giai đoạn này, nhân sự không làm việc vì tiền bạc trước mắt mà nỗ lực vì nhiệt huyết, đam mê. Họ sở hữu một nguồn năng lượng dồi dào và kho ý tưởng vô hạn.
Ở thời kỳ này, quy mô doanh nghiệp khá nhỏ (dưới 10 người) nên mọi người gắn kết chặt chẽ với nhau bởi tình cảm – quan hệ. Cách thức quản trị này tuy mang đầy cảm tính nhưng rất phù hợp với hoàn cảnh phát triển lúc đó, tạo động lực thúc đẩy nhiệt thành, nỗ lực của nhân sự, tăng tính gắn kết để từ đó phát triển, hoàn thiện sản phẩm.
Xem thêm: Nhân viên làm việc kém hiệu quả, Sếp làm gì để cải thiện
2. Hình thái quản trị trong giai đoạn Sóng gió
Hình thái quản trị: Khuôn khổ
Cách thức quản trị: Quản trị bằng phương pháp cứng rắn, lập ra hàng loạt tiêu chí, tiêu chuẩn, hệ thống giám sát, gây áp lực để nhân sự hoàn thành công việc.
Quy mô công ty: 10 – 40 người.
Bước sang giai đoạn Sóng gió, trong lòng doanh nghiệp bắt đầu có sự chuyển biến. Đây là giai đoạn doanh nghiệp đã lựa chọn được phương án kinh doanh và bắt đầu xây dựng, khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực.
Lúc này, tình hình tài chính của công ty có khả năng chuyển biến xấu, những bất đồng, mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh. Những người sáng lập tưởng chừng sẽ cùng nhau “chung lưng đấu cật” quyết định rút lui, đẩy người ở lại vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Để xoay chuyển tình thế và ổn định hoạt động doanh nghiệp, người lãnh đạo không thể quản trị bằng tình cảm mà buộc phải áp dụng phương pháp cứng rắn. Hàng loạt tiêu chí, tiêu chuẩn, hệ thống giám sát được lập ra, gây áp lực để nhân sự hoàn thành công việc.
Cách thức quản trị này có khả năng đào thải những nhân viên yếu kém, không có khả năng hoàn thành công việc, đồng thời dẫn đến nhiều bất cập khi doanh nghiệp luôn trong trạng thái thiếu hụt nhân sự.
Xem thêm: Yếu tố văn hóa doanh nghiệp tích cực và vững chắc: 8 điều cần biết
3. Hình thái quản trị trong giai đoạn Ổn định
Hình thái quản trị: Thân thiện
Cách thức quản trị: Quản trị bằng phương pháp thân thiện, đặt mục tiêu phù hợp, đào tạo – huấn luyện, kèm cặp nhân viên.
Quy mô công ty: 70 – 200 người
Trải qua những khó khăn, bộ máy của doanh nghiệp bắt đầu ổn định, tên tuổi và thương hiệu bước đầu có vị thế trên thị trường. Doanh nghiệp nhắm đến chiếm lĩnh thị phần, bắt đầu đầu tư vào con người. Việc này nảy sinh 2 mối quan tâm:
- Quy trình chuẩn hóa KPIs.
- Phúc lợi nhân viên.
Trong giai đoạn Ổn định, để phát triển và tối ưu hóa nguồn lực con người, doanh nghiệp bắt đầu nới lỏng các áp lực, doanh số và chuyển sang quản trị thân thiện. Người quản lý đặt những mục tiêu phù hợp và tiến hành đào tạo – huấn luyện, kèm cặp nhân viên.
Cách thức quản lý này phát huy hiệu quả tốt khi nhân viên được “nuôi dưỡng” để trở thành những chiến binh chủ lực cho công ty, gia tăng không chỉ về lượng mà còn về chất trong nhân sự.
Tuy nhiên, quản lý thân thiện hoàn toàn có thể tạo nên những cá nhân mang tính kiểm soát cao, mưu cầu quyền lực và tạo nên những can thiệp vào các phòng ban.
4. Hình thái quản trị trong giai đoạn Phát triển
Hình thái quản trị: Công bằng
Cách thức quản trị: Quản trị công bằng, xây dựng chế độ thăng tiến rõ ràng cho nhân viên, xây dựng văn hóa tổ chức, chế độ khen thưởng, kỉ luật
Quy mô công ty: Trên 200 người
Phát hiện những sai phạm khi quản lý thân thiện, doanh nghiệp chuyển hướng sang hình thái quản trị cuối cùng, cũng là hình thái quản trị cao nhất, quản trị công bằng.
Với cách thức quản trị này, doanh nghiệp hướng đến xây dựng chế độ thăng tiến rõ ràng cho nhân viên, xây dựng văn hóa tổ chức và có chế độ khen thưởng, kỉ luật minh bạch, rõ ràng.
Quản trị công bằng là sự cải tiến của quản trị thân thiện, khi ưu điểm cốt lõi nhất là đào tạo năng lực nhân viên tiếp tục duy trì và có thêm lộ trình, quy định tránh tình trạng lạm quyền.
5. Bí quyết quản lý doanh nghiệp hiệu quả
Tùy thuộc vào tình trạng doanh nghiệp mà các CEO, nhà quản lý hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình các hình thái quản trị phù hợp và linh hoạt trong cách tổ chức.
Tuy nhiên, dù ở bất kỳ giai đoạn hay hình thái nào, doanh nghiệp đều đối diện với thách thức về cách tổ chức và quản lý nhân sự. Sau thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến bậc nhất, 1Office đã cung cấp được giải pháp quản lý doanh nghiệp tổng thể có khả năng phù hợp với bất kể loại hình quản trị:
- Quản lý công việc thông minh, tích hợp giữa 2 phương pháp quản lý nổi tiếng: Mô hình thác nước (Waterfall Model) và Mô hình Scrum (Scrum Model).
- Môi trường làm việc trực tuyến kết nối giữa nhân viên và sếp bất kể khoảng cách, thời gian.
- Tự động cập nhật và phân tích số liệu chính xác, giúp nắm bắt tình hình doanh nghiệp và quản lý, tối ưu hóa vận hành nhân sự.
- Quản lý, giám sát và đánh giá nhân viên theo chuẩn cài đặt, cung cấp số liệu chi tiết về hiệu quả và năng lực nhân viên.
- Xây dựng văn hóa công ty với tính năng truyền thông nội bộ.
Với 1Office, nhà quản lý có thể quản trị doanh nghiệp một cách tổng thể, khoa học, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Nếu bạn đang gặp khó khăn quản trị doanh nghiệp, hãy Đăng ký dùng thử để được nhận tư vấn, 1Office sẽ hỗ trợ bạn giải quyết khó khăn một cách nhanh chóng!