Việc bắt đầu mở rộng quy mô cho doanh nghiệp là một dấu hiệu tốt bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang tiến đến sự phát triển hưng thịnh hơn, nắm bắt được những cơ hội tốt hơn. Và khi trải qua rất nhiều quá trình tiếp nhận, phát triển và thay đổi, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều đang đứng trước nguy cơ bị hòa tan, mai một văn hóa. Vấn đề mà các doanh nghiệp luôn phải đối mặt là làm thế nào để gìn giữ văn hóa của mình trước tốc độ thay đổi, hội nhập kinh tế? Để giải quyết câu hỏi lớn ở trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 5 cách hiệu quả để bảo tồn, duy trì văn hóa doanh nghiệp ngay sau đây.
Giữ văn hóa doanh nghiệp bằng quy trình tuyển dụng chặt chẽ
Thực tế cho thấy một trong những cách tốt nhất để đảm bảo duy trì văn hóa doanh nghiệp chính là nghiêm khắc trong vấn đề tuyển dụng và đào tạo. Các nhà tuyển dụng phải làm việc kỹ càng hơn để chắc chắn rằng nguồn nhân lực mới là những người có đủ phẩm chất, kỹ năng, đáp ứng tối thiểu những yêu cầu cơ bản được đưa ra và trên hết, họ phải là những nhân viên phù hợp với mục tiêu, chính sách phát triển của doanh nghiệp.
Tuyển dụng người phù hợp cũng là một “nghệ thuật” giữ gìn và phát triển doanh nghiệp
Vì giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp không chỉ nằm ở những cá nhân rời rạc mà nó luôn được ví như một bức tranh lớn. Ở đó, mối quan hệ của cấp trên và cấp dưới hay của từng cá thể đều được sắp xếp, kết nối một cách hợp lý lại với nhau, tạo ra một tổng thể trọn vẹn, vừa vặn. Nếu như có một mảnh ghép quá lớn hoặc quá bé thì sẽ không thể hoàn thiện bức tranh đó được.
Giữ văn hóa doanh nghiệp bằng cách củng cố giá trị doanh nghiệp
Một công ty phát triển dù là theo hướng nào, bằng phương pháp gì thì việc liên tục củng cố các giá trị và tăng cường nhiệm vụ mỗi ngày hay trong quá trình tuyển dụng cũng đều rất quan trọng.
Tăng cường giá trị, tạo ra mục tiêu giúp giữ văn hóa doanh nghiệp vững bền
Khi tạo ra các mục tiêu, các giá trị có thể tiếp cận được và nhìn thấy được thông qua các hoạt động văn phòng thường ngày sẽ giúp khuyến khích tinh thần, tạo động lực phấn đấu cho nhân viên. Hãy luôn nói cho họ biết về mục tiêu dài hạn lẫn ngắn hạn của công ty là gì, giúp họ có sự tiếp cận và chuẩn bị đúng đắn nhất cho các dự án quan trọng sắp tới.
Giữ văn hóa doanh nghiệp bằng cách thấu hiểu, công nhận nhân viên
Không có phương pháp duy trì nào tốt hơn bằng cách đặt chính văn hóa doanh nghiệp của mình ở nơi mà mỗi nhân viên có thể nhìn thấy và tiếp nhận nó một cách tự nhiên mỗi ngày.
Lắng nghe, thấu hiểu luôn là mắt xích tốt đẹp kết nối nhân viên và cấp trên
Đó là lý do vì sao các ban lãnh đạo nên thường xuyên khen thưởng đối với các nhân viên có thành tích tốt, động viên, khích lệ những ai còn chưa tốt bởi điều này sẽ giúp họ cảm thấy sự cố gắng của bản thân được coi trọng, từ đó họ sẽ muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty.
Nói thì dễ nhưng trên thực tế, đây là cả một quá trình cần nhiều thời gian lắng nghe, thấu hiểu, tương tác, chia sẻ với nhau giữa cấp trên, cấp dưới. Cuối cùng, quả ngọt cho những nỗ lực là tạo ra được mắt xích kết nối mạnh mẽ và duy trì văn hóa tốt đẹp của công ty.
Giữ văn hóa doanh nghiệp bằng cách phát huy những điều tốt vốn có
Với tiêu chí hòa nhập nhưng không hòa tan, ngoài việc gìn giữ văn hóa doanh nghiệp thì các nhà quản trị nên thiết lập một môi trường làm việc tạo cơ hội cho nhân viên phát huy những hoạt động truyền thống của công ty.
Giữ văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi để phát triển
Đây là cũng là một hình thức kế thừa tinh thần trong công tác quản trị từ xa xưa, bởi vì trên tất cả, văn hóa truyền thống mới là thứ phản ánh phần nào sự riêng biệt, độc đáo của một doanh nghiệp. Ví dụ như việc tổ chức ăn mừng vào những ngày lễ lớn, hoặc sắp xếp kế hoạch đi dã ngoại, tổ chức các hoạt động ngoài trời cho toàn công ty. Hãy thêm cả chuyên mục “thứ Sáu năng động” được lên kế hoạch với các trò chơi nho nhỏ bởi vì điều này đảm bảo sẽ đem đến nhiều năng lượng tích cực cho mỗi ngày làm việc của nhân viên.
Giữ văn hóa doanh nghiệp bằng cách tích cực lắng nghe và phản hồi
Một công ty đang phát triển sẽ luôn cần lắng nghe và ghi nhận những đóng góp của cấp dưới. Khi doanh nghiệp dần dần trở nên lớn mạnh hơn thì đây là một trong những yếu tố then chốt để có thể nhìn ra được những thiếu sót, những điểm chưa tốt trong công tác quản trị, cũng như vận hành công ty.
Từ đó có thể giúp các nhà lãnh đạo thay đổi, sửa chữa kịp thời, góp phần khiến cho doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
1Office – Bí quyết gìn giữ và phát triển tinh hoa văn hóa doanh nghiệp
Được tạo ra dựa trên mong muốn giải quyết những nỗi lo của các nhà quản trị, 1Office như một công cụ hoàn hảo với các tính năng ưu việt, giúp gắn kết mọi người trong doanh nghiệp với nhau.
Với hệ thống mạng nội bộ, vấn đề giao tiếp, trao đổi, chia sẻ, thảo luận giữa các nhân viên, các bộ phận, phòng ban sẽ được cải thiện.
Nếu như trước đây, tất cả công việc quản lý đều phải bắt buộc phải thực hiện trực tiếp, nghĩa là các nhà quản trị phải theo dõi 24/24 bằng các thiết bị máy tính cồng kềnh, rườm rà, thì ngày nay, chỉ cần với một chiếc điện thoại, chúng ta sẽ có thể giám sát tiến độ của dự án một cách dễ dàng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Bên cạnh đó, việc áp dụng 1Office vào công tác quản trị doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, bình đẳng, năng động và ở đó, các nhà lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên, mở ra những cơ hội cho cấp dưới thể hiện bản lĩnh, hỗ trợ phát huy được tiềm năng của họ.