Trong mọi giao dịch, hợp đồng 3 bên luôn đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng, hiểu biết sâu rộng về nội dung, chính sách và các quy định pháp lý trước khi tiến hành ký kết. Trong bài viết này, cùng 1Office tìm hiểu về một số quy định và nguyên tắc quan trọng mà doanh nghiệp phải biết khi tham gia ký kết hợp đồng ba bên. Đâu là những điểm cần lưu ý để đảm bảo rằng hợp đồng được xây dựng một cách chính xác và bảo vệ lợi ích của mỗi bên? Hãy theo dõi bài viết ngay nhé!
Mục lục
1. Hợp đồng 3 bên là gì?
Hợp đồng 3 bên là một loại hợp đồng dân sự trong đó có sự tham gia bình đẳng của ba bên thay vì chỉ hai bên như trong hợp đồng truyền thống. Các bên tham gia vào hợp đồng này đều có quyền và nghĩa vụ riêng biệt mà họ mong muốn đạt được từ việc ký kết hợp đồng. Với chữ ký của cả 3 bên trong hợp đồng nhằm chứng nhận rằng mỗi bên đã đọc và đồng ý với các điều khoản và điều kiện được quy định.
Hợp đồng 3 bên thường được sử dụng trong các tình huống phức tạp, trong đó có nhiều mối quan hệ liên quan và các quyền và trách nhiệm phải được xác định rõ ràng. Đây có thể là các thỏa thuận liên quan đến việc phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ, hợp tác trong quản lý dự án, liên kết kinh doanh hoặc các giao dịch thương mại phức tạp khác.
Dưới đây là một số hợp đồng 3 bên được sử dụng phổ biến trong các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp:
- Hợp đồng góp vốn 3 bên,
- Hợp đồng hợp tác 3 bên,
- Hợp đồng mua bán 3 bên,
- Hợp đồng thế chấp tài sản 3 bên,
- Hợp đồng 2 bên vì lợi ích của bên thứ 3.
(Tìm hiểu và tải xuống file mẫu 5 loại hợp đồng ba bên ở Phần 6)
Trước khi ký kết một hợp đồng 3 bên, các bên tham gia nên tham khảo ý kiến của luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để đảm bảo rằng hợp đồng được xây dựng một cách chính xác và phù hợp với mục đích và lợi ích của mỗi bên. Đồng thời tránh được những tranh chấp và các rủi ro pháp lý tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2. Nội dung cần có của một bản hợp đồng 3 bên
Theo quy định tại Điều 398, Bộ Luật dân sự 2015 các nội dung cơ bản cần có của một bản hợp đồng 3 bên để đảm bảo sự rõ ràng và minh bạch trong quan hệ giữa các bên bao gồm:
- Mô tả các bên tham gia (tổ chức hoặc cá nhân)
- Đối tượng và phạm vi hợp đồng
- Điều kiện thanh toán
- Thời gian và hiệu lực hợp đồng
- Thời hạn hợp đồng
- Địa điểm ký kết
- Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
- Điều khoản về chấm dứt
- Giải quyết tranh chấp
- Điều khoản bổ sung
- …
Những nội dung trên chỉ là một số phần cơ bản nên có trong hợp đồng ba bên, tùy thuộc vào loại hợp đồng, ngành nghề mà có các điều khoản khác phù hợp với tình huống và yêu cầu cụ thể của các bên tham gia.
3. Quy trình & Giá trị pháp lý của mẫu hợp đồng ba bên
3.1 Quy trình ký kết hợp đồng 3 bên trong doanh nghiệp
Hiện nay có 2 loại hợp đồng văn bản được pháp luật Việt Nam công nhận về giá trị pháp lý là Hợp đồng truyền thống & Hợp đồng điện tử. các cá nhân, doanh nghiệp cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây để chọn lựa hình thức ký kết phù hợp nhất:
Quy trình | Hợp đồng truyền thống 3 bên | Hợp đồng điện tử 3 bên |
Bước 1 | Chuẩn bị hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng thống nhất về mục đích, phạm vi, và điều kiện giao dịch. Xác định rõ vai trò, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. | Chuẩn bị hợp đồng: Giống hợp đồng truyền thống 3 bên |
Bước 2 | Soạn thảo hợp đồng: Lập dự thảo hợp đồng dựa trên các thỏa thuận và yêu cầu của các bên, ghi rõ các điều khoản quan trọng như giá trị giao dịch, thời gian thực hiện, cam kết và khoản phạt, chính sách bảo mật và bảo vệ thông tin. | Soạn thảo hợp đồng điện tử: Sử dụng công nghệ thông tin để soạn thảo hợp đồng trong môi trường điện tử. Đảm bảo các điều khoản và điều kiện được thể hiện rõ ràng và dễ hiểu. |
Bước 3 | Xem xét và thảo luận hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng xem xét, đánh giá các điều khoản, điều kiện, đồng thời thảo luận để điều chỉnh và đồng ý với các điều khoản chưa rõ ràng hoặc gây tranh chấp. | Xem xét và thảo luận hợp đồng: Giống hợp đồng ba bên truyền thống |
Bước 4 | Kiểm tra pháp lý và nội dung hợp đồng: Các bên nên kiểm tra pháp lý của hợp đồng để tuân thủ các quy định pháp luật và xem xét nội dung hợp đồng để đảm bảo tính chính xác, tránh sai sót. | Kiểm tra pháp lý và nội dung hợp đồng: Giống hợp đồng ba bên truyền thống |
Bước 5 | Chuẩn bị tài liệu ký kết: Chuẩn bị bản hợp đồng cuối cùng để ký kết, bao gồm các bản sao và tài liệu liên quan. Các bên tham gia cần xác minh thông tin cá nhân và đại diện hợp pháp (Hợp đồng ba bên được in tối thiểu thành 6 bản, mỗi bên giữ 2 bản) | Ký kết hợp đồng điện tử: Sử dụng phương thức ký kết điện tử để các bên tham gia đặt chữ ký số, mã OTP hoặc sử dụng các phương thức xác thực tương tự giúp tăng tính bảo mật và tránh việc thay đổi nội dung sau khi ký kết. |
Bước 6 | Ký kết hợp đồng: Tổ chức buổi ký kết hợp đồng với sự tham gia của tất cả các bên hoặc gửi chuyển phát các bản hợp đồng về từng công ty để trình ký | Lưu trữ và quản lý hợp đồng điện tử: Các bên tham gia lưu trữ và quản lý hợp đồng điện tử trên phần mềm giúp tiện lợi trong việc tra cứu và theo dõi. |
Bước 7 | Lưu trữ và quản lý hợp đồng: Bản hợp đồng sau khi ký kết nên được lưu trữ một cách an toàn và dễ dàng truy cập.
Các bên tham gia nên có hệ thống lưu trữ và quản lý hợp đồng để tiện lợi trong việc tra cứu và theo dõi. |
Bảng so sánh Hợp đồng ba bên truyền thống & điện tử
Nhận bản dùng thử tính năng ký số 1Office miễn phí
Tóm lại, cả 2 loại hợp đồng ba bên này đều có giá trị pháp lý và được công nhận trong quy trình ký kết hoặc tranh chấp hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng điện tử sẽ luôn là tiện lợi hơn vì tiết kiệm thời gian và công sức đồng thời mang lại tính bảo mật, xác thực cao hơn so với hợp đồng giấy truyền thống.
3.2 Giá trị pháp lý của hợp đồng ba bên bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 401, Bộ Luật dân sự 2015, quy định về giá trị pháp lý của hợp đồng ba bên như sau:
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, giá trị pháp lý của hợp đồng 3 bên bao gồm việc bảo vệ quyền và lợi ích, chứng minh sự đồng ý và cam kết, định rõ quyền và nghĩa vụ, cung cấp phương tiện giải quyết tranh chấp giữa các bên và tuân thủ các quy định pháp luật.
Bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia: Nhằm đảm bảo sự công bằng và cân nhắc giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Chứng minh sự đồng ý và cam kết của các bên: Hợp đồng ba bên là tài liệu chứng minh rõ ràng việc các bên đã đồng ý với các điều khoản và điều kiện của hợp đồng. Nó cung cấp bằng chứng về sự cam kết và thỏa thuận giữa các bên.
Định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên: Hợp đồng ba bên xác định rõ vai trò, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Điều này giúp đảm bảo sự rõ ràng và minh bạch trong quá trình làm việc và tránh tranh chấp.
Phương tiện giải quyết tranh chấp: Hợp đồng ba bên thường chứa các điều khoản liên quan đến phương tiện giải quyết tranh chấp (như trọng tài hoặc tòa án). Nhằm có một cơ chế xử lý tranh chấp hiệu quả và công bằng nếu có bất kỳ xung đột nào xảy ra.
Định rõ điều kiện và quy định pháp lý: Hợp đồng ba bên cần phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và định rõ điều kiện và quy định pháp lý liên quan đến giao dịch. Điều này giúp đảm bảo tính hợp pháp và tuân thủ pháp luật của hợp đồng.
4. Quy định khi ký kết hợp đồng ba bên
Dưới đây là một số quy định quan trọng mà doanh nghiệp cần biết khi ký kết hợp đồng 3 bên:
- Định rõ vai trò và trách nhiệm của từng bên tham gia: Hợp đồng cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi bên để đảm bảo sự rõ ràng và minh bạch trong quá trình thực hiện.
- Xác định mục tiêu và phạm vi của hợp đồng: Hợp đồng cần đặt ra mục tiêu cụ thể và xác định rõ phạm vi các hoạt động mà các bên cam kết thực hiện để đảm bảo sự hiểu rõ và đồng nhất.
- Quy định về phương thức thanh toán: Hợp đồng cần điều chỉnh chi tiết về phương thức thanh toán, bao gồm thời điểm, phương thức và điều kiện thanh toán để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình thanh toán.
- Điều khoản về bảo mật thông tin và bí mật thương mại: Hợp đồng cần có các điều khoản về bảo mật thông tin và bí mật thương mại để đảm bảo sự bảo vệ thông tin quan trọng và tránh rò rỉ thông tin quan trọng cho bên thứ ba.
- Quy định về giải quyết tranh chấp: Hợp đồng cần có các điều khoản liên quan đến phương tiện giải quyết tranh chấp, như trọng tài hoặc tòa án, để đảm bảo có cơ chế xử lý tranh chấp hiệu quả và công bằng nếu có xung đột xảy ra.
- Điều khoản về chấm dứt hợp đồng: Hợp đồng cần quy định rõ về điều kiện và cách thức chấm dứt hợp đồng, bao gồm cả hậu quả pháp lý và tài chính, để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong việc chấm dứt hợp đồng.
5. Nguyên tắc ký kết hợp đồng 3 bên dành cho Nhà lãnh đạo
Khi tham gia vào quá trình ký kết hợp đồng, các bên cần nắm vững những nguyên tắc quan trọng sau đây:
5.1 Nguyên tắc về mặt nội dung
Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nội dung của hợp đồng được xác định rõ ràng, chi tiết và minh bạch. Mọi mục tiêu, phạm vi, điều kiện, và quyền lợi của từng bên cần được định rõ, tránh gây hiểu lầm hoặc tranh chấp trong tương lai.
5.2 Nguyên tắc về mặt hình thức
Hợp đồng có thể được thực hiện dưới hình thức văn bản giấy tờ truyền thống hoặc sử dụng phương tiện điện tử, tùy thuộc vào quy định pháp luật và tính chất của hợp đồng.
5.3 Nguyên tắc về giá trị pháp lý
Nhà lãnh đạo cần đảm bảo rằng hợp đồng có giá trị pháp lý và tuân thủ đúng các quy định và luật pháp hiện hành. Việc tuân thủ pháp luật giúp đảm bảo tính hiệu lực và sự thực thi của hợp đồng khi cần thiết.
5.4 Nguyên tắc về bảo mật thông tin
Thông tin quan trọng và nhạy cảm không nên được tiết lộ hoặc sử dụng sai mục đích, nhằm bảo vệ lợi ích của cả ba bên tham gia hợp đồng.
5.5 Nguyên tắc về giải quyết tranh chấp
Người quản trị cần đảm bảo rằng hợp đồng có điều khoản về giải quyết tranh chấp một cách công bằng và hiệu quả. Điều này giúp tránh xung đột và hỗ trợ quá trình thực hiện hợp đồng suôn sẻ hơn.
5.6 Nguyên tắc về chấm dứt hợp đồng
Tổ chức cần xác định rõ điều kiện và cơ chế chấm dứt hợp đồng khi cần thiết. Điều này đảm bảo tính linh hoạt và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp khi có sự thay đổi hoặc vấn đề không thể giải quyết được.
6. Phân loại 5 mẫu hợp đồng ba bên phổ biến (Tải miễn phí)
6.1 Hợp đồng góp vốn 3 bên
Đây là hợp đồng được sử dụng khi ba bên cùng tham gia góp vốn vào một dự án, công ty, hoặc tổ chức. Hợp đồng này xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên về việc góp vốn và quản lý.
TẢI XUỐNG: [1OFFICE] Hợp đồng góp vốn 3 bên.docx
6.2 Hợp đồng hợp tác 3 bên
Đây là loại hợp đồng được ký kết giữa ba bên để thực hiện một dự án, sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Hợp đồng này xác định quyền và trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình hợp tác.
TẢI XUỐNG: [1OFFICE] Hợp đồng hợp tác 3 bên.docx
6.3 Hợp đồng mua bán 3 bên
Loại hợp đồng này xảy ra khi có ba bên tham gia trong một giao dịch mua bán. Hợp đồng này xác định các điều khoản về mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ, giá trị, điều kiện thanh toán và quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
TẢI XUỐNG: [1OFFICE] Hợp đồng mua bán 3 bên.docx
6.4 Hợp đồng thế chấp tài sản 3 bên
Đây là loại hợp đồng được sử dụng khi ba bên tham gia trong việc thế chấp một tài sản nhằm bảo đảm thực hiện một khoản vay hoặc nghĩa vụ tài chính khác. Hợp đồng này xác định các điều khoản về tài sản được thế chấp, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên.
TẢI XUỐNG: [1OFFICE] Hợp đồng thuế chấp tài sản 3 bên.docx
6.5 Hợp đồng 2 bên vì lợi ích của bên thứ 3
Đây là loại hợp đồng được ký kết giữa hai bên nhằm bảo vệ lợi ích của một bên thứ ba. Hợp đồng này xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong việc bảo vệ và thực hiện lợi ích của bên thứ ba.
TẢI XUỐNG: [1OFFICE] Hợp đồng 2 bên vì lợi ích của bên thứ 3.docx
——————————
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại phần mềm ký số, tính năng tốt đáp ứng các điểm lợi trên thì 1Office của chúng tôi chính là giải pháp phù hợp nhất. Hãy để lại thông tin vào biểu mẫu dưới đây, chúng tôi sẽ liên lạc hỗ trợ nhanh chóng nhất:
- Hotline: 083 483 8888
- Facebook: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/@1office-chuyendoisodn