083.483.8888
Đăng ký

Hợp đồng điện tử là một khái niệm ngày càng phổ biến trong thời đại công nghệ số hiện nay. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về hợp đồng điện tử và áp dụng chúng một cách hiệu quả, chúng ta cần tìm hiểu cụ thể về tính pháp lý, đặc điểm, lợi ích và sự khác biệt so với hợp đồng giấy. Cùng 1Office khám phá những thông tin trên qua bài viết này nhé!

Mục lục

1. Hợp đồng điện tử là gì?

Hợp đồng điện tử (E-contract) là loại hợp đồng mà các bên tham gia thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình, được gửi đi, nhận lại và lưu trữ trên các phương tiện điện tử như kỹ thuật số, công nghệ điện tử, quang học và các phương tiện điện tử khác.

Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 2005, hợp đồng điện tử là hợp đồng được lập thành dưới dạng thông điệp dữ liệu. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử, được thể hiện dưới dạng trao đổi dữ liệu điện tử, thư điện tử, chứng từ điện tử, điện tín, fax, điện báo và các hình thức tương tự khác.

Hợp đồng điện tử là gì?

2. Tính pháp lý của hợp đồng điện tử

Luật pháp Việt Nam chấp nhận tính hiệu lực của các hợp đồng điện tử, miễn là chúng tuân theo quy định. Điều này mang lại sự tự tin cho các doanh nghiệp khi sử dụng hình thức giao kết này để tối ưu hóa quy trình kinh doanh và giảm chi phí hoạt động.

Hợp đồng điện tử có đầy đủ căn cứ pháp lý theo luật pháp 

Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định, hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý giống như hợp đồng truyền thống. Cụ thể, giá trị pháp lý của loại hợp đòng này không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. 

Bên cạnh đó, theo Điều 14 của Bộ Luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động có thể được thực hiện thông qua phương tiện điện tử, sử dụng dữ liệu điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, và chúng có giá trị tương tự như hợp đồng lao động truyền thống bằng văn bản.

Gần đây, Thông tư 87/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính đã quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước. Theo đó, hợp đồng điện tử được công nhận và sử dụng trong hoạt động này có giá trị pháp lý tương tự như hợp đồng giấy.

Tóm lại, mặc dù hợp đồng số được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, nhưng tính pháp lý của chúng vẫn được thừa nhận và có thể được sử dụng làm bằng chứng trong trường hợp một trong hai bên không tuân thủ đúng những điều khoản đã thỏa thuận.

Cơ sở xác định tính pháp lý của hợp đồng điện tử

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử

Một hợp đồng điện tử đảm bảo tính pháp lý cần đáp ứng các điều kiện sau:

Đầy đủ chữ ký điện tử của các chủ thể tham gia

Tương tự hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử cũng cần đảm bảo có đầy đủ chữ ký số từ các bên tham gia như một sự chứng thực việc chấp thuận các điều khoản và xác nhận trách nhiệm thực hiện:

  • Đối với hợp đồng giữa các tổ chức, phải có sự xuất hiện của chữ ký số từ tất cả các bên tham gia trong hợp đồng.
  • Với hợp đồng được ký kết giữa tổ chức và cá nhân, yêu cầu ít nhất một chữ ký số từ tổ chức và một chữ ký số từ cá nhân (tuỳ theo thỏa thuận của các bên tham gia).

Đảm bảo tính toàn vẹn, không bị chỉnh sửa kể từ thời điểm ký kết

Hợp đồng điện tử cần đảm bảo tính toàn vẹn và không thể chỉnh sửa nội dung và điều khoản sau khi các bên hoàn tất việc ký số. Trên phần mềm ký số điện tử, mọi thay đổi liên quan đến hợp đồng, bất kể từ bên nào tham gia vào việc ký hợp đồng, đều được ghi nhận và lưu trữ bởi phần mềm. Do đó, bất kỳ sự chỉnh sửa hoặc thay đổi nào đối với nội dung của hợp đồng đều có bản ghi trong hệ thống.

Sau khi đã ký số, file hợp đồng và tài liệu ký trở thành phiên bản cuối cùng và không thể thay đổi. Hợp đồng điện tử được thiết kế với mức độ bảo mật tối ưu từ bên trong ra ngoài và được trang bị các biện pháp phòng ngừa tấn công mạng. Các kịch bản tấn công được liên tục cập nhật để xác định và đối phó với chúng, và các tiêu chuẩn mã hóa cao được áp dụng. Hệ thống lưu trữ cũng được đảm bảo an toàn bằng các biện pháp phòng ngừa tấn công và mất mát dữ liệu, và dữ liệu được lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu tuân thủ chuẩn an ninh thông tin quốc tế.

Người ký số là đại diện theo pháp luật hoặc được ủy quyền

Chữ ký số của người ký hợp đồng và chữ ký số của doanh nghiệp/tổ chức là hai yếu tố quan trọng để xác thực hợp đồng điện tử được ký đúng pháp nhân.

Về mặt pháp lý, chữ ký số của người ký hợp đồng tương ứng với chữ ký của người đại diện pháp luật, đóng vai trò xác định người đại diện cho doanh nghiệp/tổ chức tham gia giao kết hợp đồng. Chữ ký số của doanh nghiệp/tổ chức thay thế con dấu, xác nhận nội dung hợp đồng là đúng với ý chí của doanh nghiệp/tổ chức.

Tùy theo thỏa thuận của các bên, có thể chỉ sử dụng chữ ký số của doanh nghiệp/tổ chức. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý cao nhất, hợp đồng được số hóa nên có đủ hai chữ ký số này. Các bên tham gia hợp đồng cần lưu ý ký điện tử chính xác trên hợp đồng đang giao kết. Việc ký điện tử không chính xác có thể dẫn đến tranh chấp hợp đồng, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.

Chứng thư số được cấp bởi đơn vị được cấp phép và còn hiệu lực tại thời điểm ký kết

Dựa trên cơ sở pháp lý, chữ ký điện tử phải tuân theo các quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2015, Luật Giao dịch điện tử năm 2005, cùng với các nghị định số 130/2018/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, và nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, Chứng thư số trên hợp đồng phải được cấp bởi tổ chức đã được cấp phép và phải đảm bảo tính hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được ký kết.

3. Phân loại hợp đồng điện tử

Tùy thuộc vào hình thức hay mục đích của hợp đồng mà hợp đồng điện tử thường được chia thành các loại sau:

Phân loại theo hình thức

Hợp đồng điện tử có thể thực hiện ký kết dưới các hình thức sau:

Hợp đồng giấy đưa lên website

Loại hợp đồng này thường được tạo trước bằng văn bản giấy, sau đó sẽ được chỉnh sửa và tải lên trang web để các bên có thể tham gia vào việc ký kết. Các hợp đồng thường được đăng trên trang web dưới định dạng file PDF, với một nút xác nhận để thể hiện sự đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng. Ngoài ra, trang web còn có 2 nút lựa chọn cho bên tham gia, một là đồng ý và một là không đồng ý với việc ký kết hợp đồng.

Hợp đồng ký bằng giao dịch điện tử

Ưu điểm dễ thấy nhất của loại hợp đồng này là nội dung của hợp đồng không được thể hiện từ trước, mà được tạo ra thông qua quá trình giao dịch tự động. Nội dung của hợp đồng sẽ được tự động tổng hợp và xử lý bởi máy tính dựa trên thông tin mà khách hàng cung cấp.

Khi quá trình giao dịch hoàn tất, hợp đồng sẽ được tạo ra và hiển thị để cho khách hàng xác nhận sự đồng ý với các điều khoản và điều kiện. Bên bán sẽ nhận được thông báo về hợp đồng và sau đó gửi xác nhận đến người mua thông qua các phương tiện như email, fax, số điện thoại, và nhiều cách khác.

Hợp đồng hình thành qua Email

Hợp đồng điện tử hình thành qua email là loại hợp đồng được giao kết, soạn thảo tương tự như hợp đồng truyền thống, nhưng sử dụng thư điện tử (email) để ký kết. Loại hợp đồng này có nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên tham gia, bởi họ không cần gặp mặt trực tiếp để ký kết mà chỉ cần ký điện tử qua email.

Theo mục đích hợp đồng

Hợp đồng điện tử được phân loại theo các loại mục đích sau:

Hợp đồng thương mại

Hợp đồng kinh tế, hoặc còn gọi là hợp đồng thương mại điện tử, là loại hợp đồng trong đó một bên là thương nhân và bên còn lại phải có tư cách pháp lý theo quy định để hợp đồng có giá trị dưới dạng thông điệp dữ liệu. Các thông tin dữ liệu phải tuân theo các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các đặc điểm của hợp đồng kinh tế/hợp đồng thương mại điện tử nổi bật là:

  • Chủ thể: Hợp đồng này có hai bên chủ thể, một bên là thương nhân và một bên là chủ thể có tư cách pháp lý.
  • Mục đích: Mục tiêu chính của loại hợp đồng này thường là để đạt được lợi nhuận.
  • Đối tượng: Đối tượng của loại hợp đồng này thường là hàng hóa. Hợp đồng kinh tế/thương mại điện tử có thể bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung cấp dịch vụ.

Hợp đồng lao động

Tương tự như hợp đồng lao động truyền thống, hợp đồng lao động điện tử là một thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, liên quan đến các điều khoản như tiền lương, chế độ, trách nhiệm, và nghĩa vụ,… Thông tin trong hợp đồng lao động điện tử được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử và cũng có giá trị pháp lý tương tự như hợp đồng lao động truyền thống bằng văn bản.

Đặc điểm của loại hợp đồng này là bao gồm hai chủ thể chính, đó là người lao động và người sử dụng lao động. Các dạng hợp đồng lao động điện tử phổ biến bao gồm:

  • Hợp đồng lao động vô thời hạn.
  • Hợp đồng lao động có thời hạn.
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một đầu mục công việc cụ thể.

Hợp đồng dân sự

Hợp đồng điện tử dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, được thể hiện dưới hình thức thông điệp dữ liệu.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, có một số lĩnh vực dân sự mà hình thức hợp đồng điện tử không được áp dụng, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các loại tài sản bất động khác.
  • Văn bản thừa kế.
  • Giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn.
  • Giấy khai sinh, giấy khai tử.
  • Hối phiếu và các loại giấy tờ tương tự.

Tuy nhiên, hợp đồng điện tử vẫn có giá trị pháp lý như hợp đồng truyền thống và được sử dụng làm chứng cứ khi một trong hai bên tham gia không thực hiện đúng những điều khoản thỏa thuận.

4. Đặc điểm của hợp đồng điện tử

Đặc điểm của hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử có những đặc điểm khác biệt so với hợp đồng truyền thống. Những đặc điểm cơ bản của loại hợp đồng số này được liệt kê dưới đây.

Hợp đồng được thể hiện qua thông điệp, dữ liệu điện tử

Hợp đồng điện tử không tồn tại dưới dạng tài liệu giấy mà thay vào đó, nó được biểu diễn dưới dạng dữ liệu điện tử, ví dụ như tệp PDF, email, hoặc các thông điệp trên ứng dụng tin nhắn. Do đó, điểm đặc trưng đầu tiên của hợp đồng online là việc giao kết, đề nghị giao kết, thực hiện giao kết và lưu trữ hợp đồng đều bằng thông điệp dữ liệu, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. 

Có ít nhất 3 bên tham gia vào quá trình ký

Trong hợp đồng truyền thống, chỉ cần có hai bên chính: bên bán và bên mua. Tuy nhiên, trong hợp đồng điện tử, ngoài hai bên này, còn có một chủ thể thứ ba phải tham gia – đó chính là các nhà cung cấp dịch vụ mạng hoặc cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.

Cơ quan chứng thực chữ ký điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng. Chủ thể thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán hay ký kết hợp đồng online, mà nhiệm vụ của họ là hỗ trợ đảm bảo rằng hợp đồng số hóa được coi là hợp lệ về mặt pháp lý và có thể thực hiện một cách hiệu quả.

Phạm vi sử dụng của hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử không áp dụng đối với tất cả các loại giao dịch. Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định hợp đồng điện tử chỉ được áp dụng trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và hoạt động của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, hợp đồng điện tử không áp dụng đối với một số giao dịch đặc thù, chẳng hạn như giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, đăng ký kết hôn, ly hôn, khai sinh, khai tử,…

Có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi

Hợp đồng điện tử có điểm đặc biệt là thông tin liên quan được tạo và lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử, điều này cho phép hai bên tham gia hợp đồng không cần phải gặp nhau trực tiếp. Thay vào đó, họ có thể thực hiện việc ký kết trực tuyến một cách tiện lợi và nhanh chóng từ mọi địa điểm và mọi thời điểm.

5. Ưu điểm khi sử dụng hợp đồng điện tử

Những năm tháng chống lại dịch Covid-19 đã thúc đẩy các doanh nghiệp thay đổi trong hình thức hoạt động, từ làm việc Offline sang Online. Chính vì vậy, việc sử dụng hợp đồng điện tử và ký số từ xa đã trở thành một cách thích hợp để đáp ứng tình hình thực tế, giúp các doanh nghiệp có thể đồng hành với khó khăn này và đem lại nhiều lợi ích thiết thực.

Tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian, nguồn lực

Tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình ký kết hợp đồng, từ việc tạo lập, duyệt, ký, gửi, cho đến việc nhận hợp đồng, đều được thực hiện trực tuyến. Khách hàng không cần phải in ấn, quản lý hoặc lưu trữ một lượng lớn các hợp đồng, đồng thời có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian bằng cách không cần phải vận chuyển hợp đồng hoặc gặp trực tiếp để ký kết.

Giao kết thông minh thuận tiện 

Vì hợp đồng được thực hiện trên môi trường số nên bạn có chủ động việc ký kết bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu, không giới hạn về mặt thiết bị hỗ trợ. Bạn chỉ cần sử dụng các thiết bị thông minh như máy tính bảng, điện thoại, laptop,… miễn là có kết nối internet, mà không cần phải có mặt trực tiếp. Điều này đảm bảo tính liên tục của quá trình ký kết, ngay cả khi người ký không có mặt tại văn phòng công ty, không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và vận hành.

Lưu trữ thuận tiện, tra cứu dễ dàng

Các hợp đồng điện tử thường được lưu trữ trên các phần mềm quản lý hợp đồng nên Doanh nghiệp không cần phải tốn công tìm kiếm trong “núi” hợp đồng, hồ sơ được lưu trữ. Thay vào đó, bạn chỉ cần tìm kiếm trên kho dữ liệu trực tuyến và có thể dễ dàng xác định hợp đồng đã được ký, hợp đồng đang chờ ký hoặc hợp đồng đã trả lại một cách chính xác và nhanh chóng.

An toàn, bảo mật

Bảo mật dữ liệu là ưu tiên hàng đầu khi thực hiện giao dịch điện tử. Quy trình ký kết hợp đồng điện tử luôn được tuân theo tiêu chuẩn ISO/IEC/27001:2013 – tiêu chuẩn hàng đầu cho các hệ thống quản lý thông tin an ninh. Tất cả thông tin đều được bảo mật tối đa trong suốt quá trình giao dịch.

5. Sự khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy

Hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống đều được quy định bởi Bộ luật Dân sự 2015, tuy nhiên, giữa chúng có một số điểm khác biệt như sau:

Sự khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy

6. Các quy định về hợp đồng điện tử doanh nghiệp cần biết

Khi thực hiện việc ký hợp đồng online, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy định quan trọng trước khi tiến hành giao kết, nhằm đảm bảo rằng hợp đồng được thực hiện có tính pháp lý, không bị vô hiệu, và giảm thiểu tối đa các rủi ro cũng như tranh chấp trong quá trình thực hiện.

Tính giao kết hợp đồng

Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử

Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Tự nguyện giao kết: Các bên tham gia có quyền tự do thỏa thuận về việc sử dụng phương tiện điện tử để giao kết và thực hiện hợp đồng.
  • Tuân thủ pháp luật: Việc thành lập và giao kết hợp đồng phải thực hiện đúng các quy định của Luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng.
  • Thỏa thuận của các bên: Các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử.

Quy định về giao kết hợp đồng điện tử

Dựa theo nguyên tắc nêu trên, điều 36 của Luật giao dịch điện tử 2005 quy định về giao kết hợp đồng điện tử đã nêu rõ:

  • Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để thực hiện một phần hoặc toàn bộ quá trình giao kết hợp đồng.
  • Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ khi các bên có thỏa thuận khác, việc đề nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

Về thời điểm, địa điểm nhận, gửi hợp đồng điện tử

Luật giao dịch điện tử quy định rõ về thời điểm và địa điểm nhận gửi hợp đồng số tại Điều 19, đó là thời điểm và địa điểm nhận thông điệp dữ liệu, và điều này được quy định cụ thể như sau:

Về thời gian và địa điểm gửi hợp đồng điện tử:

Nếu các bên tham gia vào giao kết không có thỏa thuận khác, thì thời điểm và địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định tại Điều 17 của Luật giao dịch điện tử năm 2005 như sau:

  • Thời điểm: Đây là thời điểm mà thông điệp dữ liệu được gửi vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo.
  • Địa điểm: Được xác định dựa trên trường hợp người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân:
    • Nếu người khởi tạo là cơ quan hoặc tổ chức, địa điểm là trụ sở của họ.
    • Nếu người khởi tạo là cá nhân, địa điểm là nơi cư trú của họ.

Trong trường hợp cơ quan hoặc tổ chức có nhiều trụ sở, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu sẽ là trụ sở có liên quan mật thiết nhất với giao kết.

Về thời gian và địa điểm tiếp nhận hợp đồng điện tử

Liên quan đến việc xác định thời điểm và địa điểm nhận hợp đồng online, trong trường hợp không có sự thỏa thuận khác từ các bên tham gia vào giao kết, thì Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định như sau tại Điều 19:

  • Thời gian:
    • Trường hợp người nhận chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu, Thời điểm nhận diễn ra tại thời điểm thông điệp dữ liệu được nhập vào hệ thống thông tin đã được chỉ định.
    • Trong trường hợp người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu, Thời điểm nhận hợp đồng diễn ra khi thông điệp dữ liệu đó được nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận.
  • Địa điểm: Địa điểm nhận được xác định dựa trên tình huống người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân:
    • Nếu người nhận là cơ quan hoặc tổ chức, địa điểm nhận là trụ sở của họ.
    • Nếu người nhận là cá nhân, địa điểm nhận là nơi cư trú thường xuyên của họ.

Trong trường hợp người nhận có nhiều trụ sở, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu sẽ là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

Chữ ký số sử dụng để ký hợp đồng điện tử

Để đảm bảo tính an toàn của hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Chữ ký điện tử phải gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng và chỉ có người ký hợp đồng mới có thể tạo ra chữ ký điện tử đó.
  • Chữ ký điện tử phải thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký
  • Chữ ký điện tử không thể bị thay đổi sau khi ký, nếu có bất kỳ thay đổi nào đối với chữ ký điện tử, thì thay đổi đó có thể dễ dàng bị phát hiện.
  • Nội dung của hợp đồng điện tử phải không thể bị thay đổi sau khi ký, nếu có bất kỳ thay đổi nào đối với nội dung của hợp đồng điện tử, thì thay đổi đó phải dễ dàng bị phát hiện.

Liên hệ đăng ký chữ ký số ngay!

Chữ ký số mà doanh nghiệp sử dụng sẽ được coi là đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định nếu chữ ký số đó được chứng thực từ các đơn vị, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký đúng luật định.

7. Chữ ký số 1CA – Ký số “không chạm”, vận hành “không giấy”

Hiện nay, các phần mềm ký hợp đồng điện tử hay các đơn vị cung cấp dịch vụ ký số trên thị trường chỉ tập trung vào việc đáp ứng các giao dịch thương mại và văn bản thủ tục của nhà nước. Tuy nhiên, chúng không đáp ứng được việc xử lý chứng từ nội bộ doanh nghiệp do thiếu sự liên thông với các nghiệp vụ khác trong tổ chức. 

Chữ ký số 1CA – Ký số "không chạm", vận hành "không giấy"

Do đó, Chữ ký số 1CA của 1Office được xem là một bước tiến đáng kể so với các ứng dụng ký số độc lập hiện tại nhờ vào các ưu điểm vượt trội sau đây: 

  • Ký số mọi loại hợp đồng, văn bản thông báo, quyết định nội bộ, chứng từ,… 
  • Tích hợp ký số trong toàn bộ quy trình vận hành doanh nghiệp
  • Tích hợp ký hợp đồng điện tử và Hợp đồng lao động
  • Lưu trữ văn bản, chứng từ tập trung trên phần mềm
  • Hỗ trợ ký cùng lúc trên nhiều văn bản
  • Ký mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị
  • An toàn bảo mật, đảm bảo tính pháp lý

Với tính năng ký số được tích hợp trong mọi quy trình, chữ ký số 1CA sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết tận gốc các hạn chế của hình thức ký giấy truyền thống, hỗ trợ doanh nghiệp “xây dựng văn phòng không giấy”, đảm bảo tốc độ, tính linh hoạt và sự liên tục trong mọi hoạt động quản trị, tài chính, bán hàng và nhân sự.

Liên hệ đăng ký chữ ký số ngay!

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về hợp đồng điện tử cho các doanh nghiệp đang muốn chuyển đổi phương thức ký kết từ ký giấy truyền thống sang ký số điện tử.

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone