Trong thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp có mục tiêu xây dựng hệ thống đánh giá và tổng quát dựa trên những tiêu chí như KPI và KRI. Tuy nhiên khi tiến hành mới ngỡ ngàng khi chưa phân biệt được tường tận sự khác nhau giữa KPI và KRI. Vậy KRI là gì? KRI khác KPI như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!
I. KRI là gì? Khái niệm KRI, PI, KPI đơn giản, dễ hiểu nhất
KRI (Key Result Indicators): thước đo kết quả trọng yếu. Đây là thước đo kết quả của rất nhiều hoạt động được thực hiện bởi nhiều nhóm khác nhau và là thước đo tổng kết hữu ích, hiệu quả nhất. Mục đích của thước đo này là mang đến một cái nhìn rõ ràng khi xác định doanh nghiệp có đang hoạt động theo đúng phương hướng hay không.
PI (Performance Indicator): Chỉ số hiệu suất, có xu hướng đánh giá vào các phương tiện hoạt động, cá nhân hay nhóm, được đánh giá thường xuyên để biết xem doanh nghiệp bạn cần làm gì.
KPI (Key Performance Indicator): chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Là công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng. Mục đích của chỉ số này là đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức và cá nhân.
Khi đã biết được khái niệm KRI, hiểu rõ KPI, KRI là gì, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá những chỉ số này để biết bước tiếp theo doanh nghiệp nên làm gì.
II. KRI, PI, KPI khác nhau như thế nào? Mối liên hệ giữa KRI, KPI trong quản trị doanh nghiệp
1. KRI khác KPI như thế nào?
Tiêu chí so sánh | KRI | KPI |
Phạm vi | Phản ánh kết quả của nhiều hoạt động được quản lý thông qua nhiều thước đo mục tiêu khác nhau | Tập trung vào từng hoạt động cụ thể |
Chu kỳ | Tiến hành theo tháng, quý | Tiến hành theo ngày, tuần |
Tính chất | Tài chính/phi tài chính | Phi tài chính |
Hình thức báo cáo tổng kết | Theo đồ thị xu hướng, bảng biểu tổng quan (gồm kết quản và tinhf hình hoạt động trong chu kỳ lớn) | Theo mạng lưới nội bộ, cho biết chi tiết hoạt động, chỉ tiêu… để giao trách nhiệm từng người, từng phòng ban |
Đối tượng | Không có ý nghĩa nhiều đối với level quản lý cấp trung và nhân viên.
Được báo cáo với BOD (Ban giám đốc, Hội đồng quản trị) như bảng tổng kết kết quả, tiến độ. CEO là người chịu trách nhiệm duy nhất cho một KRI |
Toàn bộ nhân viên hiểu và chủ động bám sát thực hiện.
Được báo cáo với CEO, nhóm quản lý cấp trung và cao. Trách nhiệm có thể ràng buộc cho một hoặc nhiều cá nhân, nhóm làm việc cùng thực hiện chung một KPI. |
Tham khảo ngay: Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing doanh nghiệp |
2. Mối liên hệ giữa KRI và KPI trong quản trị doanh nghiệp
Phương diện liên kết | Đặc điểm |
Tính chiến lược | Các chỉ số KPI thường được phân bổ từ trên xuống theo hình tháp ngược: KPI toàn công ty -> bộ phận -> đội nhóm -> cá nhân. Mỗi cá nhân hoàn thành chỉ tiêu KPI của mình thì toàn doanh nghiệp đạt mục tiêu. KPI giúp cả doanh nghiệp cùng tiến về phía trước theo một mục đích chung và định hướng chung. |
Hoạt động đo lường | KPI với mục đích đo lường hoạt động mang tính chiến lược, hầu như bao gồm những hoạt động tạo ra lợi nhuận chính trong chuỗi giá trị của tổ chức. Còn KRI đo lường những hoạt động mang tính duy trì thường xuyên. |
Tính thay đổi | KPI thường thay đổi theo từng tháng, quý, năm, phụ thuộc vào chiến lược hoạt động của tổ chức ở các mốc thời gian. Ngược lại, KRI mang tính ổn định, hơn, hầu như ít có thay đổi. |
Như vậy, để quản trị doanh nghiệp toàn diện, hai chỉ số KPI và KRI đều là xương sống của tổ chức, cần thiết được xây dựng và áp dụng hiệu quả. Các doanh nghiệp cần ban hành quy chế đánh giá và thực hiện dựa trên các yếu tố thực tiễn của mỗi doanh nghiệp.
Xem thêm: 6+ biểu mẫu đánh giá nhân viên theo KPI cho các phòng ban đầy đủ, chi tiết 2022 |
III. Áp dụng KRI và KPI trong quản trị doanh nghiệp – Chìa khóa để thành công
KPI giúp doanh nghiệp nói chung và mỗi nhân viên nói riêng thấy được tầm quan trọng của một loạt các công việc mà doanh nghiệp đang làm, việc nào cần ưu tiên hơn và việc thực hiện tốt các yếu tố này sẽ đảm bảo mang lại một kết quả tốt cho tổ chức trong tương lai.
Sử dụng KPI và KRI trong việc tính lương-thưởng, như một số doanh nghiệp đang áp dụng, góp phần làm cho việc đánh giá kết quả thực hiện công việc trở nên cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn. Những nỗ lực và kết quả làm việc của nhân viên được đánh giá, ghi nhận một cách kịp thời, chính xác và công bằng luôn được xem là một phương thức hữu hiệu trong việc tạo động lực làm việc.
Với nhân viên làm việc ở công ty áp dụng hệ thống KPI/KRI, thay vì tự mò mẫm với một núi các công việc hoặc dù biết nên làm gì nhưng lại thiếu động lực để vượt qua sự trì trệ của bản thân.
Ưu điểm điển hình nổi bật của KRI là đo lường và thống kê được tác dụng tổng quát của nhiều hoạt động giải trí khác nhau được triển khai đồng thời trong doanh nghiệp, giúp nhà quản trị hoàn toàn có thể nhìn nhận toàn diện và tổng thể tiến trình thực thi, mức độ hoàn thành xong, hiệu quả tổng quan của những trách nhiệm đang ở mức nào so với kế hoạch định hướng được đề ra, cũng như phần nào năng lượng, hiệu suất của nhân viên cấp dưới ở 1 số ít góc nhìn nhất định .
Qua bài viết trên, hi vọng các doanh nghiệp đã có cái nhìn chính xác hơn về chỉ số đo lường kết quả trọng yếu KRI cũng như sự khác biệt và mối liên hệ giữa KRI – KPI trong hoạt động quản trị.
Bên cạnh đó, để đánh giá nhân viên cũng như đo lường các chỉ số KRI, KPI một cách dễ dàng và thuận tiện theo đúng thời gian, các doanh nghiệp cần một giải pháp phần mềm để trợ giúp hữu ích. 1Office – phần mềm quản trị doanh nghiệp hàng đầu – sẽ giúp bạn làm điều này.
Được phát triển từ năm 2011, 1Office không chỉ là giải pháp đáp ứng nhu cầu quản trị tổng thể của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, mà 1Office còn là một môi trường làm việc trực tuyến trên Internet của doanh nghiệp.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
- Hotline: 083 483 8888
- Website: https://1office.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA