Tuyển dụng luôn là nhiệm vụ hàng đầu mà mọi HR cần thực hiện. Một nhà tuyển dụng hiệu quả bên cạnh kiến thức và kinh nghiệm thì kỹ năng cũng là một phần rất quan trọng. Trong số đó, kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng là một kỹ năng đặc biệt quan trọng, nó quyết định phần lớn đến hiệu quả trong việc tuyển dụng nhân sự. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu Các Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả cho HR.
Mở đầu
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có phòng Hành chính Nhân sự của riêng mình. Đây chính là phòng ban chịu trách nhiệm quản lý nhân sự cho toàn bộ doanh nghiệp. Một số nhiệm vụ chính mà Hr department sẽ phải thực hiện như:
- Tuyển dụng và đào tạo.
- Lưu trữ hồ sơ nhân sự.
- Thực hiện truyền thông nội bộ của tổ chức.
- Xây dựng các kế hoạch, quy định để cải thiện hiệu suất người lao động.
- …
Có thể thấy, tuyển dụng là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu mà HR cần phải thực hiện. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng mà HR cần phải biết để nâng cao hiệu quả.
Tham khảo thêm: Tổng hợp kỹ năng nhân sự của nhà quản trị mà doanh nghiệp cần biết |
Các hình thức phỏng vấn tuyển dụng nhân sự phổ biến
Phỏng vấn online
Phỏng vấn qua điện thoại thường được sử dụng để thu hẹp phạm vi ứng viên sẽ được mời phỏng vấn trực tiếp. Trong giai đoạn sàng lọc trước, người phỏng vấn nên chuẩn bị kỹ lường các câu hỏi để để xác định xem trên thực tế, họ có phải là ứng viên khả thi cho vị trí này hay không. Hình thức này cũng yêu cầu kỹ năng phỏng vấn của nhà tuyển dụng cụ thể bởi họ phải thông thạo công nghệ, xây dựng bộ câu hỏi sao cho phù hợp bởi phỏng vấn Online là hình thức trao đổi thông tin khó hơn so với phỏng vấn trực tiếp.
Các cuộc phỏng vấn trước qua điện thoại có thể giúp nhà tuyển dụng:
- Đánh giá kỹ năng giao tiếp chung của ứng viên.
- Làm rõ các mục không rõ ràng trong sơ yếu lý lịch của ứng viên.
- Hỏi về những thay đổi công việc thường xuyên hoặc những khoảng trống trong việc làm.
- Trò chuyện thẳng thắn với ứng viên về yêu cầu lương.
Phỏng vấn trực tiếp 1-1
Đây là hình thức phỏng vấn được sử dụng phổ biến nhất. Tùy vào từng ứng viên và từng vị trí cụ thể mà HR phải có kỹ năng phỏng vấn và đánh giá ứng viên cụ thể. Phỏng vấn theo hình thức trực tiếp sẽ thể hiện họ năng lực của người được phỏng vấn, có thể cung cấp cho người phỏng vấn cảm nhận về hiệu suất công việc và thái độ của ứng viên đối với công việc.
Các cuộc phỏng vấn trực tiếp sẽ giúp nhà tuyển dụng:
- Xác định xem ứng viên có sở hữu các thuộc tính hoặc kỹ năng nhất định hay không.
- Thái độ, hiệu suất làm việc của ứng viên có phù hợp với doanh nghiệp không.
Phỏng vấn nhóm
Có hai loại phỏng vấn nhóm thường được thực hiện: Phỏng vấn nhóm ứng viên và phỏng vấn nhóm hội đồng.
Trong một cuộc phỏng vấn nhóm ứng viên, một ứng viên ở trong phòng với những người nộp đơn xin việc khác, những người có thể đang ứng tuyển cho cùng một vị trí. Mỗi ứng viên lắng nghe thông tin về công ty và vị trí và có thể được yêu cầu trả lời các câu hỏi hoặc tham gia các bài tập nhóm. Phỏng vấn nhóm ứng viên ít phổ biến hơn phỏng vấn nhóm hội đồng.
Trong một cuộc phỏng vấn nhóm hội đồng, một ứng viên sẽ được phỏng vấn riêng bởi một hội đồng gồm hai người trở lên. Loại phỏng vấn nhóm này thường là một phiên hỏi và trả lời, nhưng một ứng viên cũng có thể được yêu cầu tham gia vào một bài tập hoặc bài kiểm tra.
Tìm hiểu thêm: MBTI là gì? Ứng dụng test trắc nghiệm tính cách để đánh giá nhân sự, ứng viên
5 Kỹ năng phỏng ứng viên chuyên nghiệp giúp đánh giá chính xác
Để trở thành một nhà tuyển dụng tài ba, các kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng mà HR nên có là gì? Nhà quản trị nhân sự có thể tham khảo các kỹ năng nhà tuyển dụng cần thiết trong phần này:
1. Kỹ năng lắng nghe
Gần 3/4 (74,7%) số nhà tuyển dụng được khảo sát cảm thấy rằng kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng nên có là lắng nghe. Bằng cách lắng nghe những gì khách hàng của bạn muốn và cần, bạn sẽ có thể điều chỉnh những yêu cầu mà doanh nghiệp đang tìm kiếm để tìm ra những ứng viên phù hợp nhất và cuối cùng là cải thiện chất lượng quy trình tuyển dụng nhân sự của bạn. Không chỉ vậy, nó sẽ giúp công việc của bạn dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn biết chính xác những gì bạn đang tìm kiếm.
2. Tư duy về bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp
Trong các kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng, tư duy về bức tranh toàn cảnh đã được 26,8% các chuyên gia tuyển dụng bình chọn là kỹ năng nhà tuyển dụng cần phải có và bắt buộc phải có. Bức tranh toàn cảnh sẽ thể hiện mục tiêu và tầm nhìn dài hạn của tổ chức. Vì vậy, nếu bạn nhận thức được bất kỳ yêu cầu dài hạn nào, bạn có thể tiết kiệm cho mình rất nhiều thời gian và công sức. Bên cạnh đó, nó còn giúp nâng cao hiệu quả của quá trình tuyển dụng doanh nghiệp.
Ví dụ: Có thể một ứng viên không phù hợp với vai trò hiện tại mà bạn đang tuyển dụng , nhưng với số kỹ năng này, vị trí, kinh nghiệm của ứng viên này có thể phù hợp với các vị trí mà doanh nghiệp cần phải có trong tương lai. Vì vậy, việc mà nhà tuyển dụng cần thực hiện ngay bây giờ chính là lưu trữ hồ sơ, thông tin cá nhân của ứng viên để phục vụ cho tương lai.
Tất nhiên, là một HR, bạn không thể đoán trước được tương lai, nhưng bạn có thể tự giúp mình bằng cách cố gắng đánh giá trước nhu cầu dài hạn của doanh nghiệp cũng như mục tiêu dài hạn mà ban lãnh đạo hướng tới.
3. Kỹ năng Đàm phán
Thị trường doanh nghiệp đang ngày càng mở rộng, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường cho nên ứng viên có thể nói là không thiếu lựa chọn nơi làm việc cho bản thân. Gần 80% nhà tuyển dụng tin rằng các ứng viên nắm giữ quyền lực khi tuyển dụng năm nay. Do đó, khả năng thương lượng một lời mời làm việc là cực kỳ được săn đón. Việc thương lượng sẽ được sử dụng rất nhiều trong kỹ năng phỏng vấn ứng viên của HR. Việc thương lượng sẽ ảnh hưởng mạnh tới quá trình deal lương – một trong những vấn đề cốt yếu của tổ chức.
Ví dụ: Có khả năng một số ứng viên sẽ yêu cầu mức lương cao hơn hoặc các quyền lợi tốt hơn. Vì vậy, đàm phán một hợp đồng làm cho cả hai bên hài lòng là điều quan trọng nhất trong một cuộc phỏng vấn.
Vì vậy, tìm ra điểm cân bằng thích hợp cho đàm phán là chìa khóa giúp HR có một cuộc phỏng vấn thành công và không thể không khẳng định rằng Kỹ năng đàm phán tuyển dụng là một trong những yếu tố bắt buộc mà mọi nhà tuyển dụng cần phải có.
4. Khuyến khích giao tiếp
Người phỏng vấn phải biết cách khơi gợi thông tin mong muốn từ các ứng viên. Nó không đòi hỏi một kỹ thuật phức tạp, nhưng nó đòi hỏi nhiều hơn là chỉ hỏi các ứng viên xem họ có sở hữu các kỹ năng và thuộc tính cần thiết hay không. Vì vậy, nhà quản trị phải có phong cách giao tiếp làm sao để ứng viên cảm thấy thoải mái, dễ bắt lời từ đó thông tin sẽ dễ dàng trao đổi hơn.
5. Đặt các câu hỏi mang tính chất thăm dò, suy ngẫm
Kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng mang tính chất thăm dò sẽ giúp ứng viên thổ lộ được suy nghĩ, đánh giá của mình về các khía cạnh như:
- Suy nghĩ của ứng viên về vị trí ứng tuyển
- Định hướng lâu dài của họ trong tương lai
- Đánh giá, cảm nhận của ứng viên về doanh nghiệp
- Phong cách làm việc của người được phỏng vấn
Việc đặt ra hàng loạt các câu hỏi để thu về nguồn thông tin ở các khía cạnh trên sẽ giúp HR có cái nhìn tổng quan nhất về ứng viên từ đó tiến hành đánh giá, xác định mức độ phù hợp của họ đối với doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Cách xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự chi tiết, chuẩn nhất 2023 |
1 số câu hỏi quan trọng trong buổi phỏng vấn ứng viên
Đối với cả nhà tuyển dụng và ứng viên để đạt được hiệu quả cao nhất trong một cuộc phỏng vấn, điều cần thiết là phải xem xét cẩn thận loại câu hỏi tuyển dụng để hỏi. Mặc dù tầm quan trọng của việc chuẩn bị trước các câu hỏi, nhà tuyển dụng không nên đi vào cuộc phỏng vấn với một danh sách các câu trả lời lý tưởng trong đầu. Ngoài một số câu hỏi bắt buộc cần phải có trong một buổi phỏng vấn như:
- Giới thiệu về thông tin cá nhân
- Giới thiệu về điểm mạnh, điểm yếu
- Sự hiểu biết của ứng viên về doanh nghiệp và vị trí ứng tuyển
STT | Dạng câu hỏi | Ví dụ minh họa | Ý nghĩa – Tiêu chí đánh giá |
1 | Các câu hỏi truyền thống |
|
Nắm bắt được thông tin cơ bản về ứng viên |
2 | Nhóm câu hỏi về hành vi | – Mô tả một tình huống mà bạn thuyết phục thành công ai đó nhìn nhận mọi thứ theo cách của bạn.
– Một ví dụ cụ thể về thời điểm bạn sử dụng khả năng phán đoán và logic để giải quyết một vấn đề. – Khoảng thời gian mà bạn phải sử dụng kỹ năng thuyết trình của mình để tác động đến ý kiến của ai đó. – Một ví dụ cụ thể về thời điểm mà bạn phải tuân theo một chính sách mà bạn không đồng ý. |
Các câu hỏi của người phỏng vấn được thiết kế để xác định xem ứng viên có sở hữu các thuộc tính hoặc kỹ năng nhất định hay không, các câu hỏi này có xu hướng tập trung, thăm dò và cụ thể |
3 | Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá năng lực làm việc | – Một tình huống mà kỹ năng giao tiếp bằng lời nói của bạn đã tạo nên sự khác biệt trong kết quả. Bạn cảm thấy thế nào? Bạn đã học được gì?
– Một tình huống khi bạn phải thuyết phục người khác chấp nhận quan điểm của mình khi họ cho rằng bạn đã sai. Bạn đã chuẩn bị như thế nào? Cách tiếp cận của bạn là gì? Họ đã phản ứng như thế nào? Kết quả là gì? – Hãy kể cho tôi nghe câu chuyện thành công lớn nhất của bạn liên quan đến [kỹ năng] |
Cung cấp cho người phỏng vấn cảm nhận về hiệu suất công việc và thái độ của ứng viên đối với công việc |
4 | Nhóm câu hỏi phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp | – Bạn thấy mình ở đâu trong năm năm nữa?
– Bạn đang muốn đạt được điều gì từ vị trí tiếp theo của mình? – Hãy mô tả phong cách quản lý của bạn. |
Xác định chuyên nghiệp và khát vọng nghề nghiệp của ứng viên |
5 | Nhóm câu hỏi về kỹ năng xử lý tình huống | – Hãy kể cho tôi nghe về khoảng thời gian bạn có một mối quan hệ khó khăn trong công việc với một đồng nghiệp. Thử thách là gì?
– Khoảng thời gian bạn phải khuyến khích người khác đóng góp ý kiến hoặc quan điểm. Bạn đã làm thế nào để mọi người cùng đóng góp? Kết quả cuối cùng là gì? |
Tìm hiểu cách ứng viên vượt qua, giải quyết vấn đề cũng như kinh nghiệm và kiến thức học được có thể được áp dụng vào các tình huống có thể xảy ra trong tương lai như thế nào. |
6 | Câu hỏi tìm hiểu về sự phù hợp văn hóa doanh nghiệp | – Bạn làm việc tốt nhất một mình hay trong một nhóm?
– Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty của chúng tôi? – Hãy cho tôi biết về mối quan hệ của bạn với người quản lý trước đây của bạn: Nó hiệu quả như thế nào? Làm thế nào nó có thể được cải thiện? |
Xác định xem họ có phù hợp với môi trường làm việc của doanh nghiệp bạn hay không |
Quản lý quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp, tối ưu với phần mềm 1Office
Là phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp với tệp khách hàng lên tới 5000+ doanh nghiệp, có thể nói HRM là một trong những phân hệ Top 1 thị trường Việt Nam về quản lý tuyển dụng. Với 1Office, HR có thể thao tác đơn giản một loạt những hoạt động sau:
Số hóa và lưu trữ hồ sơ nhân sự
- Hồ sơ nhân sự của doanh nghiệp sẽ được thao tác toàn bộ trên hệ thống giúp quá trình tìm kiếm, tra cứu thông tin nhân sự được thực hiện dễ dàng.
- Lên báo cáo tự động về giờ làm việc, tình trạng nhân sự thực tế của doanh nghiệp
Tuyển dụng
- Quản lý quá trình tuyển dụng: tiến độ tuyển dụng, chi phí đã chi ra tuyển dụng,…
- Lưu trữ hồ sơ ứng viên, lọc hồ sơ ứng viên theo từng kênh tuyển dụng để đánh giá hiệu suất làm việc của HR, hiệu quả tuyển dụng của từng kênh
Đồng bộ hóa dữ liệu chấm công
- Theo dõi tình hình công – ca, giờ làm việc thực tế của người lao động
- Bảng lương được thực hiện tự động giúp giảm khối lượng công việc, giảm giờ làm
- Cho phép chấm công qua nhiều hình thức: FaceID, GPS,…
Quản lý KPI
Tiến độ thực hiện công việc, mức độ hoàn thành KPI của người lao động sẽ được tính toán, thực hiện tự động trên phần mềm phụ thuộc vào cài đặt của Admin
Qua bài viết trên, 1Office mong rằng chúng tôi đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin hữu dụng và cần thiết nhất. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn thiết kế được quy trình quản lý tuyển dụng cũng như có được cho mình những kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng hiệu quả nhất. Xin cảm ơn!
Thông tin chi tiết:
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA