Nhận xét đánh giá nhân viên là một trong những khâu quan trọng nhất trong công tác quản trị nhân sự của mỗi doanh nghiệp. Làm thế nào để đánh giá và nhìn nhận nhân viên một cách công tâm nhất luôn là trăn trở của những người làm nhân sự. Để tháo gỡ nút thắt cho vấn đề này, 1Office gợi ý cho bạn 80+ lời nhận xét đánh giá nhân viên chi tiết, chuẩn xác nhất trong bài viết dưới đây.
1. Những lưu ý khi nhận xét đánh giá nhân viên
Nhìn nhận đúng thực lực của nhân viên
Đánh giá năng lực của nhân viên là cơ sở để nhà quản lý đưa ra những quyết định quan trọng ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi của nhân sự như tăng lương, thăng chức, khen thưởng hoặc nhắc nhở, khiển trách. Bởi vậy bất kỳ nhân viên nào cũng muốn được nhìn nhận năng lực một cách công tâm, thỏa đáng nhất, tương xứng với những nỗ lực và giá trị của họ.
Để làm được điều này thì nhà quản lý cần giữ cho mình “một cái đầu lạnh”, không bị yếu tố cảm xúc chi phối (thiên vị hoặc định kiến) để đưa ra những lời nhận xét đánh giá nhân viên khách quan nhất.
Đánh giá dựa trên căn cứ thực tế
Công tác nhận xét nhân viên cần phải đảm bảo tính minh bạch bằng cách căn cứ theo kết quả công việc thực tế của nhân viên và có minh chứng cụ thể.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng một bộ tiêu chí minh bạch, rõ ràng để làm khung tham chiếu khi đánh giá năng lực nhân viên. Các tiêu chí đánh giá cần đảm bảo có thể đo lường và được cụ thể hóa (ví dụ KPI, số lượng sản phẩm, khối lượng công việc,…).
Cân bằng giữa khen ngợi và phê bình
Một buổi đánh giá năng lực là cơ hội để nhân viên được công nhận những thành quả, nỗ lực của mình, đồng thời cũng giúp họ nhận ra được những điểm yếu cần cải thiện để ngày một hoàn thiện bản thân hơn. Bởi vậy, nhà lãnh đạo cần lưu ý nên đánh giá nhân viên một cách toàn diện và đưa ra những feedback hai chiều.
Không chỉ trích nhân viên
Đừng biến buổi đánh giá trở thành cơn “ác mộng” mà không một nhân viên nào muốn tham gia. Một buổi đánh giá nặng nề sẽ kéo theo một loạt những hậu quả như khiến nhân viên xuống tinh thần, mất động lực làm việc, giảm năng suất và thậm chí đi đến quyết định rời bỏ công ty.
2. Những khía cạnh cần quan tâm khi nhận xét đánh giá nhân viên
Kết quả công việc
Kết quả công việc là thành quả làm việc của nhân viên, được đo lường chủ yếu bằng các chỉ tiêu định lượng như KPI, doanh số, số lượng sản phẩm,… Yếu tố này thể hiện trách nhiệm và hiệu suất của nhân viên trong công việc, là căn cứ để đánh giá thành tích cũng như đưa ra những chính sách khen thưởng cho nhân sự.
Năng lực, trình độ
Năng lực, trình độ là yếu tố quyết định khả năng thực hiện và đảm bảo chất lượng công việc của nhân viên. Khía cạnh này bao gồm kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc. Đây là một trong những phương diện cần được chú trọng nhất trong công tác đánh giá nhằm nâng cao chất lượng lao động và phát triển nguồn nhân lực cho tổ chức.
Thái độ làm việc
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng và đào tạo nhân viên vẫn luôn ưu tiên “thái độ hơn trình độ”. Bởi thái độ chính là yếu tố quyết định nhân viên có thể tiến xa đến đâu và đồng hành cùng doanh nghiệp trong bao lâu. Thái độ và tinh thần làm việc của nhân viên sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố như tính kỷ luật, tính trung thực, khả năng hợp tác, thái độ học hỏi,…
Xem thêm: 7 Phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả, dễ ứng dụng
3. Tổng hợp 80+ lời nhận xét đánh giá nhân viên chi tiết nhất
3.1. Đánh giá tổng thể
Lời nhận xét đánh giá nhân viên tổng thể sẽ được sử dụng trong các buổi review, tổng kết cuối kỳ, cuối tháng hoặc cuối năm. Khi đó quản lý và nhân viên sẽ cùng ngồi lại và đánh giá quá trình thực hiện công việc một cách toàn diện, trên nhiều phương diện khác nhau. Một số mẫu câu gợi ý nhà quản lý có thể sử dụng như sau:
Khen ngợi | Phê bình |
Chứng minh những giá trị của bản thân mang lại trong công việc một cách thuyết phục. | Nhân viên gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường làm việc. |
Luôn hoàn thành công việc một cách xuất sắc vượt quá sự mong đợi. | Nhân viên chưa thể đáp ứng được những kỳ vọng về vai trò và năng lực của bản thân trong công việc. |
Có thái độ làm việc chuyên nghiệp, không né tránh trách nghiệm, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. | Nhân viên có thái độ chưa chuyên nghiệp khi làm việc gây ảnh hưởng tới không khí và hiệu suất của công ty/phòng ban. |
Có khả năng chịu áp lực tốt, luôn đảm bảo tiến độ công việc. | Thiếu sót trong việc quản lý công việc và thời gian. Không đảm bảo được tiến độ công việc. |
Lời nhận xét đánh giá nhân viên dựa trên kết quả thực hiện công việc
Nhân viên sẽ luôn phải đảm bảo KPI cho các nhân và bộ phận theo từng tuần, tháng. Bởi vậy tổ chức các buổi đánh giá kết quả công việc mỗi tuần là điều cần thiết để xác định xem nhân viên có hoàn thành được trách nhiệm của mình cũng như chỉ tiêu đề ra hay không, đồng thời đưa ra những giải pháp cải thiện KPI kịp thời.
Khi đánh giá thành tích nhân viên dựa trên kết quả công việc, nhà quản trị cần quan tâm đến 2 yếu tố sau:
3.2. Nhận xét đánh giá chất lượng công việc
Khen ngợi | Phê bình |
Luôn đặt ra những định hướng chi tiết và mục tiêu cụ thể khi thực hiện công việc | Đánh giá quá cao năng lực bản thân dẫn đến việc đưa ra những mục tiêu không thực tế |
Có tinh thần không ngừng học hỏi. Luôn chủ động tìm kiếm thông tin và công cụ để hoàn thành công việc | Thường đưa ra những quyết định sai lầm ảnh hưởng tới chất lượng công việc |
Luôn đảm bảo chất lượng công việc, góp phần nâng cao uy tín và doanh thu cho | Ý thức tự giác trong công việc kém, không thể đảm bảo đúng tiến trình công việc |
Nâng cao hiệu suất công việc (Doanh thu) từ …% – …% | Gặp vấn đề trong công việc nhóm, thiếu sự tương tác thông tin với các thành viên trong nhóm |
>> Đánh giá chất lượng công việc nhân viên dễ dàng và hiệu quả với:
3.3. Nhận xét đánh giá về hiệu suất làm việc
Khen ngợi | Phê bình |
Có khả năng hoàn thành công việc với hiệu suất vượt trên yêu cầu | Không đáp ứng được yêu cầu của công việc được giao phó |
Sẵn sàng thực hiện những công việc nằm ngoài vị trí khi cần thiết. | Ôm đồm quá nhiều công việc làm giảm hiệu suất và chất lượng |
Góp phần thúc đẩy sự gia tăng năng suất của toàn bộ phận | Gây ảnh hưởng tới tiến trình hoàn thành công việc của cả bộ phận |
Có năng lực xử lý công việc một cách nhanh chóng | Làm việc với thái độ cho có, không thật sự để tâm vào công việc |
Tải ngay: 6+ biểu mẫu đánh giá nhân viên theo KPI cho các phòng ban đầy đủ, chi tiết nhất 2022
Lời nhận xét đánh giá nhân viên dựa trên năng lực, trình độ
Nhận xét đánh giá nhân viên dựa trên khả năng thực hiện công việc sẽ được sử dụng phổ biến trong các buổi review lương. Năng lực, trình độ chính là cơ sở để nhà quản lý cân nhắc đặt ra mức lương tương xứng cho nhân viên. Bởi vậy khía cạnh này cần phải được đánh giá chuẩn xác nhằm xây dựng chính sách lương thưởng công bằng, minh bạch trong tổ chức.
3.4. Nhận xét đánh giá về kiến thức, năng lực chuyên môn
Khen ngợi | Phê bình |
Có kiến thức phong phú về các lĩnh vực chuyên môn. | Gặp khó khăn trong việc giải quyết các thắc mắc của đối tác |
Luôn chủ động tìm hiểu và cập nhật những thông tin và công cụ phục vụ cho công việc | Nên tham gia thêm các khóa học chuyên môn để cải thiện năng lực. |
Được tin tưởng giao cho những công việc có tính chuyên môn cao. | Chất lượng công việc thường không đồng đều. |
Đem lại chất lượng công việc vượt quá sự kỳ vọng. | Sử dụng những phương pháp lỗi thời không phù hợp với các công việc hiện tai |
3.5. Nhận xét đánh giá về khả năng sáng tạo
Khen ngợi | Phê bình |
Có cái nhìn độc đáo và quan điểm sáng tạo khi giải quyết công việc | Quá cứng nhắc, đi theo lối mòn cũ khi xử lý công việc. |
Có cách tiếp cận linh hoạt với những xu hướng mới. | Không chịu tiếp nhận những kiến thức mới. |
Luôn là người tiên phong trong việc tiếp nhận những kiến thức và xu hướng mới | Không chủ động đưa ra ý kiến cá nhân trong công việc, chỉ biết làm việc theo khuôn mẫu |
Không e dè sự thay đổi, luôn sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới trong công việc. | Không chủ động tiếp cận các cơ hội mới do e dè trước các rủi ro. |
3.6. Nhận xét đánh giá về kỹ năng giao tiếp
Khen ngợi | Phê phán |
Luôn giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và đối tác | Thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người |
Khả năng diễn đạt trôi chảy, rõ ràng mạch lạc. Đảm bảo người nghe có thể hiểu và bắt kịp. | Thiếu sót trong kỹ năng diễn đạt gây hiểu lầm |
Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, văn bản hay cử chỉ đều chuyên nghiệp, đem lại hiệu quả cao. | Không dám yêu cầu sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, đối tác khi không có khả năng hoàn thành |
Diễn đạt những nội dung khó hiểu một cách đơn giản và dễ hiểu cho người nghe. | Thiếu kỹ năng giao tiếp bằng văn bản. |
3.7. Nhận xét đánh giá về khả năng lãnh đạo
Khen ngợi | Phê Bình |
---|---|
Có khả năng dẫn dắt nhân viên, kết nối tập thể. | Chuyên quyền quá mức, không tiếp thu những ý kiến từ nhân viên |
Hiểu rõ những điểm mạnh yếu của nhân viên để có sự phân chia công việc phù hợp | Coi nhẹ quyền lợi chính đáng của nhân viên. |
Lắng nghe và tôn trọng những ý kiến từ nhân viên | Thiếu sự kiên nhẫn trong việc dẫn dắt thành viên mới. |
Sẵn sàng chỉ dạy và chia sẻ kiến thức kinh nghiệm với nhân viên | Không có sự công nhận thích đáng dành cho nhân viên |
3.8. Nhận xét đánh giá về kỹ năng giải quyết vấn đề
Khen ngợi | Phê Bình |
Có sự nhạy bén khi gặp những khó khăn bất ngờ | Không chịu lắng nghe ý kiến của mọi người |
Đánh giá các thách thức từ mọi góc độ trước khi đưa ra các quyết định | Đưa ra các quyết định một cách vội vàng khi chưa có sự suy nghĩ thấu đáo |
Không hoảng loạn trước những vấn đề khó khăn, luôn giữ thái độ chuyên nghiệp và bình tĩnh | Trở nên bối rối khi phải đối mặt với những vấn đề khó khăn. |
Chịu trách nghiệm hoàn toàn trước những quyết định của bản thân. | Có xu hướng đùn đẩy trách nghiệm khi đưa ra những quyết định sai lầm |
Lời nhận xét đánh giá nhân viên dựa trên thái độ làm việc
3.9. Nhận xét đánh giá về tinh thần làm việc nhóm
Khen ngợi | Phê bình |
Khả năng làm việc nhóm tốt, luôn sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ các thành viên trong nhóm | Không sẵn sàng chia sẻ thông tin với các thành viên trong nhóm |
Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm | Quá đề cao cái tôi, thiếu sự tôn trọng với các đồng nghiệp |
Góp phần lớn vào những thành công của cả tập thể | Không chịu lắng nghe và tiếp thu các ý kiến từ thành viên cùng nhóm |
Luôn suy nghĩ đến sự thành công của cả tập thể chứ không chỉ cá nhân | Chỉ tập trung vào lợi ích của bản thân. Sẵn sàng hy sinh lợi ích của tập thể hoặc các thành viên khác |
3.10. Nhận xét đánh giá về tác phong làm việc
Khen ngợi | Phê bình |
Luôn đảm bảo những cam kết với đối tác và trong công việc | Có thái độ không trung thực trong công việc |
Luôn tuân thủ những quy định và nguyên tắc làm việc của công ty | Thường khởi xướng hoặc lan truyền những tin đồn trong môi trường làm việc |
Tôn trọng các giá trị cốt lõi từ phía đối tác và bản thân công ty | Không tuân thủ các quy tắc của công ty |
Tránh xa những tin đồn không đáng có trong môi trường làm việc | Thường để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng tới quyết định trong công việc |
3.11. Nhận xét đánh giá về tính chuyên cần và đúng giờ
Khen ngợi | Phê Bình |
Có ý thức tốt về thời gian, luôn đúng giờ. | Thường xuyên chậm trễ trong công việc. |
Luôn đảm bảo hoàn thành công việc đúng hoặc trước thời hạn | Thường xuyên đi muộn làm giảm hiệu suất làm việc |
Luôn có sự chuẩn bị trước trong công việc hoặc các cuộc họp | Thường xuyên tổ chức các cuộc họp một cách khẩn cấp |
Hiếm khi vắng mặt, tuy nhiên nếu có sẽ hoàn thành và bàn giao các công việc cần thiết cho đồng nghiệp cẩn thận. | Có xu hướng làm việc riêng quá nhiều trong thời gian làm việc |
4. Đánh giá nhân sự minh bạch, chuẩn xác với phân hệ HRM 1Office
1Office là phần mềm quản trị nguồn nhân lực toàn diện, có tính năng đánh giá KPI, ASKH… theo chuẩn từng khung năng lực giúp quản trị thành tích nhân viên toàn diện, hiệu quả phù hợp cho các doanh nghiệp trong thời đại 4.0 hiện nay. Hãy quên đi các phương pháp đánh giá thủ công truyền thống! 1Office sẽ giúp bạn số hóa toàn bộ quy trình đánh giá nhân sự một cách khoa học, bài bản với những tính năng ưu việt:
- Hệ thống báo cáo Dashboard đa chiều, trực quan cùng bộ lọc thông minh giúp đo lường & đánh giá năng lực, hiệu suất làm việc của nhân sự hiệu quả
- Báo cáo phần trăm hoàn thành công việc giúp giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện công việc của nhân sự, nắm bắt được nhân viên có trễ deadline hay không
- Tự động tổng hợp số liệu về KPI, công việc theo từng nhân viên cụ thể
- Liên kết đánh giá KPI với công việc, lương thưởng giúp dễ ra quyết định minh bạch với nhân sự
Bài viết trên đây của 1Office đã cung cấp cho bạn mẫu lời nhận xét đánh giá nhân viên chuyên nghiệp, công tâm nhất giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự và giới thiệu giải pháp số hóa công tác quản trị thành tích nhân viên với phân hệ HRM của 1Office. Hãy đăng ký để trải nghiệm 1Office HRM ngay hôm nay!
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 083 483 8888
Fanpage 1Office: https://www.facebook.com/1officevn
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/1OfficeNềntảngquảnlýtổngthểDoanhNghiệp