Mẫu chính sách đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp
Mẫu chính sách đào tạo nhân sự giúp các doanh nghiệp, tổ chức luôn vững mạnh, phát triển khi có những nhân viên tiềm năng.
Xuất phát từ mục đích nâng cao nguồn nhân lực, đào tạo nhân sự đã trở thành vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm và phát triển. Mỗi công ty sẽ có những chính sách đào tạo riêng phù hợp với lộ trình phát triển. Bài viết này, 1Office sẽ giới thiệu với bạn mẫu chính sách đào tạo nhân sự chuẩn.
1. Chính sách đào tạo nhân sự là gì?
Chính sách đào tạo nhân sự là:
- Một bộ các nguyên tắc, quy định của doanh nghiệp đối với hoạt động đào tạo nhân sự.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng của nhân viên.
- Đáp ứng yêu cầu kinh doanh và phát triển khả năng của nhân viên. Từ đó đáp ứng mong đợi của khách hàng.
Chính sách đào tạo nguồn nhân lực đầy đủ là chính sách được thiết kế để đảm bảo các kế hoạch phát triển nhân viên giai đoạn đầu và phát triển năng lực cho các nhân viên cũ. Đặc biệt là những thành viên cốt lõi.
Đọc thêm: 5 bước xây dựng quy trình đào tạo nội bộ hiệu quả cho doanh nghiệp
2. Các yếu tố cần có trong mẫu chính sách đào tạo nhân sự
Người quản lý cần ghi nhớ các yếu tố cần có trong biểu mẫu chính sách đào tạo nhân sự.
2.1 Phạm vi áp dụng trong mẫu chính sách đào tạo nhân sự
Việc đào tạo của nhân viên toàn thời gian sẽ có sự khác biệt với nhân viên bán thời gian hoặc nhân viên thời vụ. Ngoài ra, dựa trên tính chất công việc, một số vị trí sẽ cần được quản lý tách biệt với chính sách đào tạo chung của toàn bộ công ty.
Công ty cần vạch rõ phạm vi áp dụng chính sách với những đối tượng nào để đảm bảo các cá nhân nắm được và tuân thủ quy trình đào tạo của doanh nghiệp.
2.2 Các khái niệm được đề cập trong mẫu chính sách đào tạo nhân viên
Doanh nghiệp cần làm rõ định nghĩa của công ty về:
- Chương trình đào tạo chung.
- Chương trình đào tạo riêng cho từng phòng ban
- Chương trình đào tạo cho cá nhân.
2.3 Trách nhiệm của từng phòng ban/cá nhân
Trách nhiệm cần được chia rõ cho: Phòng Nhân sự, Giám đốc phòng ban và cá nhân. Lưu ý, hãy trao đổi kỹ với nhân viên về nghĩa vụ của nhân viên.
Sẽ có những trường hợp Công ty sẽ thu hồi lại 100% tiền học phí bằng việc trừ vào lương hoặc trợ cấp thôi việc đối với các khóa học được công ty trả tiền 100%, nhằm mục đích đóng góp cho thành công của doanh nghiệp như:
- Nhân viên xin nghỉ việc trong thời gian diễn ra đào tạo. Hoặc trong vòng 2 tháng sau khi khóa đào tạo kết thúc.
- Không vượt qua kỳ thi sát hạch nếu có của đơn vị đào tạo…
Việc trao đổi/thông báo trước cho nhân viên sẽ giúp tránh những mâu thuẫn, thắc mắc sau này cũng như lãng phí ngân sách, nhân lực. Chính vì vậy, trong chính sách đào tạo nhân sự, công ty cần minh bạch. Đảm bảo phòng ban, cá nhân hiểu và hoàn thành trách nhiệm của mình.
2.4 Ngân sách cho đào tạo nhân viên
Công ty cần biết chắc liệu mình có đủ chi phí để chi trả cho các buổi đào tạo như đề xuất của phòng nhân sự và cần làm rõ trách nhiệm xây dựng và quản lý ngân sách của mỗi bộ phận.
Phòng Nhân sự phụ trách các chương trình đào tạo chung, chương trình đào tạo của phòng ban và chương trình đào tạo cá nhân. Trong khi đó, mỗi phòng có trách nhiệm với chương trình đào tạo tổ chức nội bộ của phòng ban mình.
2.5 Chi tiết quy trình đào tạo
Quy trình đào tạo giống như tấm bản đồ rõ nét nhất dành cho các nhân viên khi họ làm việc trong doanh nghiệp. Bạn cần đảm bảo những nội dung sau:
- Nhu cầu và thông tin đào tạo.
- Đào tạo nội bộ, đào tạo bên ngoài.
- Lưu trữ hồ sơ đào tạo.
Bạn nên tính trước và linh hoạt các thông tin như: Lịch trình các buổi đào tạo; sức chứa phòng đào tạo. Hình thức đào tạo, cách đánh giá kết quả đào tạo,… tùy thuộc theo các kế hoạch đào tạo.
Báo cáo “Workplace Learning Report 2018” do LinkedIn thực hiện đã chỉ ra: 93% nhân viên gắn bó lâu hơn với một doanh nghiệp có văn hóa đào tạo mạnh mẽ và kế hoạch phát triển nhân sự bài bản. Một chính sách đào tạo nhân sự chuyên nghiệp, bài bản không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao nguồn lực mà còn giúp nhân viên định hình được lộ trình để nỗ lực và nâng cao năng lực.
TẢI NGAY MẪU CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO CHỈ VỚI 1 CLICK TẠI ĐÂY