Mẫu đơn xin nghỉ phép không lương trong doanh nghiệp
Làm thế nào để viết được một mẫu đơn xin nghỉ phép có khả năng được phê duyệt nhanh chóng?
Đơn xin nghỉ phép ngày dài không lương thường được sử dụng khi người lao động đã hết nghỉ phép năm, nhưng phát sinh nhu cầu muốn nghỉ dài ngày và không hưởng lương do có việc đột xuất hoặc có việc cá nhân cần giải quyết.
Đối với đơn xin nghỉ phép không lương, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Điền đầy đủ các thông tin liên quan đến công việc đảm nhận như vị trí, phòng ban; các thông tin cá nhân như họ tên, số điện thoại / địa chỉ liên hệ phòng trường hợp có sự cố xảy ra đang nghỉ phép.
- Ghi rõ lý do xin nghỉ. Lý do càng chi tiết, càng hợp lý thì đơn xin nghỉ càng dễ được chấp thuận, phê duyệt.
- Ghi rõ họ tên, chức vụ, bộ phận, thông tin của người thay thế đảm nhận phần việc trong thời gian nghỉ phép.
- Trình bày rõ các chi tiết công việc bàn giao. Càng chi tiết bao nhiêu, người thay thế càng thực hiện dễ dàng bấy nhiêu và thuận lợi cho quá trình xét duyệt phép.
Sau đây là một số tổng hợp của tổng hợp của 1Office về chủ đề này.
Mục lục
1. Thời gian nghỉ phép không lương
Trước khi tham khảo mẫu đơn xin nghỉ phép không lương, bạn cần biết một số thông tin về thời gian nghỉ phép của người lao động. Thông thường tại các công ty hoặc doanh nghiệp, người lao động sẽ được nghỉ 12 ngày phép. Tương đương với mỗi tháng 01 ngày phép có hưởng lương trong năm theo quy định. Ngoài ra, cứ 5 năm làm việc liên tục trong công ty, người lao động được hưởng thêm 1 ngày nghỉ phép hàng năm. Như vậy, trong trường hợp người lao động đã sử dụng hết phép năm, nhưng có việc riêng cần nghỉ thì có thể viết đơn xin nghỉ phép không hưởng lương.
Theo quy định của Luật Lao động 2012, bên cạnh những ngày lễ tết, những ngày phép năm, mỗi năm, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong một số trường hợp như sau:
- Kết hôn: nghỉ 3 ngày;
- Con cái kết hôn: nghỉ 1 ngày;
- Bố/mẹ đẻ/vợ/chồng chết; vợ/chồng chết; con chết: nghỉ 3 ngày.
- Ông/bà nội/ngoại, anh/chị/em ruột chết; bố/mẹ kết hôn; anh/chị/em ruột kết hôn: nghỉ 1 ngày
Ngoài những trường hợp trên thì người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với Công ty về việc xin nghỉ việc không hưởng lương. Tùy thuộc vào khối lượng công việc và hoàn cảnh vào thời điểm đó cho phép, Công ty có quyền quyết định cho người lao động nghỉ phép hay không.
Không có quy định nào giới hạn số ngày nghỉ phép không hưởng lương. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến công việc chung và giúp đơn nghỉ phép của bạn nhanh chóng được duyệt, bạn nên thông báo trước và nhận được sự chấp thuận của:
- Người quản lý trong trường hợp nghỉ không lương từ 12 ngày trở xuống.
- Trưởng phòng và Trưởng phòng Nhân sự trong trường hợp nghỉ không lương từ 13 ngày trở lên.
2. Việc đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ không lương
a. Trường hợp 1: Trên 14 ngày
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
b. Trường hợp 2: Dưới 14 ngày
Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương dưới 14 ngày trong tháng thì việc đó bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, BHTN được tính như sau:
- Với người lao động mới: Việc đóng bảo hiểm được tính từ ngày đầu của tháng chuyển đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng.
- Với người lao động ngừng việc, nghỉ việc: Việc đóng bảo hiểm được tính đến ngày cuối cùng của tháng ngừng việc, nghỉ việc.
3. Mẫu đơn xin nghỉ phép không lương trong doanh nghiệp
[TÊN CÔNG TY] CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kính gửi: – Ban Giám đốc ………………………………….
– Trưởng Phòng Nhân sự ………………………………….
– Trưởng phòng ………………………………….
Tên tôi là: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bộ phận: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Giám đốc và Trưởng phòng ……………… cho tôi nghỉ phép trong thời gian ……. ngày (Từ ngày …………. đến ngày …………)
Lý do xin nghỉ phép:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi đã bàn giao công việc cho ……………………………………….. thuộc bộ phận ………………………………………..
Các công việc được bàn giao:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………..
Tôi cam kết sẽ quay trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu không tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước công ty.
Kính mong Ban lãnh đạo Công ty chấp thuận cho nguyện vọng của tôi.
Xin chân trọng cảm ơn!
Ngày ………. tháng ………. năm ……..
Giám đốc Trưởng phòng Nhân sự Người quản lý Người đề xuất
(Duyệt) (Xác nhận) (Nêu rõ ý kiến, ký rõ họ tên) (Ký rõ họ tên)
Xem thêm bài viết:
Mẫu đơn xin nghỉ phép năm trong doanh nghiệp
Mẫu đơn xin nghỉ phép thông thường trong doanh nghiệp