083.483.8888
Đăng ký

Văn hóa doanh nghiệp được ví như linh hồn, bộ não, trái tim của cả một tổ chức. Bởi cậy, để một doanh nghiệp có thể phát triển hướng đến mục tiêu dẫn đầu trong ngành, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là không thể thiếu. Tuy vậy, mỗi doanh nghiệp có một phương pháp và mô hình phát triển văn hóa riêng. Vậy mô hình văn hóa doanh nghiệp nào phù hợp doanh nghiệp bạn? Cùng 1Office đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp (Corporate culture) có thể hiểu là toàn bộ những giá trị cốt lõi được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Và mô hình văn hóa doanh nghiệp (Organizational Culture Models) đóng vai trò như các khung sườn, hệ thống được thiết kế nhằm mục đích xác định các yếu tố cần thiết để hình thành hoặc ảnh hưởng đến văn hóa của một công ty. Có thể nói, mô hình văn hóa doanh nghiệp như cái khuôn để xác định các yếu tố về văn hóa, từ đó xác định rõ hơn các bước hành động có thể giúp sửa chữa, tối ưu hóa, thậm chí là cả thay đổi hướng đi văn hóa của doanh nghiệp.

Mô hình văn hóa doanh nghiệp là gì?

Chủ đề về văn hóa doanh nghiệp và các các mô hình văn hóa doanh nghiệp luôn được chú trọng và bàn luận một cách sôi nổi. Thực tế cho thấy, khi văn hóa doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng rất dễ bị “tổn thương”. Những thay đổi nhỏ nhất cũng có thể tạo hiệu ứng lan truyền. Ví dụ như có sự thay đổi về mặt nhân sự hoặc thay đổi trong chính sách làm việc. 

Bởi bản chất mong manh ban đầu như thế, doanh nghiệp cần một mô hình văn hóa doanh nghiệp hoàn thiện đóng vai trò như một cái khung để có những hướng đi cụ thể và giúp xác định cơ sở văn hóa. Đồng thời, nó còn giúp lan tỏa khái niệm “văn hóa doanh nghiệp” trong công ty một cách ít trừu tượng mà cụ thể hơn.

2. 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến hiện nay

2.1 Văn hóa Năng động và Sáng tạo (Adhocracy Culture)

Văn hóa Năng động và Sáng tạo (Adhocracy Culture)

Văn hóa năng động và sáng tạo là một mô hình văn hóa doanh nghiệp đặc biệt. Ở các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình này, đổi mới, sáng tạo không chỉ là những yếu tố được khuyến khích phát triển mà còn là yếu tố sống còn.

Với mô hình văn hóa doanh nghiệp như thế này, doanh nghiệp và nhân sự phải không ngừng nỗ lực để tạo những ý tưởng độc đáo. Sự linh hoạt được coi là chìa khóa, không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển theo mô hình văn hóa này luôn thay đổi và thích ứng một cách nhanh chóng với thị trường. Từ đó, doanh nghiệp không chỉ phát triển nhanh chóng mà còn luôn giữ vị trí dẫn đầu trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Ngoài ra, với các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên sự đổi mới, mọi cá nhân đều được trao quyền cất tiếng nói, tự do chia sẻ ý tưởng sáng tạo, bất kể chức vụ hay kinh nghiệm. Môi trường làm việc luôn khuyến khích đổi mới, thách thức những khuôn mẫu, hướng đến những đột phá sáng tạo.

Mô hình Adhocracy như một làn gió mới thổi bùng sức sống trong các công ty công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp và những ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng như thiết kế, quảng cáo hay truyền thông. Tại những doanh nghiệp này, đổi mới không chỉ là lợi thế cạnh tranh mà còn là chìa khóa sinh tồn và phát triển. Văn hóa năng động và sáng tạo của Adhocracy mang đến vô số lợi ích cho doanh nghiệp:

  • Linh hoạt thích ứng mọi thay đổi: Adhocracy giúp doanh nghiệp nhanh chóng bắt nhịp với biến động của thị trường và công nghệ.
  • Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới: Mỗi cá nhân được khuyến khích cất tiếng, đề xuất ý tưởng mới và thử nghiệm những phương pháp táo bạo.
  • Môi trường làm việc năng động và truyền cảm hứng: Nơi đây khơi gợi niềm đam mê, khích lệ nhân viên phát huy tối đa tiềm năng trong bầu không khí cởi mở và sáng tạo.

Adhocracy chính là mô hình văn hóa lý tưởng cho những tổ chức khao khát nắm bắt cơ hội, bứt phá trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và biến động của thế kỷ 21.

2.2 Văn hóa Hướng nội và Hỗ trợ (Clan Culture)

Văn hóa Hướng nội và Hỗ trợ (Clan Culture)

Văn hóa “Clan Culture” hay còn gọi là văn hóa hướng nội và hỗ trợ, là môi trường làm việc đề cao tinh thần đồng đội, nơi mỗi cá nhân được kết nối và hỗ trợ lẫn nhau. Mô hình văn hóa này chú trọng xây dựng một cộng đồng gắn kết, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được thuộc về, được kết nối và được hỗ trợ bởi những người xung quanh. Mọi người cùng chung tay gópsức, tạo nên một tập thể gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Trong “Clan Culture”, sự hợp tác và tương tác giữa các cá nhân không chỉ được đề cao mà còn là chìa khóa dẫn đến thành công. Nơi đây, tinh thần tương trợ và quan tâm lẫn nhau lan tỏa, tạo nên bầu không khí làm việc ấm áp, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được kết nối và là một phần không thể thiếu của tập thể. Nhờ vậy, lòng trung thành và gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp cũng được củng cố. Doanh nghiệp xây dựng văn hóa với mô hình Clan Culture sẽ có một số lợi như sau:

  • Tăng cường sự gắn kết và lòng trung thành của nhân viên: Môi trường làm việc thân thiện, gần gũi như gia đình giúp nhân viên cảm thấy được trân trọng, kết nối và hỗ trợ lẫn nhau.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng suất làm việc: Sự hợp tác và tương tác chặt chẽ giữa các thành viên giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, từ đó thúc đẩy tiến độ công việc và nâng cao năng suất chung.
  • Tạo dựng hình ảnh thương hiệu tích cực: Doanh nghiệp được đánh giá cao về môi trường làm việc thân thiện, nhân văn, từ đó nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu.

Văn hóa hướng nội và hỗ trợ là mô hình văn hóa doanh nghiệp mang tầm quan trọng, đặc biệt trong kỷ nguyên mà mối quan hệ và sự hỗ trợ đóng vai trò then chốt trong môi trường làm việc. Mô hình này không chỉ tạo dựng không gian làm việc thân thiện mà còn khuyến khích hợp tác và đổi mới, góp phần vào sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp.

2.3 Văn hóa Hướng kết quả (Market Culture)

Văn hóa Hướng kết quả (Market Culture)

Văn hóa hướng kết quả là mô hình văn hóa doanh nghiệp đề cao việc đạt được mục tiêu kinh doanh và hiệu suất làm việc. Mô hình này tập trung vào việc tạo ra kết quả cụ thể, hiệu quả và nhanh chóng, thể hiện một phong cách quản lý đặc biệt hướng đến thành công trên thị trường.

Trong môi trường doanh nghiệp hướng kết quả, mọi quyết định và hành động đều được cân đo đong đếm qua lăng kính kết quả. Doanh nghiệp vận hành theo tôn chỉ “kết quả là trên hết”, mỗi chiến lược và hoạt động đều hướng đến tối ưu hóa hiệu quả và lợi nhuận. Sự cạnh tranh và khả năng thích ứng nhanh chóng với thị trường chính là nền tảng cốt lõi của mô hình này.

Áp lực để đạt kết quả cao luôn hiện hữu trong môi trường “Market Culture”. Nhân viên được khuyến khích liên tục vượt qua những chỉ số và mục tiêu đã đề ra. Môi trường làm việc chủ yếu tập trung vào việc hoàn thành mục tiêu cụ thể, thường được đánh giá qua các chỉ số kinh doanh rõ ràng.

Văn hóa hướng kết quả thường được tìm thấy trong các công ty lớn và doanh nghiệp hoạt động trong môi trường thị trường cạnh tranh. Mô hình này phù hợp với những tổ chức mà ở đó việc đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể và tăng trưởng lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, bán lẻ hoặc bất kỳ ngành nào mà sự cạnh tranh và hiệu quả là yếu tố quyết định thành công thường áp dụng mô hình này. Sau đây là một số lợi ích khi áp dụng việc xây dựng mô hình này vào doanh nghiệp bạn:

  • Tăng hiệu quả hoạt động và năng suất làm việc: Doanh nghiệp đạt được mục tiêu nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp có thể nhanh chóng thích ứng với thị trường và nắm bắt những cơ hội phát triển mới.
  • Tăng lợi nhuận: Doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao, từ đó gia tăng lợi nhuận.

2.4 Văn hóa Quy tắc và Thủ tục (Hierarchy Culture)

Văn hóa Quy tắc và Thủ tục (Hierarchy Culture)

Văn hóa quy tắc và thủ tục là mô hình văn hóa doanh nghiệp phản ánh một cấu trúc tổ chức chặt chẽ, nơi quy tắc và thủ tục đóng vai trò trung tâm. Mô hình này được thiết kế nhằm đảm bảo sự ổn định, hiệu quả và dự đoán được trong mọi hoạt động của tổ chức.

Môi trường làm việc trong văn hóa Hierarchy thường được ví như một cỗ máy vận hành trơn tru theo quy định. Nhân viên tuân thủ quy trình làm việc cụ thể, được giám sát và hướng dẫn bởi cấp trên. Nhờ vậy, kỷ luật và trật tự được đề cao, mỗi cá nhân đều hiểu rõ vị trí và vai trò của mình trong tổ chức.

Văn hóa Hierarchy đặc biệt phù hợp với những tổ chức mang tính truyền thống như cơ quan chính phủ, ngân hàng, hay các công ty lớn. Trong những môi trường này, việc duy trì trật tự và hiệu quả thông qua cấu trúc phân cấp và quy tắc đóng vai trò then chốt, đảm bảo sự ổn định và dự đoán được trong hoạt động kinh doanh. Lợi ích của mô hình kinh doanh này bao gồm:

  • Đảm bảo sự ổn định và hiệu quả: Hệ thống quy tắc và thủ tục giúp đảm bảo sự ổn định, nhất quán và hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
  • Dễ dàng quản lý và kiểm soát: Cấu trúc phân cấp và hệ thống quy tắc giúp việc quản lý và kiểm soát nhân viên dễ dàng hơn.
  • Tăng tính dự đoán: Doanh nghiệp có thể dự đoán được hành vi và kết quả công việc của nhân viên nhờ hệ thống quy tắc và thủ tục rõ ràng.
  • Giảm thiểu rủi ro: Việc tuân thủ các quy tắc và thủ tục giúp giảm thiểu rủi ro sai sót và tai nạn trong quá trình làm việc.

Nhìn chung, “Hierarchy Culture” là một mô hình văn hóa doanh nghiệp đảm bảo sự ổn định, hiệu quả và dự đoán được. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc áp dụng mô hình này để khuyến khích sáng tạo, đổi mới và tạo môi trường làm việc phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng trên thị trường ngày nay.

3. Làm sao để chọn mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp?

3.1 Xác định giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi chính là kim chỉ nam dẫn dắt mọi hoạt động của doanh nghiệp, là nền tảng cho sự phát triển bền vững và tạo nên bản sắc riêng biệt. Doanh nghiệp cần xác định một cách rõ ràng những giá trị cốt lõi, những nguyên tắc đạo đức và niềm tin mà tổ chức luôn hướng đến.

Giá trị cốt lõi cần được thể hiện một cách ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và dễ hiểu để có thể truyền tải hiệu quả đến tất cả các thành viên trong tổ chức. Những giá trị này phải phản ánh bản sắc riêng biệt của doanh nghiệp, tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Xác định giá trị cốt lõi là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả. Khi có được nền tảng vững chắc này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng định hướng mọi hoạt động, truyền cảm hứng cho nhân viên và tạo dựng niềm tin với khách hàng.

3.2 Lập mục tiêu thực thế cho doanh nghiệp

Khi đặt mục tiêu xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp, mục tiêu văn hóa doanh nghiệp cần cụ thể, đo lường được, khả thi, phù hợp với thực tế và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Mục tiêu cần hướng đến sự đa dạng, hòa nhập, tôn trọng và phát huy sức mạnh tập thể. Ví dụ như mục tiêu văn hóa doanh nghiệp có thể là “Tạo môi trường làm việc thân thiện, gắn kết, thúc đẩy sự sáng tạo và hợp tác”, “Nâng cao tinh thần trách nhiệm và cam kết của nhân viên”,…

3.3 Khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình xây dựng

Văn hóa doanh nghiệp là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong tổ chức. Doanh nghiệp cần thu hút sự tham gia của nhân viên vào quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Thu thập phản hồi của nhân viên thông qua các kênh khảo sát, ý kiến đóng góp, thảo luận nhóm,… Đảm bảo môi trường trao đổi cởi mở, tôn trọng để nhân viên thoải mái chia sẻ ý kiến.

4. Lời khuyên để cải thiện văn hóa doanh nghiệp bạn

Để cải thiện văn hóa doanh nghiệp bạn, ban đầu, doanh nghiệp cần xác định mô hình văn hóa doanh nghiệp mà họ hướng đến, mong muốn của doanh nghiệp có phù hợp với mô hình này không và có phù hợp với tầm nhìn không. Cần đặc biệt chú ý đến những giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn mà doanh nghiệp muốn thể hiện cho bên ngoài và lưu truyền trong nội bộ. Các bạn có thể tham khảo một số ví dụ về văn hóa doanh nghiệp lớn để tham khảo và tìm hiểu.

5. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cùng 1Office

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cùng 1Office

1Office cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, giúp bạn kết nối và trao đổi thông tin với đồng nghiệp và đối tác một cách thuận tiện. Được tin tưởng bởi nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, 1Office không ngừng phát triển với mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp vươn tới tương lai. Với hệ sinh thái 1Work, doanh nghiệp sẽ có trải nghiệm nền tảng truyền thông nội bộ tốt nhất cho doanh nghiệp. 

  • Môi trường truyền thông nội bộ dễ dàng: Với 1Office, doanh nghiệp có thể phân quyền quản trị truyền thông một cách rõ ràng. Với giao diện đẹp mắt, người phụ trách có thể soạn thảo dễ dàng các chủ đề trong nội bộ doanh nghiệp với đa dạng các loại bài viết như: thông báo, bình chọn, tạo lịch,…. Bên cạnh đó, truyền thông nội bộ cùng 1Work đề cao tính tương tác, mọi cá nhân có thể bình luận và chia sẻ cảm xúc với bài đăng.
  • Xây dựng các kênh giao tiếp độc lập ngay trên phần mềm: Giúp tạo lập và phân loại các nhóm chat theo từng cá nhân, phòng ban, đội nhóm.
  • Thể hiện đúng tinh thần “Mỗi nhân sự là một hạt nhân quan trọng trong tổ chức”: Thông qua 1Office, mỗi cá nhân và người quản lý trực tiếp có thể theo dõi lộ trình thăng tiến của cá nhân đó, tạo động lực phấn đấu, khen thường. Hơn nữa, doanh nghiệp còn có thể nắm bắt được quá trình làm việc tại công ty theo thời gian thực. Qua đó, có những chính sách thưởng phạt phù hợp với nhân sự làm việc.

Bài viết này, 1Office đã chia sẻ đến bạn 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Hy vọng người đọc có thể có cái nhìn toàn diện hơn về mô hình văn hóa doanh nghiệp và tìm thấy hướng đi cho doanh nghiệp mình. Từ đó, có thể áp dụng, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với công ty, hướng đến sự phát triển bền vững.

1Office luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong hành trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi thông tin liên hệ tại:

Hotline: 083 483 8888

Zalo: https://zalo.me/nentang1office

Facebook: https://www.facebook.com/1officevn/

Youtube: https://www.youtube.com/@1office-chuyendoisodn

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone