083.483.8888
Đăng ký

Phụ lục hợp đồng là công cụ hữu ích giúp hoàn thiện và củng cố tính pháp lý cho hợp đồng. Sử dụng phụ lục hợp đồng hiệu quả góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia và hạn chế tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đề tìm hiểu rõ hơn về phụ lục hợp đồng là gì, sử dụng như thế nào, mẫu phụ lục ra sao, cùng 1Office khám phá ngay bài viết này!

1. Phụ lục hợp đồng là gì?

Phụ lục hợp đồng là văn bản đi kèm với hợp đồng, có hiệu lực pháp lý như hợp đồng để quy định chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng. Theo quy định, nội dung phụ lục hợp đồng trái so với nội dung hợp đồng thì văn bản sẽ không có hiệu lực pháp lý. Trong trường hợp các bên đồng ý với nội dung của phụ lục hợp đồng thì điều khoản trong hợp đồng coi như đã được sửa đổi.

Hiện tại, Bộ luật dân sự chưa có quy định cụ thể về số lần ký tối đa của phụ lục hợp đồng. Vậy nên, khi hai bên đều thống nhất sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng thì các bên đều có thể lập phụ lục.

2. Phân loại phụ lục hợp đồng

Một hợp đồng không bắt buộc phải có phụ lục mà chỉ có khi xảy ra trong các trường hợp dưới đây:

  • Phụ lục nhằm chi tiết một số điều khoản đã có trong hợp đồng: Trong hợp đồng có thể tồn tại một số điều khoản chưa rõ ràng, phụ lục sẽ góp phần giải thích chi tiết hơn các điều khoản đó. Tuy nhiên, nội dung của phụ lục không được trái so với nội dung đã đề cập trong hợp đồng.
  • Phụ lục nằm sửa đổi, bổ sung điều khoản có trong hợp đồng: Thông thường, phụ lục được sử dụng trong trường hợp này nhằm thay đổi, sửa đổi một số nội dung trong hợp đồng đã ký để bổ sung, sửa sai.

Tham khảo thêm:

3. 7 mẫu phụ lục hợp đồng phổ biến nhất

3.1. Mẫu phụ lục hợp đồng lao động

Phụ lục hợp đồng lao động

Tải ngay mẫu phụ lục hợp đồng lao động tại đây

3.2. Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi thông tin hợp đồng

phụ lục hợp đồng thay đổi thông tin hợp đồng

Tải ngay mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi thông tin hợp đồng tại đây

3.3. Mẫu phụ lục hợp đồng mua bán

phụ lục hợp đồng mua bán

Tải ngay mẫu phụ lục hợp đồng mua bán tại đây

3.4. Mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà

phụ lục hợp đồng thuê nhà

Tải ngay mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà tại đây

3.5. Mẫu phụ lục hợp đồng dịch vụ

phụ lục hợp đồng dịch vụ

Tải ngay mẫu phụ lục hợp đồng dịch vụ tại đây

3.6. Mẫu phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá

phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá

Tải ngay mẫu phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá tại đây

3.7. Mẫu phụ lục hợp đồng chung bằng tiếng anh

Phụ lục hợp đồng chung bằng tiếng anh

Tải ngay mẫu phụ lục hợp đồng chung bằng tiếng anh tại đây

4. Các nội dung cần có khi soạn bản phụ lục hợp đồng

 Tùy theo nội dung cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng có thể được chỉnh sửa, thay đổi. Tuy nhiên, nhìn chung các bản phụ lục hợp đồng đầy đủ cần các nội dung như sau.

1. Thông tin chung

  • Tiêu đề: Tiêu đề cần thể hiện rõ ràng nội dung chính của phụ lục. (bổ sung, thay đổi hợp đồng, …)
  • Số hiệu: Giúp phân biệt các phụ lục khác nhau trong cùng một hợp đồng. 
  • Ký hiệu: Giúp phân biệt các phiên bản khác nhau của cùng một phụ lục.
  • Ngày lập: Ngày mà phụ lục được lập và ký kết.

2. Nội dung chính

  • Nội dung cụ thể cần bổ sung, sửa đổi hoặc giải thích.
  • Cần nêu rõ ràng, chi tiết và cụ thể để tránh hiểu lầm.
  • Phải nhất quán với nội dung của hợp đồng gốc.

3. Các bên tham gia

  • Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của các bên tham gia hợp đồng.
  • Chữ ký và đóng dấu của đại diện hợp pháp của các bên.

4. Điều khoản thi hành

  • Quy định về cách thức thi hành phụ lục.
  • Quy định về cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến phụ lục.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các mẫu phụ lục hợp đồng có sẵn tại 1Office hoặc ý kiến của luật sư để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ cho bản phụ lục hợp đồng của mình để tránh các trường hợp xảy ra sai sót.

5. Lưu ý khi soạn thảo và sử dụng các loại phụ lục hợp đồng

Trong quá trình sử dụng, soạn thảo các bản phụ lục hợp đồng, người dùng cần lưu ý một vài điểm như sau:

  • Về mặt hình thức, phụ lục hợp đồng phải được trình bày phù hợp với hình thức của hợp đồng như cỡ chữ, font chữ, ….Khi hợp đồng chính thức được 2 bên ký kết và có công chứng, xác thực cụ thể thù bản phụ lục hợp đồng cũng phải được công chứng, xác thực như bản chính. Trong trường hợp có nhiều bản phụ lục đi kèm một hợp đồng, cần đánh số thứ tự tăng dần theo mốc thời gian ký kết hoặc phát sinh hiệu lực.
  • Về mặt nội dung, việc ký kết phụ lục dựa trên nguyên tắc thỏa thuận bình đẳng, không ép buộc, lừa đảo đối phương. Phụ lục có hiệu lực pháp lý như bản hợp đồng chính và nội dung của nó được điều chỉnh bởi Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 về nội dung hợp đồng, bao gồm cả việc thay đổi, chỉnh sửa hoặc bổ sung nội dung mà hai bên đã thỏa thuận.

6. Một số câu hỏi phổ biến

6.1. Phụ lục Hợp đồng dân sự là gì?

Phụ lục hợp đồng dân sự là văn bản kèm theo hợp đồng chính, dùng để quy định chi tiết  một số điều khoản hoặc bổ sung, sửa đổi nội dung của hợp đồng đã ký kế. Phụ lục hợp đồng chỉ có hiệu lực khi nội dung không trái hợp đồng chính và Pháp luật. Căn cứ theo điều 403 Bộ luật Dân sự 2015, nội dung của phụ lục có thể điều chỉnh quyền, nghĩa vụ của các bên nếu được thỏa thuận hoặc pháp luật quy định 

Phụ lục Hợp đồng lao động là gì? 

Phụ lục hợp đồng lao động là văn bản kèm theo hợp đồng lao động để ghi nhận các nội dung bổ sung, sửa đổi hoặc cụ thể hóa một số điều khoản trong hợp đồng lao động chính. Theo Điều 22 Bộ luật Lao động 2019, phụ lục hợp đồng có giá trị như hợp đồng lao động nếu không làm thay đổi loại hợp đồng đã ký kết. 

6.2. Quy định về hiệu lực của phụ lục hợp đồng? 

Phụ lục hợp đồng có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện sau: 

  • Nội dung không được trái với các điều khoản đã ký trong hợp đồng chính 
  • Các điều khoản trong phụ lục phải phù hợp với pháp luật hiện hành 
  • Theo Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015, nếu phụ lục có nội dung trái với hợp đồng chính, thì các điều khoản đó sẽ không có hiệu lực pháp lý, trừ khi được các bên ký kết đồng thuận và điều chỉnh lại hợp đồng chính 

6.3. Phụ lục hợp đồng có cần công chứng không? 

Việc công chứng phụ lục hợp đồng phụ thuộc vào loại hợp đồng chính và quy định pháp luật liên quan. Đối với hợp đồng dân sự như mua bán nhà đất, thì phụ lục cũng phải được công chứng như hợp đồng chính. Tuy nhiên, đối với các hợp đồng thông thường khác như hợp đồng lao động, việc công chứng phụ lục không bắt buộc theo pháp luật. Căn cứ Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015, việc công chứng chỉ bắt buộc với các hợp đồng và phụ lục mà pháp luật yêu cầu. 

6.4. Có được ký phụ lục hợp đồng để bổ sung trợ cấp không?

 Các bên hoàn toàn có quyền ký phụ lục hợp đồng để bổ sung nội dung trợ cấp, phụ cấp hoặc các khoản phúc lợi khác. Tuy nhiên, nội dung này phải phù hợp với quy định của pháp luật và không làm giảm quyền lợi của người lao động. Theo Điều 22 Bộ luật lao động 2019, nếu việc ký phục lục làm thay đổi loại hợp đồng đã ký (ví dụ: từ hợp đồng xác định thời hạn sang không xác định thời hạn), thì sẽ phải ký hợp đồng lao động mới. 

6.5. Ký phụ lục hợp đồng làm thế nào để đảm bảo quyền lợi tối đa? 

Để đảm bảo quyền lợi tối đa khi ký phụ lục hợp đồng, bạn cần lưu ý 

  • Kiểm tra kỹ nội dung phụ lục để đảm bảo không có điều khoản trái với hợp đồng chính hoặc pháp luật. 
  • Đảm bảo phụ lục có sự đồng thuận và ký kết từ các bên liên quan. 
  • Trường hợp cần thiết, nên nhờ sự tư vấn của luật sư hoặc các chuyên gia pháp lý trước khi ký kết 

Căn cứ Điều 15 và 16 Bộ luật Dân sự 2015, các bên phải tuân thủ nguyên tắc thiện chí, trung thực và không được lạm dụng quyền lực để gây bất lợi cho đôi bên còn lại khi ký kết và thực hiện hợp đồng cũng như phụ lục hợp đồng. 

7. 1Office – Giải pháp số hóa 100% hệ thống văn bản và ký số cho doanh nghiệp 

Việc quản lý và lưu trữ hợp đồng nói riêng và các loại văn bản hành chính nói riêng luôn là một thách thức lớn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp với quy mô lớn. Sự thay đổi về nội dung hợp đồng, các bổ sung và điều chỉnh cần được theo dõi một cách chính xác để đảm bảo tính pháp lý và hạn chế rủi ro. 1Office chính là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp số hóa 100% hệ thống văn bản và hợp đồng, từ đó mang lại hiệu quả quản lý vượt trội: 

Phần mềm quản lý hợp đồng 1Office
Phần mềm quản lý hợp đồng 1Office
  • Xây dựng mọi quy trình xử lý hợp đồng, văn bản dễ dàng và linh hoạt. 
  • Số hóa, lưu trữ tập trung, quản lý và trao đổi mọi thông tin liên quan đến văn bản, hợp đồng ngay trên phần mềm. 
  • Dễ dàng tra cứu và cập nhật thông tin hợp đồng, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao tính minh bạch
  • Hạn chế rủi ro pháp lý: Việc lưu trữ thông tin rõ ràng, bảo mật và đầy đủ giúp các doanh nghiệp hạn chế những tranh chấp phát sinh liên quan đến các phụ lục hợp đồng, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
  • Tích hợp ký số và sổ văn bản ngay trên phần mềm: Người dùng có thể dễ dàng ký số vào văn bản và mọi quy trình xử lý văn bản, cập nhật số vào sổ văn bản hỗ trợ cho việc thống kê và tra cứu thông tin văn bản về sau
  • Theo dõi và nhắc nhở luồng xử lý văn bản trên hệ thống, tiến độ xử lý và tình trạng hợp đồng
  • Phân quyền thông minh theo phòng ban, vị trí,… giúp đảm bảo tính bảo mật

Ở bài viết này, 1Office đã chia sẻ đến bạn phụ lục hợp đồng là gì và tổng hợp 7 mẫu phụ lục hợp đồng mới nhất năm 2024 hoàn toàn miễn phí. Trong trường hợp có thắc mắc hoặc cần được tư vấn, liên hệ ngay!

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone