Chỉ số ROI đóng vai trò như một thước đo hiệu quả khi đầu tư vào bất kỳ một dự án, kế hoạch, doanh nghiệp hay sản phẩm nào. Trong Marketing, chỉ số ROI sẽ phản ánh thông qua doanh thu cho mỗi chiến dịch, bài viết quảng cáo. Vậy ROI là gì và cách đo lường chỉ số ROI trong Marketing như thế nào? Hãy cùng 1Office tìm hiểu ở trong bài viết dưới đây nhé.
1. ROI là gì?
ROI (Return on Investment) là chỉ số đo lường của lợi tức đầu tư hoặc tỷ suất hoàn vốn đầu tư. Đây là chỉ số tài chính được sử dụng để đo lường độ hiệu quả hoặc lợi nhuận thu được của một dự án đầu tư so với chi phí bỏ ra bằng công thức tính ROI = lợi nhuận ròng/tổng chi phí đầu tư. Chỉ số này thường được áp dụng phổ biến trong các hoạt động đánh giá hiệu quả kinh doanh hay chiến dịch marketing.
2. Ý nghĩa của chỉ số ROI
Dựa trên định nghĩa của ROI chúng ta có thể phần nào hiểu được ý nghĩa của chỉ số này.
2.1. Xác định phương hướng
ROI được tính bằng việc dùng phần tăng trưởng chia cho khoản đầu tư, nên nó sẽ phản ánh được việc chi phí được sử dụng có đem lại kết quả tốt hay không.
Nếu chỉ số ROI càng cao tức là hiệu quả trên chi phí càng cao như vậy cũng đông nghĩa cho sự thành công của khoản đầu tư đó.
Với ROI >0 tức là hoạt động đầu tư có hiệu quả và sinh ra lợi nhuận tốt, tuy nhiên nếu ROI <0 tức là lợi nhuận bị giảm đi tức à đây là một khoản đầu tư sai lầm.
Chính vì vậy chúng ta sẽ có 2 lưu ý khi dùng ROI để tính toán hiệu quả của đầu tư như sau:
- ROI càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng cao.
- Nên lựa chọn các dự an, cổ phiếu có ROI dương để đầu tư tránh các dự án có ROI âm
Ngoài ra trong Marketing thì ROI cũng đánh giá được sự thành công của các chiến dịch.
Ví dụ 1: Công ty A chi 1000 USD cho chiến dịch quản cáo Facebook và không thực hiện thêm chiến dịch Marketing nào khác trong năm và doanh thu tăng lên 3000 USD so với năm trước.
Tính ra ROI của chiến dịch này là 300% hay 1 USD quản cáo bỏ ra công ty A sẽ thu về 3 USD lợi nhuận. Như vậy đây là một chiến dịch thành công là cơ sở để công ty tiếp tục đầu tư các chiến dịch tương tự trong tương lai.
Ví dụ 2: Công ty B đầu tư 500 USD để thực hiện chiến dịch TVC trên các nền tảng của công ty, tuy nhiên, kết quả thu lại thì lợi nhuận bị giảm 300 USD so với cùng kỳ.
Như vây chỉ số ROI đang bị âm, điều này khẳng định đây là một chiến lược sai lần và nên dừng lại ngay.
2.2. Dễ dàng so sánh
Trong quá trình đầu tư và kinh doanh chắc chắn sẽ không chỉ triển khai 1 chiến dịch vì vậy chúng ra cần có sự so sánh giữa các chiến dịch với nhau để chọn ra cái tốt nhất.
Và ROI chính là một trong những chỉ số quan trọng nhất giúp thực hiện điều này.
Với mỗi chiến dịch chúng ta sẽ thu được giá trị ROI khác nhay từ đó đưa ra được chiến dịch nào đang thu lại lợi ích cao nhất, chiến dịch nào thu lại lại ích thấp nhất từ đó đưa ra được lựa chọn phù hợp.
2.3. Tăng giảm ngân sách
Không chỉ dừng lại ở việc cho chúng ta biết được phương hướng khi thực hiện với hai câu trả lời “tiếp tục” hoặc “dừng lại” thì với những số liệu mà ROI đưa ra chúng ta hoàn toàn có đầy đủ những cơ sở để có thể cân đối ngân sách với các chiến dịch.
3. Công thức tính chỉ số ROI
Để tính chỉ số ROI, doanh nghiệp có thể áp dụng công thức tính phổ biến dưới đây:
ROI = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư * 100%
Trong đó:
Lợi nhuận ròng (hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế) = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư.
Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + chi phí biến đổi
Tham khảo thêm: Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing doanh nghiệp
4. Ví dụ về ROI trong kinh doanh thực tế
Ví dụ 1:
Một người đầu tư 90 đô la vào một dự án kinh doanh và chi thêm 10 đô la để nghiên cứu liên doanh.
Như vậy, tổng chi phí của nhà đầu tư là 100 đô la. Nếu tạo ra doanh thu 300 đô la nhưng có 100 đô la cho nhân sự và chi phí quản lý thì lợi nhuận ròng sẽ là 200 đô la. Từ công thức trên, chỉ tiêu ROI sẽ là 200 đô la chia cho 100 đô la cho thương số hoặc câu trả lời là 2. Bởi ROI thường được thể hiện dưới dạng phần trăm, thương số này sẽ chuyển đổi thành phần trăm bằng cách nhân nó với 100
Do đó, giá trị cụ thể này ROI của đầu tư là 2 nhân với 100 hoặc 200%.
Ví dụ 2:
Trong ví dụ này, giả sử một công ty áo phông trả cho podcast 500 đô la / tháng cho hai lần đọc quảng cáo. Họ có thể theo dõi lưu lượng truy cập của mình và thấy rằng các quảng cáo đã hướng 62 khách hàng tiềm năng đến trang web và trong số 62 khách hàng tiềm năng đó, 7 khách hàng đã mua 80 đô la, mang lại doanh thu là 560 đô la. Phép tính sẽ là (7 x 80 đô la) – 500 = 60.
Áp dụng những con số này vào công thức ROI tiếp thị được trích dẫn ở trên, chúng tôi nhận được (560-500) / 500 cho return on investment tiếp thị là 12%. Nó cũng không phải dừng lại ở đó. Điều gì sẽ xảy ra nếu 3 trong số 7 người mua đã đăng ký có tên trong danh sách nhận bản tin, có khả năng khiến họ trở thành khách hàng lâu dài? Doanh số bán hàng trong tương lai của họ cũng có thể được tính vào công thức ROI này.
Xem thêm: Data Driven Marketing là gì? 5 Xu Hướng Data Driven Marketing Mới Nhất
5. Cách tính chỉ số ROI hiệu quả trong marketing
5.1. Công thức tính ROI trong Marketing
Hiện nay có rất nhiều cách để tính ROI marketing, tuy nhiên công thức cốt lõi được sử dụng ở cấp độ High – level là: (Lợi nhuận – Chi phí) / Chi phí = ROI marketing. Nếu bạn kiếm được 100.000 đô la từ 1.000 đô la thì tỉ suất sẽ hoàn vốn ROI là 0,99 hay 99%.
Các chi phí Marketing bao gồm:
- Chi phí quảng cáo cho việc tìm kiếm
- Chi phí phục vụ các kênh truyền thông, marketing
- Chi phí cho nội dung
- Chi phí cho hoạt động marketing bên ngoài
- Chi phí cho nhân sự
Để có một cái nhìn tổng thể về tính toán ROI Marketing, bạn sẽ tính đến doanh số bán hàng theo công thức:
ROI Marketing = (Lợi nhuận – Chi phí) / Chi phí Marketing * 100%
Để đánh giá ROI là gì dài hạn thì giá trị trọn đời của khách hàng sẽ được tính theo công thức:
CLV = (Tỷ lệ giữ chân) / (1 + Tỷ lệ chiết khấu / Tỷ lệ duy trì)
Xem thêm: Cách xây dựng Marketing KPI cho bộ phận Digital Marketing thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? |
5.2. Cách tính ROI trong quảng cáo Google, Facebook
Công thức trên có thể áp dụng cho hầu hết tất cả các chiến dịch Marketing bao gồm cả quảng cáo Google ads và Facebook ads.
Chẳng hạn với vi dụ công ty A Triển khai 2 chiến dịch Google Ads và Facebook Ads trong đó chiến dịch Google thu về 75.000.000 doanh thu trong khi chiến dịch Facebook chỉ thu về 9.000.000 trong khi khi phí triển khai là như nhau 10.000.000.
Google Ads:
ROI = (75.000.000 – 10.000.000) / 10.000.000 X 100% = 650%
Facebook Ads:
ROI = (9.000.000 – 10.000.000) / 10.000.000 X 100% = -10%
Qua đây ta có thể thấy chỉ số ROI của Facebook Ads bị âm, do doanh thu không đủ để bù chi. Vì vậy, công ty A quyết định ngừng hoặc cắt giảm chi phí của chiến dịch quảng cáo Facebook, chi phí đó sẽ được dành đầu tư vào quảng cáo Google
5.3. Công thức tính ROI trong SEO website
Để tính chỉ số ROI là gì trong SEO Website, ta sẽ áp dụng công thức như sau:
ROI SEO = (LTV – CAC) / CAC * 100%
Trong đó:
- LTV: Giá trị trọn đời của một khách hàng mới
- CAC: Chi phí để tạo ra một khách hàng mới
Cách tính LTV
LTV được hiểu là ước tính tổng lợi nhuận lâu dài tìm kiếm được từ mỗi khách hàng ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Công thức tính LTV được minh họa như sau:
Tổng thời gian mua hàng(năm) | 5 |
Giá trị trung bình lần mua hàng(VND) | 500.000 |
Số lần mua hàng mỗi năm | 4 |
% lợi nhuận trên mỗi đơn hàng | 50% |
Lifetime value 5.000.0000 | 5,000,000 |
Ví dụ:
LIFETIME VALUE(LTV) = 5 X 500.000 X 4 X 50%= 5.000.000
Cách tính chỉ số CAC
Với các chỉ số CAC thì bạn có thể hiểu là chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp tính được khoản chi phí họ phải bỏ ra để có được một khách hàng mới, phục vụ cho việc lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Qua chỉ số CAC, ta có thể đánh giá được điều gì là hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình. Nên đầu tư những gì để mang lại lợi nhuận tốt nhất, ROI hiệu quả nhất
Lưu ý: Các chỉ số CAC sẽ sử dụng trong quảng cáo offline khác so với CAC trong SEO. Chỉ số CAC tổng quan nhất sẽ không tính trên các khoản đầu tư ở các hạng mục quảng cáo Ads, SEO website và Social. Ngoài ra, để có được các chỉ số tổng quan nhất thì nó sẽ liên quan đến các chi phí khác và góp phần không nhỏ để có được khách hàng mới.
Công thức tính CAC:
CAC = Tổng chi phí SEO / Số khách hàng mới
6. Cách cải thiện chỉ số ROI hiệu quả cho doanh nghiệp
Làm thế nào để cải thiện chỉ số ROI cho các chiến dịch marketing là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. Nếu doanh nghiệp bạn chưa biết cách cải thiện chỉ số ROI thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở nội dung dưới đây nhé.
6.1. Phân bổ ngân sách phù hợp
Trước tiên doanh nghiệp cần phân bổ ngân sách phù hợp cho các dự án và chiến dịch marketing khác nhau. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải cân đối ngân sách nên đầu tư vào khoản nào để mang lại lợi nhuận cao nhất. Vì vậy, hãy đầu tư một cách thông minh và có chiến lược.
6.2. Thử nghiệm với các kênh tiếp thị khác nhau
Để tìm được kênh tiếp thị tốt nhất thì bạn phản luôn luôn thử nghiệm các kênh chiến dịch khác nhau để tăng chỉ số ROI cao nhất. Một số kênh phổ biến mà bạn có thể thử nghiệm tiếp thị là qua: email, tiếp thị phản hồi trực tiếp, truyền thông xã hội, tiếp thị video và quảng cáo trả phí. Hiệu suất của các chiến dịch sẽ giúp bạn thấy các kênh mà khách hàng mục tiêu của bạn phản hồi tốt nhất. Từ đó mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt và tăng giá trị vòng đời của khách hàng.
Đọc thêm: Trải nghiệm khách hàng là gì? Chỉ số đo lường và chiến lược tối ưu |
6.3. Tạo kế hoạch theo dõi ROI
Đây là một cách tăng chỉ số ROI quan trọng mà bạn cần lưu ý để đạt được mục tiêu tốt nhất. Việc tạo kế hoạch sẽ giúp bạn theo dõi chỉ số ROI, đánh giá được chiến dịch này của mình có thành công hay không. Từ những số liệu đó bạn có thể đo lường, cân đối ngân sách hợp lý về các chiến dịch đang chạy.
Ví dụ: nếu bạn đang khởi chạy một chiến dịch tiếp thị qua email, các chỉ số cần tập trung vào thường sẽ bao gồm tỷ lệ mở, tỷ lệ nhấp và tỷ lệ thoát. Nếu bạn có số lần mở cao nhưng tỷ lệ nhấp thấp, bạn có thể cần thực hiện các thay đổi đối với nội dung email của mình hoặc cải thiện nhắm mục tiêu. Mặt khác, nếu bạn thấy tỷ lệ mở và nhấp chuột cao, nhưng tỷ lệ thoát trên trang đích tương ứng cũng cao, bạn sẽ cần thực hiện các thay đổi đối với trang đích. Trong quá trình này, các số liệu này cho phép bạn theo dõi ROI của chiến dịch một cách hiệu quả.
6.4. Tập trung vào các chỉ số quan trọng
Bằng các mục tiêu kinh doanh và mục tiêu ROI đã có, bạn có thể lựa chọn các chỉ số để đo lường thành công chiến dịch của mình. Điều quan trọng là các con số cần phản ánh được sự tăng trưởng đối với các mục tiêu.
Ví dụ: Nếu mục tiêu của bạn là tăng lưu lượng truy cập vào trang web và tăng chuyển đổi tổng thể, thì việc nhìn thấy hàng nghìn lần hiển thị cho những quảng cáo đó có thể rất ấn tượng. Tuy nhiên, con số đó sẽ không phản ánh khả năng tạo lưu lượng truy cập hoặc chuyển đổi của quảng cáo.
6.5. Sử dụng các công cụ phân tích
Ngoài 5 cách trên thì việc sử dụng các công cụ hỗ trợ, phân tích các chiến dịch marketing là điều vô cùng quan trọng để doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và nguồn lực. Để có thể cải thiện chỉ số ROI trong marketing, việc tận dụng các công cụ hỗ trợ trong các chiến dịch marketing là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và nguồn lực. Các công cụ phù hợp có thể giúp tăng hiệu quả và độ chính xác của các chiến dịch tiếp thị của bạn để tăng ROI hơn nữa.
Các công cụ có hỗ trợ marketing có thể giúp:
- Xử lý các công việc lặp đi lặp lại
- Cá nhân hóa nội dung
- Theo dõi khách hàng tiềm năng
- Phân khúc đối tượng
- Phân tích dữ liệu
Một trong những giải pháp marketing thông minh, hiệu quả hiện nay mà doanh nghiệp có thể áp dụng để tối ưu chi phí, nguồn lực và tăng doanh thu bán hàng là phần mềm quản lý chiến dịch Marketing thuộc bộ công cụ 1Office CRM.
Với phần mềm quản lý khách hàng CRM, doanh nghiệp có thể triển khai marketing automation chuyên nghiệp và hiệu quả chỉ trong vài phút với nhiều tính năng như:
- Dễ dàng cập nhật trạng thái hoạt động của chiến dịch, giúp kiểm soát tiến độ hiệu quả
- Cập nhật trạng thái hoạt động của chiến dịch trở nên dễ dàng và kiểm soát tiến độ
- Đa dạng hóa các cách thức chăm sóc khách hàng bằng cách gửi Email, SMS theo quy trình đã được cài sẵn
- Tùy chỉnh thời gian để gửi mail cho khách hàng. Từ đó cho phép lọc người nhận ngay trên phần mềm
- Phân loại các chiến dịch gửi mail, SMS tới khách hàng để thống kê kết quả của từng hình thức
- Thống kê được số lượng khách hàng mở Email, SMS để tối ưu hóa lại nội dung
- Đánh giá được tình hình chi tiết của các chiến dịch để có kế hoạch tốt nhất
7. Tạm kết
Như vậy, nội dung bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về ROI là gì cũng như cách tính chỉ số ROI trong Marketing, SEO. Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ mang đến cho người dùng nhiều kiến thức hữu ích để đo lường chỉ số ROI trong hoạt động Marketing, từ đó giúp doanh nghiệp hệ thống hóa làm việc và tiết kiệm được tối đa ngân sách, tăng doanh thu bán hàng và hạn chế thấp nhất các rủi ro. Và việc áp dụng phần mềm quản lý chiến dịch Marketing là giải pháp tốt nhất giúp bạn quản lý mọi hoạt động marketing dễ dàng. Để được tư vấn và hỗ trợ sử dụng phần mềm, bạn vui lòng để lại thông tin tại đây, các chuyên gia 1Office sẽ liên lạc với bạn ngay hôm nay.