Chỉ số turnover rate đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp, đặc biệt trong thời điểm thị trường lao động biến động mạnh mẽ như hiện nay. Vậy cụ thể turnover rate là gì? Tại sao nó đóng vai trò quan trọng như vậy trong doanh nghiệp? Và công thức tính chỉ số này như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau cùng 1Office nhé!
1. Turnover rate là gì?
Turnover rate là tỷ lệ nghỉ việc (tỷ lệ xoay vòng nhân sự) phản ánh tỷ lệ nhân sự thôi việc trên bình quân số nhân sự trong một khoảng thời gian nhất định như tháng, quý, năm. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định tốc độ thay đổi của nhân sự và đưa ra những chiến lược giữa chân nhân viên ở lại công ty.
2. Tại sao chỉ số turnover rate đặc biệt quan trọng?
Turnover rate không chỉ thể hiện sự biến động của nhân sự doanh nghiệp mà còn tượng trưng cho “sức khỏe” tổ chức. Tỷ lệ nhân sự thôi việc càng cao chứng tỏ môi trường làm việc của công ty này đang gặp nhiều trục trặc. Vấn đề có thể ở quan hệ giữa đồng nghiệp, với cấp trên; các chế độ đãi ngộ hoặc văn hóa doanh nghiệp.
Việc số lượng lớn nhân sự thôi việc làm mất khá nhiều chi phí của công ty. Khoản phí này bao gồm chi phí tuyển dụng, đào tạo mới và ảnh hưởng hiệu suất tổ chức khi những thay đổi chưa ổn định.
Khi số lượng nhân sự nghỉ việc tăng cũng là lúc người lãnh đạo cần xem xét lại các chính sách đãi ngộ, lượng công việc của mỗi người và đưa ra những phương án điều chỉnh hợp lý.
Mặt khác, với thị trường lao động biến đổi như hiện nay, việc thu hút và giữ chân nhân tài là một quá trình khó khăn. Doanh nghiệp cần theo dõi tỷ lệ turnover rate để có thể cạnh tranh trên thị trường.
3. Công thức tính turnover rate
Bạn có thể tính tỷ lệ thôi việc của doanh nghiệp dựa vào công thức sau.
Công thức tính:
Tỷ lệ nghỉ việc = (Số lượng nhân viên nghỉ việc) / (Số nhân viên trung bình) x 100 |
Cụ thể:
- Số nhân viên nghỉ việc: Lượng nhân viên nghỉ việc trong khoảng thời gian bạn muốn tính chỉ số turnover rate.
- Số lượng nhân viên trung bình: Bình quân lượng nhân viên ngày đầu tiên của khoảng thời gian và lượng nhân viên ngày cuối của công ty.
Ví dụ: Muốn tính turnover rate năm 2023 của công ty A. Biết ngày 01/01/2023 công ty có 70 nhân sự, ngày 01/01/2024 có 82 nhân sự. Nhân sự nghỉ việc trong năm 2023 là 15 người.
Số lượng nhân sự trung bình năm 2023 = (70+82) / 2 = 152 / 2 = 76 người
Bây giờ, ta có đủ thông tin để tính turnover rate:
Turnover Rate = 15 / 76 × 100% ≈ 19.74%
Vậy tỷ lệ nhân sự chuyển công việc của công ty A trong năm 2023 là khoảng 19.74%.
3. Chỉ số turnover rate như thế nào là tốt/xấu?
Tỷ lệ nghỉ việc của doanh nghiệp phản ánh thực trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp. Vậy làm sao để đánh giá được các chỉ số này?
Theo Tiến sĩ John Sullivan – Nhà lãnh đạo chuyên về các giải pháp quản lý nhân sự đã đưa ra các nhận định cụ thể về chỉ số này như sau:
Turnover rate | Nhận định |
< 3% | Tình hình nhân sự tại công ty ổn định. Lý do nhân viên nghỉ việc chủ yếu vì các yếu tố khách quan. |
3% – 5% | Doanh nghiệp vẫn kiểm soát được tỷ lệ nghỉ việc và không có quá nhiều ảnh hưởng đến công ty. Nguyên nhân chủ yếu có thể do lương thưởng và cách quản lý của lãnh đạo. |
5% – 8% | Chỉ số này phản ánh tình trạng khó khăn công ty gặp phải về mặt nhân sự. Ngoài vấn đề về hệ thống tiền lương và quản lý, môi trường làm việc có thể chưa phù hợp với sự phát triển của nhân sự. Cần xem xét lại hệ thống đào tạo và phát triển nguồn lực. |
8% – 10% | Đây là một con số đáng báo động về tình trạng không ổn định của nguồn lực. Không chỉ về quản lý, lương, môi trường hay cơ hội phát triển có vấn đề mà văn hóa doanh nghiệp cũng cần phải được xem xét lại. |
> 10% | Người lãnh đạo cần xem xét lại tổng thể mọi vấn đề đã nêu trên. Doanh nghiệp có thể tham khảo các doanh nghiệp cùng ngành và nhận định được thách thức trong quá trình quản trị nhân sự đang gặp là gì. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể. |
Turnover rate giữ ở mức 4% – 6% được coi là lý tưởng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ số này không thể áp dụng cho mọi ngành nghề vì đặc thù các ngành là khác nhau.
Một số ngành có tỷ lệ rời bỏ công việc cao như: Nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bán lẻ; Bất động sản; Bảo hiểm; Dịch vụ khách hàng; ….
4. 5 nguyên nhân chủ yếu ảnh hướng đến tỷ lệ turnover rate doanh nghiệp bạn
Báo cáo tiền lương và thị trường lao động 2024 (Talent Guide 2024) được công bố bởi Navigos Search đã nêu ra 5 nguyên nhân khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp.
Đứng ở vị trí đầu tiên với 70,1%, lương được đánh giá là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến quyết định từ bỏ công việc hiện tại của người lao động. Họ cảm thấy công ty không đáp ứng với vị trí làm việc và khối lượng công việc của họ.
Văn hóa công ty (chiếm 35,7%) và cơ hội thăng tiến trong công việc (chiếm 35,5%) lần lượt giữ vị trí thứ hai và thứ ba. Ngoài ra, yếu tố căn bằng giữa công việc và cuộc sống đứng thứ tư (chiếm 35,4%) và nguyên nhân nghỉ việc do sếp quản lý trực tiếp đứng thứ năm (với 35,2%).
Như vậy có thể thấy, bên cạnh mong muốn được đáp ứng các nhu cầu vật chất, người lao động ngày càng đề cao những giá trị liên quan đến sức khỏe và tinh thần. Đây chính là yếu tố thúc đẩy họ rời bỏ và tìm các cơ hội việc làm phù hợp hơn.
5. 5 phương pháp cải thiện tỷ lệ biến động nhân sự
Thấu hiểu quan tâm và lo lắng xoay quanh các vấn đề về nhân sự nói chung và turnover rate của doanh nghiệp nói riêng, chúng tôi chia sẻ đến bạn 5 phương pháp cải thiện tỷ lệ biến động nhân sự.
5.1 Thường xuyên lắng nghe trải nghiệm nhân sự
Bước đầu, doanh nghiệp có thể thực hiện các cuộc khảo sát ấn doanh để lắng nghe và thấu hiểu nhân sự đang làm việc tại doanh nghiệp.
Phòng nhân sự có thể tìm hiểu mức độ hài lòng của nhân sự cũng như những điều họ cảm thấy chưa hài lòng trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Từ đó, lãnh đạo có thể điều chỉnh một số chính sách quản lý nhằm giữ chân đội ngũ nhân lực.
Đặc biệt, trong quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp cần làm rõ một số thông tin với nhân sự ngay trong quá trình trao đổi. Các thông tin đó bao gồm cơ hội phát triển, thăng tiến tại doanh nghiệp và những chế độ đãi ngộ của công ty dành cho nhân sự.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần quan tâm và đề xuất các khóa đào tạo, phát triển năng lực chuyên môn của nhân sự. Ngày nay, người lao động đề cao cơ hội được học hỏi và phát triển các kỹ năng chuyên môn. Bởi vậy, họ coi trọng cơ hội học tập do doanh nghiệp cung cấp. Từ đó, tỷ lệ nhân sự gắn bó với công ty được cải thiện.
5.2 Khảo sát nhân viên nghỉ việc
Công ty cũng có thể cải thiện turnover rate thông qua việc thực hiện các khảo sát với nhân viên xin nghỉ việc
Qua khảo sát, doanh nghiệp có thể nhắm được lý do sâu xa khi nhân sự lựa chọn rời bỏ. Bạn sẽ có cơ hội lắng nghe và thấu hiểu cảm nhận của nhân sự trong quá trình làm việc, cách họ suy nghĩ về văn hóa công ty, cách quản lý.
Từ đó có những biện pháp khắc phục và kịp thời xử lý nếu lỗi do doanh nghiệp tránh các trường hợp nghỉ tương tự.
5.3 Chặt chẽ ngay từ khâu tuyển dụng ứng viên
Một trong những giải pháp giảm turnover rate thiết thực nhất chính là chặt chẽ ngay từ khâu tuyển dụng nhân sự.
Trong quá trình phỏng vấn, người HR không nên chỉ quan tâm đến thái độ, kinh nghiệm làm việc. Cần có những kỹ thuật phỏng vấn, đặt câu hỏi để thấu hỏi những thông tin cá nhân sâu hơn như mong muốn, mục đích, dự định.
Như vậy, doanh nghiệp không chỉ sàng lọc được kỹ hơn các ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc mà còn chọn được các ứng viên tiềm năng sẵn sàng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
5.4 Cung cấp cho nhân viên chế độ phúc lợi phù hợp
Chế độ phúc lợi là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng giúp giữ chân nhân sự và thu hút ứng viên tiềm năng.
Chế độ phúc lợi không chỉ là lương hay môi trường làm việc mà còn là ngày nghỉ phép linh hoạt, bảo hiểm y tế, bữa trưa miễn phí, ….
Mặc dù là những vấn đề nhỏ nhưng nó thể hiện rằng doanh nghiệp bạn sẵn sàng trả một mức lương cạnh tranh với hàng loạt các chế độ phúc lợi hấp dẫn để nhân sự thêm gắn bó với công ty.
5.5 Cải thiện chất lượng quản trị nhân sự với 1HRM
Như bạn đã biết, một trong 5 lý do chính khiến nhân sự chọn rời bỏ công việc là vấn đề quản lý của lãnh đạo.
Vậy nên, trước hết người lãnh đạo cần phát triển bản thân, nâng cao các kỹ năng về quản trị nhân sự để thấu hiểu. Từ đó, bạn mới có thể mở rộng tầm nhìn, cải thiện môi trường làm việc và quan tâm hơn đến đời sống nhân sự.
Tuy nhiên, là lãnh đạo của một doanh nghiệp trên đà tăng trưởng hoặc chưa ổn định về mặt tổ chức, bạn như bị “nhấn chìm” bởi hàng núi công việc không tên. Thậm chí, thời gian cho gia đình cũng gày một thưa thớt.
Câu hỏi được đặt ra “Làm sao để phát triển bản thân khi ngay cả thời gian cho gia đình và công việc còn không có?”. Thấu hiểu điều đó, 1HRM đã ra đời với sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp, giảm gánh nặng quản trị nhân sự.
Được biết đến là công cụ quản trị nhân sự tốt nhất trên thị trường hiện nay, 1HRM sở hữu nhiều tính năng thông minh giải quyết các bài toán tuyển dụng, nhân sự, đánh giá năng lực, chấm công và tiền lương nhanh chóng.
Không chỉ giúp doanh nghiệp xóa bỏ các thủ tục hành chính thủ công rườm rà, doanh nghiệp bạn còn dễ dàng thông tin đến nhân sự về cơ hội thăng tiến, quyết định lương thưởng cho cá nhân và được đánh giá một cách minh bạch, công tâm. Với 1HRM, lãnh đạo “nhàn”, nhân sự vui.
6. Kết luận
Bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp đến bạn thông tin về turnover rate. Bên cạnh khái niệm, 1Office gửi đến bạn công thức tính tỷ lệ nhân sự nghỉ việc một cách chính xác và đưa ra một số biện pháp khắc phục tình trạng này. Chúng tôi hy vọng doanh nghiệp bạn có thể giữ chân nhân sự và ngày một phát triển.