083.483.8888
Đăng ký

Xác định khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích, và hành vi của khách hàng, từ đó tạo ra những chiến dịch tiếp thị và sản phẩm dịch vụ phù hợp. Điều này có thể dẫn đến tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi và gia tăng lợi nhuận.Trong bài viết này, hãy cùng 1Office khám phá ngay 5 cách xác định khách hàng mục tiêu chính xác, hiệu quả!

1. Các yếu tố xác định khách hàng mục tiêu

Để đảm bảo có kết quả chính xác và hiệu quả, quá trình xác định khách hàng mục tiêu cần dựa trên ba yếu tố quan trọng sau:

1.1 Nhân khẩu học

Nhân khẩu học cung cấp thông tin cụ thể và chi tiết về nhóm đối tượng khách hàng của bạn. Đặc biệt, khi doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch quảng cáo trả phí trên các nền tảng như Google Ads hoặc Facebook Ads, nhân khẩu học trở thành yếu tố quan trọng để định hình chiến lược tiếp thị.

Việc hiểu sâu hơn về nhóm đối tượng này giúp doanh nghiệp xác định một loạt thông tin quan trọng như:

  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Vị trí địa lý
  • Thu nhập
  • Nghề nghiệp
  • Trình độ học vấn
  • Tình trạng hôn nhân

Sử dụng thông tin về nhân khẩu học không đòi hỏi phải thu thập và sử dụng tất cả các chi tiết có sẵn. Thực tế, việc thu thập thông tin phải phụ thuộc vào sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Điều quan trọng là công ty nên chọn lọc thông tin cần thiết để tạo ra một chân dung khách hàng rõ ràng và thực sự hữu ích cho chiến lược tiếp thị. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung vào những khía cạnh quan trọng và phù hợp nhất với mục tiêu, tránh lãng phí thời gian và nguồn lực vào thông tin không cần thiết.

Các yếu tố xác định khách hàng mục tiêu
Các yếu tố xác định khách hàng mục tiêu

1.2 Tâm lý mua hàng

Khi xác định khách hàng mục tiêu, tâm lý mua hàng cũng là một vấn đề bạn cần đặc biệt quan tâm. Điều này giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn về quá trình quyết định mua hàng của khách hàng.

Khi nghiên cứu về tâm lý mua hàng, có ba yếu tố quan trọng cần xem xét:

  • Sở thích
  • Hoạt động, thói quen
  • Thái độ, ý kiến

1.3  DMU (Decision Making Unit)

DMU (Decision Making Unit) là thuật ngữ dùng để mô tả một nhóm các cá nhân có vai trò và liên quan đến quyết định mua sắm sản phẩm hoặc dịch vụ.

Trong DMU, có tổng cộng 6 vai trò quan trọng doanh nghiệp cần xem xét và một người có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau tùy theo tình huống:

  • Users – Người dùng
  • Initiators – Người khởi xướng
  • Influencers – Người ảnh hưởng
  • Buyers – Người mua
  • Gatekeepers – Người quản lý chi tiêu
  • Decision makers – Người ra quyết định

Trong đó có 3 vai trò quan trọng doanh nghiệp cần chú ý:

  • Users – Người dùng

Là những người đang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề cụ thể mà họ đang gặp phải. Trong một số trường hợp, người sử dụng (User) có thể đóng vai trò người khởi xướng (Initiator).

Ví dụ, khi công ty của bạn sắp tổ chức một chuyến du lịch, bạn có thể đề xuất cho sếp lựa chọn công ty du lịch A. Điều này có nghĩa rằng, bạn không chỉ là người sử dụng dịch vụ mà còn là người đề xuất và khởi xướng lựa chọn dịch vụ đó.

  • Influencers – Người ảnh hưởng

Người ảnh hưởng là những cá nhân có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người khác. Thường, họ là những chuyên gia hoặc người nổi tiếng có lượng người theo dõi đông đảo trên mạng xã hội.

  • Decision Makers – Người ra quyết định

Decision Makers là người quyết định có sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp hay không. Doanh nghiệp cần quan tâm đặc biệt đến đối tượng quan trọng này.

Để tiếp cận khách hàng hiệu quả, công ty có thể căn cứ vào vai trò của họ trong phễu Marketing. Sau đây là mộ sơ đồ phổ biến có thể tham khảo:

  • Users – Awareness, Interest: Bao gồm Người dùng – Nhận thức, quan tâm
  • Influencers – Interest, Consideration, Intent: Bao gồm Người ảnh hưởng – Quan tâm, cân nhắc.
  • Decision Makers – Intent, Evaluation, Purchase: Bao gồm Có ý định, đánh giá, mua hàng.

Biết được vai trò khách hàng trong từng giai đoạn, doanh nghiệp sẽ có cách tiếp cận phù hợp, nâng cao khả năng mua hàng của người dùng.

2. 5 cách xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả

Để phân tích và xác định khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể áp dụng 5 phương pháp dưới đây.

5 cách xác định khách hàng mục tiêu chính xác, hiệu quả
5 cách xác định khách hàng mục tiêu chính xác, hiệu quả

2.1 Xác định khách hàng mục tiêu bằng cách tạo chân dung khách hàng

Cách đầu tiên để phân tích khách hàng mục tiêu là tạo chân dung khách hàng.

Chân dung khách hàng (Buyer Persona) là một hồ sơ chi tiết về khách hàng lý tưởng. Nó bao gồm thông tin về đặc điểm nhân khẩu học, sở thích, hành vi và các yếu tố quyết định mua sắm của đối tượng.

Để xây dựng Buyer Persona, các doanh nghiệp dựa trên nghiên cứu thị trường, dữ liệu thực tế và những đánh giá có cơ sở về đối tượng tiềm năng và khách hàng hiện tại.

Về cơ bản, việc vẽ chân dung khách hàng gồm 3 bước:

Bước 1: Thu thập thông tin về khách hàng

Để tạo chân dung của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần thu thập và xử lý dữ liệu chính xác.

Hồ sơ khách hàng được xây dựng dựa trên thông tin về nhân khẩu học, mục tiêu, nỗi sợ, động lực, hành vi và sự ưu tiên của đối tượng. Để làm cho chân dung khách hàng trở nên cụ thể, doanh nghiệp nên tập trung vào việc thu thập nhiều thông tin hơn.

Có ba phương pháp phổ biến và hiệu quả để thu thập thông tin này. Đó là tương tác với đội ngũ bán hàng và chăm sóc khách hàng, sử dụng công cụ phân tích dữ liệu người dùng, và tiến hành cuộc trò chuyện trực tiếp với khách hàng.

Bước 2: Xử lý dữ liệu

Bước này đòi hỏi doanh nghiệp phải chuyển đổi dữ liệu thô, thu thập từ bước 1, thành các thông tin có ý nghĩa.

Khi thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, có hai loại dữ liệu chính cần xem xét: đầu tiên là dữ liệu định tính, thu thập từ cuộc phỏng vấn nội bộ và khách hàng; thứ hai là dữ liệu định lượng, thu thập từ các công cụ phân tích insight.

Sau khi có dữ liệu, doanh nghiệp cần phân tích thông tin để có cái nhìn sâu sắc hơn về khách hàng và phân chia họ thành các phân khúc khác nhau. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, sở thích, thu nhập, nỗi đau, và nhiều yếu tố khác để tạo ra các nhóm khách hàng khác nhau.

Bước 3: Tạo chân dung khách hàng mục tiêu dựa trên dữ liệu đã thu thập và xử lý

Sau khi hoàn thành bước xử lý thông tin, bước quan trọng tiếp theo là tạo chân dung khách hàng. Nội dung cụ thể của chân dung này sẽ phụ thuộc vào ngành công nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, nhưng nó thường bao gồm các yếu tố sau:

  • Tên
  • Thông tin nhân khẩu học (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập,…)
  • Vấn đề và điểm đau (pain point) mà họ gặp phải
  • Hành vi mua hàng của khách hàng 

>> Tham khảo ngay: Hướng dẫn xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu với 4 bước đơn giản

2.2 Xác định khách hàng mục tiêu thông qua nghiên cứu thị trường mục tiêu

Việc nghiên cứu thị trường cũng là một phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp xác định khách hàng mục tiêu của họ.

Trong quá trình nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể giải đáp các câu hỏi quan trọng như: Khách hàng cần gì? Họ mong đợi những cải tiến gì cho sản phẩm/dịch vụ? Mức độ hài lòng của họ khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ? Các vấn đề thường gặp mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp đang phải đối mặt là gì?

Xác định khách hàng mục tiêu thông qua nghiên cứu thị trường mục tiêu
Xác định khách hàng mục tiêu thông qua nghiên cứu thị trường mục tiêu

Bằng việc thấu hiểu sâu về khách hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng những chiến lược và kế hoạch marketing phù hợp nhất để thu hút và làm hài lòng khách hàng. Trong quá trình nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu bằng hai phương pháp:

Nghiên cứu thị trường sơ cấp (Primary Market Research) 

Nghiên cứu thị trường sơ cấp là một phương pháp nghiên cứu thị trường mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng hoặc thuê bên thứ ba để thu thập thông tin về khách hàng hoặc lấy phản hồi và đánh giá từ khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của họ.

Trong phương pháp này, doanh nghiệp có thể thực hiện khảo sát khách hàng bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm phỏng vấn, sử dụng bảng câu hỏi khảo sát (Questionnaire Survey), hoặc thậm chí thực hiện quan sát để thu thập thông tin. Điều quan trọng là kết hợp các phương pháp này để thu thập thông tin chi tiết và kiểm nghiệm kết quả trong quá trình tương tác trực tiếp với khách hàng.

Nghiên cứu thị trường thứ cấp (Secondary Market Research)

Nghiên cứu thị trường thứ cấp là phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để thu thập thông tin từ các nguồn đã có sẵn. Các nguồn này có thể bao gồm dữ liệu từ các tổ chức chính phủ, phòng thương mại, các hiệp hội thương mại và các tổ chức khác.

Khi sử dụng phương pháp này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về khách hàng hoặc nghiên cứu sâu hơn về insight của khách hàng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đọc các báo cáo liên quan đến lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu tài liệu về xu hướng người tiêu dùng, hoặc theo dõi các tài liệu về hành vi của khách hàng.

>> Tham khảo ngay: Chiến lược xác định thị trường mục tiêu chính xác, hiệu quả cho doanh nghiệp

2.3 Xác định khách hàng mục tiêu qua nghiên cứu khách hàng hiện tại của doanh nghiệp

Nghiên cứu khách hàng hiện tại là một phần quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt sâu hơn về khách hàng của mình. Qua đó, doanh nghiệp có thể xác định những điểm chung và các vấn đề phổ biến mà khách hàng thường gặp phải.

Trong quá trình nghiên cứu khách hàng hiện tại, doanh nghiệp có thể tự đặt ra một số câu hỏi quan trọng như:

  • Khách hàng hiện tại của doanh nghiệp là ai?
  • Khách hàng hiện tại đang gặp phải những vấn đề chính nào?
  • Tại sao khách hàng lại chọn sử dụng sản phẩm/dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp?
  • Khách hàng của doanh nghiệp có nhu cầu cụ thể như thế nào?
  • Khách hàng hiện tại có những đặc điểm chung gì?

Hãy xác định những điểm chung nào mang lại lợi nhuận lớn nhất cho chiến dịch kinh doanh và marketing của doanh nghiệp. Có thể rằng những khách hàng khác cũng có các đặc điểm chung tương tự với nhóm khách hàng hiện có của doanh nghiệp.

2.4 Xác định khách hàng mục tiêu bằng cách nghiên cứu phân khúc thị trường mục tiêu 

Để hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu của mình, doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu về các phân khúc thị trường mục tiêu mà họ đang nhắm đến.

 Xác định khách hàng mục tiêu bằng cách nghiên cứu phân khúc thị trường mục tiêu
Xác định khách hàng mục tiêu bằng cách nghiên cứu phân khúc thị trường mục tiêu

Nhìn chung, có 3 phương pháp phân loại thị trường mục tiêu phổ biến mà doanh nghiệp cần nghiên cứu để hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu, bao gồm:

Phân loại thị trường mục tiêu theo nhân khẩu học

Khi phân loại thị trường mục tiêu theo nhân khẩu học, doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích chi tiết về thông tin cơ bản của khách hàng mục tiêu. Điều này giúp cắt giảm thời gian và nguồn lực cho các khách hàng thuộc các phân khúc khác nhau, hoặc tìm kiếm những cơ hội tiềm năng trong các nhóm khách hàng chưa được khai thác.

Ví dụ về thông tin cơ bản của khách hàng để phân loại thị trường mục tiêu theo nhân khẩu học có thể bao gồm:

  • Nghề nghiệp
  • Tình trạng hôn nhân
  • Học vấn
  • Dân tộc 
  • Tôn giáo
  • Tình trạng sống (nếu đối tượng của bạn là chủ nhà hoặc người cho thuê)
  • Thu nhập hàng tháng hoặc hàng năm

Phân loại thị trường mục tiêu theo hành vi khách hàng 

Phân loại thị trường mục tiêu theo hành vi tập trung vào cách khách hàng thực hiện các hành động. Dưới đây là ví dụ về những đặc điểm hành vi của khách hàng mà doanh nghiệp có thể quan tâm:

  • Thói quen mua hàng
  • Thói quen chi tiêu
  • Tâm trạng khách hàng
  • Tương tác với doanh nghiệp

Phân loại thị trường mục tiêu theo tâm lý khách hàng 

Phân loại thị trường mục tiêu dựa trên tâm lý khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tính cách và các đặc điểm tâm lý của khách hàng. Dưới đây là ví dụ về các yếu tố tâm lý của khách hàng mà doanh nghiệp có thể quan tâm:

  • Đặc điểm tính cách
  • Giá trị
  • Thái độ
  • Sở thích
  • Phong cách sống
  • Các yếu tố ảnh hưởng tâm lý
  • Tiềm thức và ý thức
  • Động lực
  • Ưu tiên

2.5 Xác định khách hàng mục tiêu thông qua tìm hiểu đối thủ cạnh tranh 

Việc tìm hiểu về đối thủ cũng giúp doanh nghiệp xác định khách hàng mục tiêu của mình một cách hiệu quả. 

Để phân tích đối thủ cạnh tranh một cách chi tiết, doanh nghiệp cần xem xét một số thông tin quan trọng về đối thủ, bao gồm:

  • Thông tin tổng quan về đối thủ: Bao gồm quy mô công ty, nhóm lãnh đạo, các nhà đầu tư, nhà cung cấp, đối tác hợp tác, số lượng khách hàng và thị phần mà đối thủ đang chiếm.
  • Sản phẩm và dịch vụ của đối thủ: Tìm hiểu về đặc điểm và tính năng của sản phẩm, dịch vụ mà đối thủ cung cấp, cũng như định giá của họ. Nắm vững điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ để so sánh với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Các kênh truyền thông của đối thủ: Hiểu rõ về cách đối thủ định vị thương hiệu của họ, thông điệp truyền thông trong các chiến dịch tiếp thị, chiến lược nội dung mà đối thủ sử dụng và các hoạt động marketing mà họ thực hiện.
  • Khách hàng của đối thủ: Bao gồm ý kiến và phản hồi của khách hàng về đối thủ, thị trường và phân khúc mà đối thủ đang tập trung vào, vị trí mà khách hàng của đối thủ thường xuất hiện và các cơ hội mà doanh nghiệp có thể tận dụng để cạnh tranh một cách hiệu quả.

3. Các bước xác định khách hàng mục tiêu

Bước 1: Thu thập thông tin về khách hàng mục tiêu

Đối với các doanh nghiệp đã hoạt động một thời gian, việc xem xét lại dữ liệu khách hàng có thể cung cấp thông tin quý báu về những khách hàng quan trọng nhất. Cụ thể, doanh nghiệp có thể xem xét:  Trong mỗi sản phẩm sẽ có một nhóm khách hàng mua nhiều nhất, vậy đặc điểm của nhóm này là gì? Hoặc tập khách hàng có đặc điểm gì thường xuyên chi nhiều tiền nhất cho công ty – có thể mua nhiều sản phẩm, mua liên tục…

Bước 2: Mô tả khách hàng mục tiêu 

Mô hình câu hỏi 5W – 1H là một cách phân tích khách hàng chi tiết bằng cách đặt nhiều câu hỏi liên quan. Dưới đây là các nhóm câu hỏi trong mô hình này:

  • Nhóm Who: trả lời những đặc điểm cơ bản như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp,…
  • Nhóm What: là các câu hỏi về đời sống như vấn đề của khách hàng nào của khách hàng mà sản phẩm công ty có thể đáp ứng, sở thích về sản phẩm dịch vụ ….
  • Nhóm Why với mục đích tìm ra được động lực mua hàng của khách hàng: tại sao họ cần sản phẩm này?
  • Nhóm Where trả lời các câu hỏi liên quan đến địa điểm: văn phòng, nhà cửa, nơi mua sản phẩm, dùng sản phẩm ở nơi nào
  • Nhóm  When là các câu hỏi về thời gian.
  • Nhóm How cần khai thác được khách hàng mua hàng tần suất như nào, thanh toán.
Các bước xác định khách hàng mục tiêu
Các bước xác định khách hàng mục tiêu

Bước 3: Tạo ra bản chân dung khách hàng chi tiết 

Để thực hiện bước này, bạn cần nhóm các thông tin thu thập được vào các phân khúc khách hàng sau:

  • Nhân khẩu học (bao gồm độ tuổi, giới tính, thu nhập và giáo dục)
  • Tâm lý học (bao gồm phong cách sống, sự lựa chọn và chân dung cá nhân)
  • Dữ liệu hành vi (bao gồm thói quen chi tiêu)
  • Tiềm năng sinh lời (rào cản mua hàng)

Bước 4: Thử nghiệm

Từ các chân dung khách hàng đã được tạo ra từ bước 3, doanh nghiệp nên thực hiện các chiến dịch marketing thử nghiệm. Kết quả từ các chiến dịch thử nghiệm này sẽ cho doanh nghiệp biết nhóm khách hàng nào tiềm năng và phù hợp với doanh nghiệp nhất.

Doanh nghiệp nên lưu ý tiến hành kiểm tra cải tiến sản phẩm dịch vụ sau khi có được chân dung khách hàng hoàn chỉnh. Một vài thay đổi nhỏ như thiết kế bao bì hoặc chiến dịch quảng cáo cũng có thể làm tăng doanh số bán hàng.

4. Những sai lầm thường gặp khi xác định khách hàng mục tiêu

  • Hướng đến thị trường mục tiêu quá rộng

Một sai lầm phổ biến mà nhiều chủ doanh nghiệp thường mắc phải là việc nhắm mục tiêu đối tượng quá rộng. Thường, họ có thể cảm thấy rằng cố gắng tiếp cận càng nhiều người càng tốt cho kinh doanh. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đơn giản hóa đối tượng mục tiêu của mình thành “mọi người,” thì thông điệp tiếp thị có thể trở nên mơ hồ đến mức hầu hết khách hàng sẽ cảm thấy nó không liên quan hoặc không hấp dẫn. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần thu hẹp đối tượng mục tiêu của mình thành một phân khúc cụ thể hơn.

  • Hướng đến thị trường mục tiêu quá hẹp

Ngoài việc hướng đến thị trường mục tiêu quá rộng, một sai lầm khác là nhắm mục tiêu vào một phân khúc đối tượng quá hẹp. Nếu doanh nghiệp không đi đủ “sâu” trong việc định rõ đối tượng của mình, cuối cùng có thể chỉ thu hút một phân khúc khách hàng quá nhỏ. Việc xác định các yếu tố nhân khẩu học cụ thể có thể trở nên phức tạp đến mức tiếp cận tập khách hàng này trở nên khó khăn, và thậm chí, ngay cả khi doanh nghiệp cố gắng tiếp cận họ, họ có thể không mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp.

  • Tiếp cận những người không thể mua hàng của bạn

Người tiêu dùng có thể quan tâm đến những gì doanh nghiệp bán, nhưng điều này không đồng nghĩa rằng họ sẽ trở thành khách hàng của bạn. Một số doanh nghiệp thường mắc phải sai lầm lớn khi nhắm mục tiêu đối tượng không thể trở thành khách hàng thực sự. Ví dụ, mặc dù trẻ em có thể có “quyền năng” để ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của cha mẹ, nhưng việc tiếp thị trực tiếp cho trẻ em không phải lúc nào cũng là một chiến lược hiệu quả.

Những sai lầm thường gặp khi xác định khách hàng mục tiêu
Những sai lầm thường gặp khi xác định khách hàng mục tiêu
  • Định nghĩa khách hàng mục tiêu quá mơ hồ

Khi xác định khách hàng mục tiêu, càng cụ thể thì càng tốt. Nếu các thông tin về đối tượng của bạn quá mơ hồ hoặc nếu bạn không biết rõ mình đang tìm kiếm điều gì, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các chiến lược tiếp thị hiệu quả.

  • Tập trung quá nhiều vào yếu tố nhân khẩu học 

Khi xây dựng các chiến lược tiếp cận đối tượng mục tiêu, hầu hết mọi người thường tập trung vào các yếu tố nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn. Mặc dù những thông tin này có giá trị, nhưng nếu doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào chúng, họ có thể bỏ qua khía cạnh tâm lý của đối tượng mục tiêu. Việc suy nghĩ ít hơn về việc họ trông như thế nào và tập trung nhiều hơn vào cách họ suy nghĩ sẽ là một chiến lược thông minh hơn.

  • Tập trung vào phân khúc khách hàng rộng lớn mà bỏ qua cá nhân hóa

Khi xây dựng các chiến lược tiếp cận đối tượng mục tiêu, hầu hết mọi người thường tập trung vào các yếu tố nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn. Mặc dù những thông tin này có giá trị, nhưng nếu doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào chúng thì có thể bỏ qua khía cạnh tâm lý của đối tượng mục tiêu. Việc suy nghĩ ít hơn về việc họ trông như thế nào và tập trung nhiều hơn vào cách họ suy nghĩ sẽ là một chiến lược thông minh hơn.

  • Dựa vào cảm tính hơn là nghiên cứu

Các doanh nghiệp thường có xu hướng xác định khách hàng mục tiêu của họ dựa trên suy nghĩ chủ quan thay vì dựa vào thực tế, tuy nhiên nên tránh điều này. Hãy luôn đưa ra những ý kiến ​​và kết luận của doanh nghiệp dựa trên những sự kiện khách quan, cùng với việc tiến hành nghiên cứu chặt chẽ và chi tiết về chân dung khách hàng mục tiêu.

5. Ví dụ về khách hàng mục tiêu của các doanh nghiệp lớn

Ví dụ về khách hàng mục tiêu của Vinamilk bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp. Đối với khách hàng cá nhân, đa dạng độ tuổi từ thiếu nhi, thiếu niên, người trưởng thành đến người già, cũng bao gồm trẻ sơ sinh. Khách hàng mục tiêu của Vinamilk trong phân khúc doanh nghiệp thường là các đại lý và cửa hàng.

TH True Milk nhắm đến một loạt các khách hàng cá nhân, bao gồm các nội trợ, thanh thiếu niên, trẻ em, người già và gia đình có thu nhập từ mức khá trở lên.

Vinfast hướng đến người tiêu dùng có nhu cầu mua xe chất lượng tốt, nhưng đồng thời cũng quan trọng là giá cả phải phù hợp với túi tiền của họ.

Coca Cola, một thương hiệu nổi tiếng, có khách hàng mục tiêu là cả nam và nữ, hướng đến mọi đối tượng trên thị trường.

Trên đây là 5 cách xác định khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. doanh nghiệp lưu ngay nội dung bài viết và ứng dụng vào hoạt động xác định khách hàng mục tiêu của mình nhé! Chúc bạn thành công! 

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone