Một chuyên gia nhân sự cần có vô số kỹ năng khác nhau để làm tốt công việc của mình. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về 15 kỹ năng quản lý nhân sự cần thiết nhất để các nhà quản lý nhân sự có thể thành công với vai trò của mình. (Các kỹ năng được liệt kê không theo thứ tự cụ thể)
1. Kỹ năng chuyên môn
Không có gì ngạc nhiên khi kiến thức và chuyên môn được đề cập đến như một kỹ năng quản lý nhân sự không thể thiếu. Kỹ năng này bao gồm kinh nghiệm làm việc hoặc nền tảng học vấn về Quản lý Nguồn nhân lực đều rất có ích cho công việc của bạn.
Kiến thức chuyên môn về quản lý nhân sự có thể kể đến như nắm rõ các thủ tục tuyển dụng, dự báo nhu cầu nhân sự và hoạch định nguồn nhân lực, phác họa chân dung ứng viên tốt từ các nhân tố thành công của công việc, sắp xếp những cuộc phỏng vấn ấn tượng và thành công, biết cách đặt câu hỏi phỏng vấn, tổng hợp báo cáo dữ liệu, xây dựng KPI phòng nhân sự…
Xem thêm: 5 Mô hình quản lý nhân sự hiệu quả mọi HR cần biết |
2. Kỹ năng sử dụng công nghệ
Hầu như tất cả các chuyên gia ngày nay đều phải có năng lực sử dụng thông thạo công nghệ, và bộ phận nhân sự cũng không phải là ngoại lệ. Không cần phải là một chuyên gia về CNTT, nhưng việc hiểu biết và có kỹ năng sử dụng các công cụ quản lý sẽ giúp bạn thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn.
Một trong những phần mềm quản trị nhân sự toàn diện được đánh giá cao và được sử dụng bởi hơn 3500 doanh nghiệp chính là 1Office. Với tính năng phần mềm quản lý hồ sơ nhân sự, doanh nghiệp có thể quản lý toàn bộ quy trình các công việc liên quan đến nhân sự như: tuyển dụng, quản lý hồ sơ tự động nhanh chóng, dễ dàng trên một nền tảng duy nhất.
Không còn phải quản lý thông tin cá nhân của nhân viên, chấm công, tính lương bằng phương pháp thủ công. Với phần mềm quản lý nhân viên, mọi thao tác đều được phần mềm hỗ trợ để công nghệ hóa các thông tin và dữ liệu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm tối đa thời gian, công sức cho các thao tác quản lý thủ công, rắc rối và không hiệu quả.
3. Kỹ năng làm việc
Sự tận tụy cũng là một kỹ năng quản lý nhân sự cần thiết của người làm nhân sự. Vì công tác nhân sự đa phần là “lo cho người khác” từ những việc cụ thể như lương bổng, phúc lợi đến huấn luyện đào tạo cũng như tổ chức bộ máy… Ngoài ra, người làm công tác nhân sự cần có khả năng phân tích và tổ chức tốt để đảm bảo nguồn nhân lực có tính kế thừa và lâu dài.
Xem thêm: Các cấp độ của kỹ năng quản lý – Khung năng lực chuẩn cho nhà lãnh đạo
4. Kỹ năng giao tiếp
Đây là kỹ năng được nhắc đến nhiều nhất trong các tin tuyển dụng nhân sự. Kỹ năng giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong Quản lý Nguồn nhân lực, vì họ là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhân viên. Một mặt, bạn hoạt động vì lợi ích của người lao động, mặt khác, bạn cũng đại diện cho người sử dụng lao động.
Điều này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Bạn sẽ giao tiếp với các bên liên quan khác nhau, ở các cấp độ quyền hạn và ảnh hưởng khác nhau. Cách bạn giao tiếp với Giám đốc điều hành của công ty và với nhân viên cấp dưới sẽ rất khác. Đây là lý do tại sao khả năng kết nối tốt mọi người với nhau sẽ để lại ấn tượng chuyên nghiệp và tích cực, là một kỹ năng quản trị nhân sự vô cùng cần thiết.
5. Kỹ năng thuyết phục
Bên cạnh kỹ năng giao tiếp thì khả năng thuyết phục cũng nằm trong số những yêu cầu cần thiết của một nhà quản lý nhân sự
Kỹ năng này bao gồm thuyết phục người lao động và thuyết phục cả người sử dụng lao động trong quá trình hóa giải các mâu thuẫn nội tại hoặc trong quá trình thuyết phục cấp trên chấp thuận kế hoạch do mình đề xuất.
6. Khả năng chịu áp lực cao
Ở bất cứ vị trí quản lý nào, bạn đều phải chịu áp lực rất cao trong công việc. Chính vì vậy, chỉ cần làm chủ những kỹ năng quản trị nhân sự được liệt kê trong bài viết này, thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được công việc và loại bỏ những áp lực tồn tại.
7. Kỹ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là một trong những kỹ năng quản lý nhân sự bắt buộc. Là một chuyên gia nhân sự, bạn sẽ phải làm việc và cộng tác hiệu quả với các đồng nghiệp trong bộ phận Nhân sự cũng như với các nhà quản lý khác trong tổ chức. Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm quản lý công việc nhóm để thúc đẩy hiệu quả công việc nhóm một cách hiệu quả nhất.
8. Kỹ năng lắng nghe
Biết lắng nghe sẽ là một kỹ năng quan trọng giúp cải thiện các kỹ năng thiết yếu khác. Các chuyên gia nhân sự có được kỹ năng này có thể lắng nghe người khác mà không có định kiến hay phán xét nào, tạo ra một không gian an toàn để những người khác thoải mái chia sẻ. Nếu không có kỹ năng lắng nghe tích cực, việc điều hướng các vấn đề nhạy cảm về lương bổng hay mâu thuẫn nội bộ sẽ khó khăn hơn, đồng thời cũng khó có thể đào tạo nhân viên một cách hiệu quả.
9. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng quản trị nhân sự tiếp theo cần có ở một Giám đốc nhân sự chính là khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề kịp thời. Chất lượng ra quyết định sẽ thể hiện trình độ năng lực của một người quản lý, giúp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.
10. Kỹ năng xử lý tình huống
Trong quá trình làm việc, người quản lý nhân sự sẽ phải giải quyết rất nhiều tình huống mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp. Cần có kỹ năng xử lý khéo léo để không làm mất lòng hai bên để tránh những rủi ro trong quán lý nhân sự.
11. Kỹ năng tạo động lực
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản lý nhân sự là truyền cảm hứng để đưa nhân viên của họ ngày càng tiến xa hơn trong môi trường doanh nghiệp. Nếu như các khoản tiền thưởng là khích lệ tài chính, thì lời khen sẽ tạo ra động lực tinh thần thúc đẩy nhân viên của bạn làm việc hăng say, sáng tạo hơn. Việc công nhận những cống hiến một cách chính đáng và kịp thời sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn, như có thể gia tăng đến 200% hiệu quả làm việc của nhân viên.
12. Kỹ năng đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân sự
Một Giám đốc Nhân sự cần phải có kỹ năng đào tạo và phát triển. Nhiệm vụ của một Giám đốc Nhân sự là cung cấp các cơ hội việc làm để nâng cao hiệu suất và tối đa hóa giá trị của nhân viên. Các chương trình đào tạo về kỹ năng lãnh đạo, quản lý cần phải được tổ chức thường xuyên để trang bị cho nhân viên những kỹ năng cần thiết để tăng giá trị cho nhân viên, cũng như trang bị đầy đủ cho lộ trình thăng tiến và phát triển sự nghiệp.
13. Kỹ năng đọc vị tâm lý
Nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ giúp bạn rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên, nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Nếu có khả năng này thì bạn dễ dàng tiếp cận, chia sẻ và giữ nhân viên giỏi trong công ty, tránh tình trạng “nhảy việc”.
14. Kỹ năng đánh giá vấn đề
Một trong những kỹ năng quan trọng mà một nhà quản lý doanh nghiệp cần có chính là kỹ năng đánh giá năng lực nhân viên. Vì, chỉ khi bạn đánh giá đúng năng lực của nhân viên và hiểu rõ điểm mạnh và yếu của họ thì mới có thể phân bổ nhân sự một cách hiệu quả.
Ngoài ra, việc đánh giá đúng năng lực nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy được tôn trọng và có tâm huyết hết mình với công việc.
15. Kỹ năng sáng tạo
Hầu hết nhân viên cảm thấy ấn tượng và được truyền cảm hứng bởi một nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng chọn con đường an toàn thông thường. Trong rất nhiều tình huống, quản lý nhân sự sẽ phải đưa ra quyết định mà không có các yêu cầu rõ ràng. Đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tư duy sáng tạo. Lúc này, họ có thể thử nghiệm các giải pháp chưa có tiền lệ để sai lầm hoặc tạo ra bước đột phá.
Tạm kết
Nhân lực là một trong những nhân tố chủ chốt quyết định sự thành bại của cả một doanh nghiệp nên quản trị nguồn nhân lực luôn đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, bên cạnh việc cải thiện và trau dồi các kỹ năng quản lý nhân sự cần thiết thì ứng dụng công nghệ giúp cho công tác quản trị chính xác, dễ dàng hơn, không chỉ tăng hiệu quả làm việc mà còn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho nhà quản lý.
Nếu bạn là một nhà quản trị và đang tìm giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp của mình thì phần mềm quản lý công việc 1Office sẽ là công cụ hoàn hảo dành cho bạn.