Năm mới đã đến và bất chấp những thách thức của năm cũ, các nhà lãnh đạo bộ phận quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực có rất nhiều điều để mong đợi vào năm 2021!
2020 là một năm đánh dấu thế giới trải qua một thử thách lớn mang tên Covid-19 gây ra nhiều biến động cho kinh tế toàn cầu. Trong đó, nhân sự có lẽ là một trong những ngành chịu ảnh hưởng hơn cả do dư thừa lao động và thay đổi phương thức làm việc. Nó đang phát triển và thích ứng nhanh chóng, thay đổi cách chúng ta trải nghiệm công việc. Trước thực trạng đó, các chuyên gia đang tận dụng cơ hội này để phản ánh các xu hướng cho năm nay và hơn thế nữa.
Để doanh nghiệp có đà phát triển bền vững, nhà lãnh đạo nên đi tìm lời giải đáp cho việc tối ưu vận hành, quản trị doanh nghiệp trước tiên. Bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp nhìn thấy xu hướng ngành nhân sự năm 2021 xoay chuyển ra sao từ đó sẽ có kế hoạch thích ứng với thay đổi phù hợp.
1. Tập trung đổi mới vào yếu tố con người
Các bộ phận không thể hoạt động hiệu quả khi nhân sự của họ không được chăm sóc. Trách nhiệm của HR là tập trung phát triển các cá nhân hay nói rộng hơn là tất cả mọi người trong nhóm. Với vai trò một người quản lý, làm sao có thể quản lý hài hòa nhiều người trong cùng một tập thể là điều không hề dễ dàng.
Khi mọi người được khuyến khích, củng cố tinh thần, họ sẽ cố gắng đem những gì tốt nhất đến nơi làm việc và mong muốn gắn bó lâu dài với công ty. Và khi nhân viên gắn bó hơn có nghĩa là họ thực sự sẵn sàng và nhiệt tình phấn đấu để hoàn thành những mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Vì vậy, chăm sóc sức khỏe nhân viên sẽ là xu hướng nhân sự và là mục tiêu mà các công ty cần hướng tới trong năm mới 2021. Bộ phận nhân sự sẽ cần tập trung hơn nữa vào kỹ năng quản trị con người để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp lý tưởng và mang lại kết quả công việc mong muốn.
Nếu bạn đang quản lý và dẫn dắt một tập thể, hãy xem xét các câu hỏi sau của Tracie Sponenberg:
- Bạn có đang lãnh đạo với sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và tình yêu thương không?
- Bạn có đang gặp phải những cuộc trò chuyện căng thẳng về khó khăn trong sự đa dạng, công bằng và hòa nhập không? Và hơn cả là bạn đang làm gì với nó?
- Bạn có đề cao việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của nhân viên không? Không chỉ là sức khỏe thể chất, mà còn là sức khỏe tinh thần, sức khỏe tài chính và các kết nối xã hội.
- Bạn có đang đưa ra và nhận các phản hồi thường xuyên không?
- Bạn có phải là người có chủ trương quyết liệt, sẵn sàng đặt con người của mình lên trước doanh nghiệp?
Xem thêm: “Xốc” lại tinh thần cho nhân viên – Kỹ năng thiết yếu của nhà quản trị
2. Tự động hóa các chức năng chính
Sự ảnh hưởng của các biến động trong năm cũ đã mang đến cho đội ngũ nhân sự một loạt các khó khăn và thách thức không lường trước được. Trên hết, làn sóng cắt giảm nhân sự hậu Covid-19 khiến các bộ phận thiếu hụt nguồn nhân lực và tài nguyên để hoàn thành công việc.
Trước sự thay đổi về mô hình làm việc và quản trị nhân sự, các phần mềm tự động hóa đã được áp dụng để cải thiện các quy trình hàng ngày, giảm bớt các chức năng rườm rà trước đây khiến cho công việc trôi chảy và nâng cao hiệu suất.
Như vậy, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc tự động hóa sẽ tiếp tục trở thành xu thế tất yếu của năm 2021.
Xem thêm: Số hóa quy trình doanh nghiệp – Bước đi tất yếu để bứt phá
3. Mở rộng tính linh hoạt tại nơi làm việc
Theo ông Micole Garatti, Giám đốc Tiếp thị B2B tại Fairygodboss: “Nghiên cứu chỉ ra rằng các cơ hội làm việc linh hoạt và từ xa hiện là yếu tố quan trọng thứ 2 mà người tìm việc cân nhắc khi đánh giá một vị trí mới – sau lương thưởng. Nếu các tổ chức thực sự muốn thu hút và giữ chân nhân tài, họ sẽ áp dụng các chính sách tập trung và thân thiện hơn với mọi người, ví dụ như tập trung vào kết quả chứ không phải số giờ có mặt tại công ty.”
Trong năm 2020, hầu hết các tổ chức buộc phải thích nghi với những cách thức làm việc mới – làm việc tại nhà. Làm việc online trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp, các thủ tục được bổ sung để tương tác với nhân viên hay những điều chỉnh lớn cũng được áp dụng để phục vụ khách hàng. Đây được coi là cách hiệu quả để duy trì sự vận hành của các công ty, tạo sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc.
Sự sắp xếp làm việc linh hoạt từ một đặc quyền tùy chọn giờ đã trở thành một yêu cầu đối với nhiều người khi tìm việc. Giờ đây, nhân sự đã thấy được những lợi ích của loại hình làm việc này và rất mong muốn có thể tiếp tục áp dụng trong tương lai.
Mặt khác, mô hình làm việc hành chính ngày càng bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt trong thời đại công nghệ số như hiện nay, cách thức làm việc truyền thống gây sự gò bó và rườm rà đã không còn phù hợp.
Xem thêm: Quản lý công việc từ xa dùng ngay 1Office
4. Ưu tiên thiết kế công việc
Thiết kế công việc (còn gọi là thiết kế công việc hoặc thiết kế nhiệm vụ) là một chức năng cốt lõi của quản lý nguồn nhân lực. Nói một cách đơn giản, thiết kế công việc là quá trình tạo ra một công việc cho phép tổ chức đạt được mục tiêu đồng thời tạo động lực và khen thưởng cho nhân viên.
Nó không chỉ bổ sung giá trị cho tổ chức, tăng hiệu suất của tập thể và giảm tỉ lệ nghỉ việc mà còn dẫn đến sự hoàn thành công việc thực sự. Tầm quan trọng của động lực trong công việc ngày càng tăng và nhận thức được điều này, ưu tiên thiết kế công việc sẽ là một cách tuyệt vời để tạo động lực trong năm nay.
Xem thêm: Các xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp năm 2020-2021
5. Nâng niu sức khỏe của nhân viên
Sau năm khủng hoảng, để giữ cho lực lượng lao động có tinh thần và sức khỏe, công ty cần chế độ phúc lợi cho nhân viên một cách hiệu quả. Điều đó có nghĩa là các tổ chức sẽ cần tiếp tục các cơ hội làm việc linh hoạt và từ xa, tăng các phúc lợi về sức khỏe cũng như mang đến các chương trình về chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Khi chúng ta nói về sức khỏe của nhân viên, nó bao gồm cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự gắn bó của nhân viên với công ty. Những chính sách về phúc lợi đem đến cho người lao động cảm giác an tâm và thoải mái làm việc, giúp tăng năng suất, đạt kết quả tốt trong hoạt động cũng như gia tăng mức độ hài lòng của họ.
Do đó, các chính sách phúc lợi hiện nay chính là điểm thu hút được quan tâm nhất mà doanh nghiệp có thể đưa ra với các ứng viên. Nếu có thể thể hiện được sự chăm lo nhân viên thì đó là thành công của doanh nghiệp.
Xem thêm: Các xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp năm 2020-2021
6. Tăng cường tái đào tạo các kỹ năng
“Tái đào tạo” là một chủ đề nóng trong những năm gần đây, nhưng nó càng trở nên phổ biến hơn khi hàng triệu người lao động bị mất việc làm trong thời kỳ bất ổn do đại dịch gây ra. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, nhiều công ty đã phải điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình để đáp ứng nhu cầu mới. Những ảnh hưởng này đã tạo ra lỗ hổng về kỹ năng cho nhiều nhân viên trong vai trò hiện tại. Vì vậy, trong năm 2021, chúng ta có thể mong đợi sẽ thấy nhiều nhà tuyển dụng đầu tư hơn vào việc đào tạo và nâng cao các kỹ năng đã có để phù hợp hơn với mô hình kinh doanh mới của họ.
Để luôn cạnh tranh và đổi mới, nhân sự của bạn cần có các kỹ năng phù hợp. Vì vậy, “Giữ chân nhân viên” luôn là chìa khóa cân bằng doanh nghiệp hiệu quả nhất. Thay vì cả quá trình tìm kiếm, tuyển dụng, đào tạo đầy thách thức và “cực chẳng đã” các doanh nghiệp phải đối mặt, ta hoàn toàn có thể truyền cảm hứng và giúp đỡ đội ngũ nhân viên hiện tại trở nên xuất sắc hơn qua các chương trình đào tạo nội bộ.
Xem thêm: Các xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp năm 2020-2021
7. Kết hợp công nghệ mới
Các sự kiện của năm ngoái đã xúc tác việc các doanh nghiệp áp dụng công nghệ theo cách mà không ai có thể dự đoán trước được. Sự thay đổi đột ngột mà nhiều nơi làm việc phải đối mặt đòi hỏi phải tích hợp các công nghệ mới vào gần như mọi khía cạnh của công việc.
Hành trình tuyển dụng và quản lý nhân sự tiếp tục phát triển và ngày càng số hóa, với Trí tuệ nhân tạo (AI) và các giải pháp kỹ thuật khác được áp dụng rộng rãi. Những công cụ này, nếu được triển khai đúng cách, có thể quản lý nhân sự hiệu quả, đồng bộ với toàn bộ hệ thống trong doanh nghiệp từ đó đưa doanh nghiệp lên tầng cao mới.
Nhiều người trong chúng ta vẫn đang học cách đưa công nghệ vào quy trình làm việc của mình. Mặc dù chúng ta đã trở nên quen thuộc hơn với các công cụ và cách giao tiếp mới, tuy nhiên, để số hóa hiệu quả các hoạt động đó, doanh nghiệp cũng gặp không ít các rào cản.
Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, 1Office mang đến giải pháp quản lý tổng thể giải pháp tổng thể “all-in-one” đáp ứng các khía cạnh doanh nghiệp về Công việc, Quản trị, Nhân sự, Kinh doanh, Tài chính, Văn hóa doanh nghiệp. Đây chính là công cụ đắc lực giúp các nhà lãnh đạo quản lý nhân sự một cách dễ dàng, giúp nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.
TỔNG KẾT
Chúng ta đã vừa trải qua một năm đầy thách thức, song nó cũng đem lại những cơ hội tiền đề để ta tiếp tục phát triển và bứt phá trong năm mới 2021. Các doanh nghiệp nên định vị mình để phát triển bằng cách nắm bắt các xu hướng trên để thích ứng với các tình huống mới và phát triển thành công hơn. Chúng ta hãy học hỏi từ năm qua để cùng nhau xây dựng và phát triển một tương lai tốt đẹp hơn.
Xem thêm: Các xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp năm 2020-2021
Câu chuyện chuyển đổi số từ các thương hiệu lớn trên Thế giới
Quản lý nhân sự trong kỷ nguyên 4.0