083.483.8888
Đăng ký

Xây dựng mẫu KPI cho vị trí Trưởng phòng thiết kế – Design, không chỉ đơn thuần là để giám sát, theo dõi mức độ hoàn thành của công việc của họ. Thay vào đó, nhà quản lý sẽ đánh giá được năng lực quản lý, giao tiếp khách hàng, phân bổ và giám sát công việc tổng thể trong phòng thiết kế.

I. Chức năng của Trưởng phòng thiết kế

1. Xây dựng đội ngũ chuyên môn

Trưởng phòng thiết kế không chỉ là người giỏi chuyên môn, mà còn là người có năng lực lãnh đạo, hướng dẫn nhân viên cấp dưới về chuyên môn. Đồng thời, họ cũng chính là người trực tiếp giám sát, đôn đốc nhân viên hoàn thành công việc theo đúng tiến độ.

trưởng phòng thiết kế

 Trưởng phòng thiết kế không chỉ tốt về chuyên môn, mà còn phải có năng lực lãnh đạo và quản lý giỏi

2. Lập kế hoạch và lên ý tưởng cho các dự án thiết kế

Với bất cứ một dự án nào, Trưởng phòng thiết kế sẽ là người trực tiếp làm việc với đối tác, ban giám đốc và các nhân viên để lên kế hoạch thiết kế cho dự án. Từ khâu thiết lập kế hoạch, phân công công việc đến khi hoàn thành, người quản lý sẽ là người trực tiếp giám sát tiến độ và ra phương án điều chỉnh dựa trên yêu cầu của công việc.

Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí Trưởng nhóm kinh doanh chi tiết nhất

3. Trực tiếp chỉ đạo thiết kế

Không phải giám đốc hay khách hàng, mà trưởng phòng thiết kế chính là những người giám sát công việc thiết kế dự án. Họ cũng chính là người đại diện cho khách hàng để truyền đạt ý tưởng và giao phó công việc đến tay từng thành viên trong tổ.

4. Giám sát công việc thiết kế, thương hiệu

Để đảm bảo sản phẩm được làm theo đúng tiến độ và ngân sách, Trưởng phòng thiết kế luôn phải theo dõi tiến độ và sản phẩm của mọi người. Điều này sẽ giúp sớm phát hiện ra vấn đề sai phạm và có phương án thay thế kịp thời.

trưởng phòng thiết kếMẫu KPI là công cụ giúp nhà quản lý giám sát và đo lường hiệu quả công việc và năng đánh giá năng lực của người trưởng phòng thiết kế

II. Mẫu KPI cho Trưởng phòng thiết kế – Design cần những yêu cầu gì?

Là nhân viên cấp cao, nên mẫu KPI cho vị trí Trưởng phòng thiết kế sẽ do giám đốc, hội đồng quản trị đề ra. Trong quá trình thực hiện, nếu chỉ tiêu KPI không hợp lý bạn có thể trao đổi lại với cấp trên để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Công việc của Trưởng phòng thiết kế không chỉ đơn thuần là thiết kế, mà còn phụ thuộc vào từng ngành nghề mà nhiệm vụ cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, KPI sẽ được tập trung vào một số nhiệm vụ chính như:

Tham gia tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới, đồng thời phân bổ và giám sát nhân viên hoàn thành đúng tiến độ công việc đã đề ra.

  •  Lập kế hoạch thực hiện dự án thiết kế của công ty hoặc khách hàng.
  • Đánh giá các ý tưởng của nhân viên để đưa ra mẫu phù hợp.
  • Làm việc trực tiếp với khách hàng, giám đốc để lấy thông tin, ý tưởng thể hiện ở sản phẩm thiết kế khi hoàn thiện.
  • Tham mưu cho ban giám đốc về thiết kế và các công việc liên quan.
  • Lập báo cáo tổng hợp, chuẩn bị tài liệu để trình lên giám đốc. Đồng thời, thực hiện thuyết trình, báo cáo tóm tắt về nội dung, chiến lược thực hiện trong dự án.
  • Gặp gỡ khách hàng để tư vấn, lên ý tưởng và giúp họ giải quyết những vấn đề liên quan.

Đọc thêmMẫu KPI cho vị trí nhân viên IT System chính xác nhất

III. Trách nhiệm của Trưởng phòng thiết kế

Trưởng phòng thiết kế có vai trò cực kỳ quan trọng trong công ty, họ không chỉ là người phụ trách toàn bộ mảng thiết kế, xây dựng KPI cho phòng thiết kế và trực tiếp quản lý các vấn đề liên quan đến phòng ban của mình.

Mang đến lợi ích cho doanh nghiệp và góp phần vào sự phát triển và nâng tầm công ty trong tương lai. Trách nhiệm của nhân viên thiết kế là hoàn thành các sản phẩm, công trình thiết kế và dẫn dắt các nhân viên cấp dưới đi đúng hướng, làm tốt công việc của công ty. Đồng thời, Trưởng phòng thiết kế còn là cánh tay đắc lực cho doanh nghiệp trong việc phát triển truyền thông, phần mềm, giải trí…

Đọc thêm: Mẫu KPI cho vị trí nhân viên kế toán trong doanh nghiệp

IV. Bí quyết xây dựng KPI hiệu quả cho doanh nghiệp

Xây dựng KPI là một việc làm quan trọng đối với doanh nghiệp nếu muốn nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xây dựng KPI và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, 1Office mang đến giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp gồm bộ công cụ số hóa giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự, nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác.

HRM – Bộ tính năng hỗ trợ giải quyết công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Tuyển dụng; số hóa lưu trữ hồ sơ – có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong việc quản lý nhân sự khi số hóa nhanh chóng tất cả các dữ liệu.

kpi cho nhân viên thiết kế

1Office – Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp

Được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó, phần mềm Quản lý – Đánh giá KPI cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lươn

Với 1Office, bạn có thể thiết lập chỉ tiêu đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.

Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó. Hệ thống cho phép tùy biến thiết lập các công thức để đánh giá KPI theo ý muốn của nhà quản lý.

Tính năng này cho phép doanh nghiệp quản lý thư viện các tiêu chí, chỉ tiêu và kết quả KPI của nhân viên trong tháng. Người dùng dễ dàng số hóa tất cả các tiêu chí đánh giá, quản lý lưu trữ rõ ràng và chi tiết trên phần mềm.

Từ bảng KPI này có thể link sang bảng lương để thực hiện tính lương.

Đánh giá KPI được 1Office tách riêng ra thành một phân hệ vì tính quan trọng của nó

Trong doanh nghiệp hàng tháng có thể có nhiều KPI khác nhau, thậm chí một bạn nhân viên có thể nằm trên nhiều bảng đánh giá KPI khác nhau.

1Office sẽ tự động tổng hợp thành một bảng tổng hợp KPI chung. Với những nhân sự có nằm nhiều bảng KPI thì hệ thống sẽ mặc định lấy điểm KPI lớn nhất để cho vào bảng tổng hợp.

Đánh giá KPI của 1Office giúp phân công và quản lý công việc hàng ngày của nhân viên dễ dàng tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho nhà quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.

Từ đó giúp dự án chạy đúng tiến độ, thậm chí vượt tiến độ. Nhà quản lý xác định được nhân viên xuất sắc hoặc yếu kém để khen thưởng hay kỉ luật.

Xây dựng mẫu KPI cho nhân viên là bước tiến mới của doanh nghiệp trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

1Office hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc xây dựng và áp dụng KPI tại doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, 1Office liên tục cập nhật những bài viết cung cấp kiến thức bổ ích trong quản trị doanh nghiệp, bạn đừng quên theo dõi nhé!

Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu vấn đề xây dựng KPI cho nhân viên của mình, hãy đăng ký dùng thử phần mềm 1Office tại 1office.vn để hiểu hơn về giải pháp đánh giá KPI trong quản lý công việc nhé!

Đọc thêm:

Mẫu KPI của Trưởng phòng phát triển sản phẩm – CTO

Mẫu KPI cho vị trí Nhân viên Lập trình đầy đủ nhất

Quy trình xây dựng hệ thống KPI chuẩn theo thực tế

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone