083.483.8888
Đăng ký

Lương tháng 13 hiện nay đã trở thành mối quan tâm của hầu hết nhân sự tại các doanh nghiệp hiện nay. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng việc tính lương tháng 13 vào chế độ phúc lợi nhằm cải thiện chất lượng đời sống cho người lao động và nâng cao hiệu quả công tác thu hút và giữ chân nhân tài. Vậy cách tính lương tháng 13 cho người lao động như thế nào cho chuẩn xác nhất? Những quy định hưởng lương tháng 13 mà doanh nghiệp cần biết? Cùng 1Office theo dõi trong bài viết sau đây.

1. Lương tháng 13 là gì?

Lương tháng 13 là một khoản tiền mà doanh nghiệp thưởng cho người lao động vào dịp cuối năm (thường là tháng 12 Dương lịch) hoặc Tết Nguyên Đán. Bởi vậy, nhiều người lao động thường nhầm tưởng rằng đây là một khoản thưởng Tết, là quyền lợi mà họ mặc định được hưởng.

Thực chất, lương tháng 13 là một chế độ phúc lợi mà các doanh nghiệp tự đặt ra nhằm động viên nhân viên, được người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau trong hợp đồng. Và hiện nay, pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể nào về lương tháng 13. Tuy nhiên đối chiếu theo Điều 104 của Bộ luật Lao động 2019 thì có thể hiểu lương tháng 13 là một khoản thưởng mà doanh nghiệp dành cho người lao động căn cứ dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc trong năm của họ.

Trong báo cáo “Khảo sát lương 2022” của Navigos Group, lương tháng 13 được người lao động bình chọn là phúc lợi lớn nhất mà họ được hưởng. Vậy có thể nói rằng đây là chế độ được rất nhiều nhân sự mong chờ. Đây là một trong các công thức tính lương cơ bản mà nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng vào chế độ đãi ngộ cho nhân viên nhằm nâng cao công tác thu hút và giữ chân nhân tài.

Bật mí: 5+ công thức tính lương theo thời gian chuẩn xác giúp HR nâng cao hiệu suất làm việc

2. Công thức tính lương tháng 13 năm 2022 và ví dụ áp dụng cụ thể

Vì lương tháng 13 không phải là một khoản tiền thưởng bắt buộc mà doanh nghiệp phải chi cho người lao động theo quy định của pháp luật. Cho nên các doanh nghiệp có thể áp dụng cách tính lương thưởng tháng 13 theo những cách khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm cơ chế, năng lực tài chính cũng như cơ cấu nhân sự của mình.

Sau đây là 02 cách tính tiền lương tháng 13 phổ biến nhất mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

2.1. Cách tính lương tháng 13 cho NLĐ theo mức lương trung bình

  • Trường hợp NLĐ đi làm đủ 12 tháng

Đối với NLĐ làm việc đủ 12 tháng trong năm thì mức thưởng lương tháng 13 mà họ nhận được sẽ bằng bình quân mức lương của 12 tháng trong năm đó.

Công thức tính lương tháng 13 trong trường hợp này như sau:

Công thức tính lương tháng 13 - Trường hợp NLĐ làm đủ 12 tháng
Công thức tính lương tháng 13 – Trường hợp NLĐ làm đủ 12 tháng

Ví dụ áp dụng: 

Nhân viên A có mức lương từ tháng 01/2022 – 6/2022 là 10 triệu đồng/tháng; từ tháng 07/2022 là 12 triệu đồng. Áp dụng công thức tính lương tháng 13 trong trường hợp này ta được mức lương thưởng tháng 13 của nhân viên A là:

 [(10 triệu đồng x 6 tháng) + (12 triệu đồng x 6 tháng)]/12 tháng = 11 triệu đồng.

  • Trường hợp NLĐ làm việc dưới 12 tháng

Trong trường hợp nhân viên làm việc chưa đủ 12 tháng trong năm (tính đến ngày 31/12) thì mức hưởng lương tháng 13 sẽ được tính dựa trên số tháng mà nhân viên đó thực làm.

Cụ thể công thức tính lương tháng 13 được áp dụng như sau:

Công thức tính lương tháng 13 - Trường hợp NLĐ làm dưới 12 tháng
Công thức tính lương tháng 13 – Trường hợp NLĐ làm dưới 12 tháng

Ví dụ áp dụng: 

Nhân viên B đi làm chính thức từ tháng 07/2022 với mức lương 10 triệu đồng, tính đến hết tháng 12/2022 là 06 tháng. Áp dụng công thức tính lương tháng 13 trong trường hợp này ta được mức lương tháng 13 của nhân viên B là:

6/12 x 10 triệu đồng = 5 triệu đồng

2.2. Cách tính lương tháng 13 cho NLĐ theo mức lương tháng 12

Với cách tính lương tháng 13 này, mức hưởng lương tháng 13 mà nhân viên nhận được sẽ đúng bằng tiền lương tháng 12 trong năm của họ. Đây cũng là phương pháp tính lương tháng 13 đảm bảo tối đa phúc lợi nhất cho người lao động.

Công thức tính lương tháng 13 theo mức lương tháng 12
Công thức tính lương tháng 13 theo mức lương tháng 12

Xem thêm: Quy trình tạm ứng lương cho nhân viên theo quy định mới nhất 2022

3. Những chế độ đãi ngộ khác bên cạnh lương tháng 13

Chính sách lương thưởng luôn là một trong những yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp đặc biệt trú trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên để làm phong phú thêm các chế độ phúc lợi cho người lao động cũng như nâng cao hiệu quả thu hút và giữ chân nhân tài thì doanh nghiệp cũng cần phải cung cấp đa dạng các chính sách đãi ngộ để gia tăng mức độ hài lòng của nhân viên.

Một số chính sách đãi ngộ phổ biến được áp dụng trong hầu hết các doanh nghiệp bao gồm:

  • Lộ trình thăng tiến minh bạch: Cung cấp cho nhân viên môi trường để học hỏi và phát triển bản thân. Lộ trình công danh sẽ giúp họ nhìn thấy được tiềm năng phát triển cũng như cơ hội nghề nghiệp tại doanh nghiệp để họ có động lực phấn đấu, hoàn thiện bản thân.
  • Chế độ khen thưởng rõ ràng: Ghi nhận những nỗ lực, cống hiến của nhân viên kịp thời, giúp họ cảm thấy được công nhận và đánh giá cao, từ đó khích lệ tinh thần để nhân viên nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Văn hóa làm việc: Môi trường làm việc lành mạnh, thoải mái, công bằng, văn minh. Đánh giá nhân viên dựa trên năng lực, đồng nghiệp và cấp trên hỗ trợ để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Để xây dựng được chính sách đãi ngộ hấp dẫn, “chạm” đúng nhu cầu của nhân viên, doanh nghiệp cần có một quy trình bài bản. Tìm hiểu ngay các bước xây dựng chính sách lương thưởng cho nhân viên tại đây:

Tham khảo ngay: 3 Bước xây dựng chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh hợp lý và tối ưu nhất

4. Giải pháp chuẩn hóa quy trình tính lương cho nhân viên với 1Office HRM

Muốn triển khai các chế độ đãi ngộ nhân viên trong doanh nghiệp hiệu quả thì chỉ áp dụng các chiến lược là chưa đủ mà cần phải sử dụng công nghệ tiên tiến để chuẩn hóa và tối ưu quy trình này.

Với mong muốn tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho nhân viên và các nhà quản lý, 1Office đã phát triển phân hệ HRM – giải pháp giúp doanh nghiệp gỡ rối trong bài toán quản lý nhân sự. Với những tính năng mạnh mẽ, phân hệ HRM cung cập bộ công cụ chuyên sâu hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các chế độ phúc lợi chuyên nghiệp, quản lý tiền lương bài bản cho nhân viên, giúp nâng cao chất lượng đời sống cũng như mức độ thỏa mãn trong công việc cho người lao động. Một số tính năng nổi trội của phân hệ này có thể kể đến như:

  • Công cụ thành tích nhân viên khoa học, công bằng với bộ tiêu chí KPI và khung đánh giá năng lực ASK
  • Xây dựng lộ trình thăng tiến minh bạch, rõ ràng
  • Tính lương nhân viên tự động, liên kết trực tiếp với các dữ liệu nhân sự như KPI, bảng lương
  • Mạng nội bộ giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp, gia tăng mức độ gắn bó của nhân viên

DÙNG THỬ PHẦN MỀM MIỄN PHÍ

4. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến tiền lương tháng 13

4.1. Doanh nghiệp có bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho NLĐ không?

Hiện nay chưa có bất kỳ quy định pháp luật nào bắt buộc các doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 cho người lao động. Việc chi trả lương tháng 13 sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động khi ký kết hợp đồng.

Trong trường hợp không có thỏa thuận giữa hai bên thì việc thưởng lương tháng 13 sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ doanh nghiệp. Ngoài ra, khả năng chi trả lương tháng 13 của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Vậy nên nếu kết quả làm việc của nhân viên không đạt hoặc tình hình kinh doanh không khả quan thì có thể người lao động sẽ không được nhận khoản thưởng lương tháng 13.

4.2. Điều kiện áp dụng lương tháng 13 cho người lao độnglương tháng 13 có tính thuế tncn không là gì?

Pháp luật chưa quy định hay có chế tài ràng buộc việc trả lương tháng 13 cho người lao động. Bởi vậy điều kiện và cách thức trả lương sẽ hoàn toàn do doanh nghiệp quyết định. Về cơ bản thì điều kiện để người lao động được hưởng lương tháng 13 được đa số các doanh nghiệp quy định như sau:

  • Người lao động có thời gian làm việc chính thức liên tục từ 01 tháng trở lên trong năm (không tính thời gian thử việc)
  • Người lao động vẫn còn tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp cho đến thời điểm tính lương tháng 13. Trường hợp người lao động làm đủ số tháng trong năm nhưng thôi việc trước thời điểm tính lương tháng 13 thì sẽ không được nhận khoản thưởng này.

4.3. Lương tháng 13 có phải là khoản thưởng Tết không?

Như đã đề cập ở trên, khoản tiền thưởng lương tháng 13 không phải là khoản thưởng Tết. Ở một số doanh nghiệp, hai khoản tiền này được trả hoàn toàn tách biệt nhau, nhưng trong một vài doanh nghiệp, lương tháng 13 sẽ được gộp vào thưởng Tết. Bởi vậy, quy định về khoản lương tháng 13 như thế nào phụ thuộc vào quy chế của doanh nghiệp.

4.4. Lương tháng 13 có tính thuế TNCN không?

Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tương đương được coi là thu nhập chịu thuế.

Trong trường hợp này, lương tháng 13 là khoản thu nhập có tính chất tương đương tiền lương, tiền công. Bởi vậy lương tháng 13 cũng được tính thuế TNCN theo quy định.

4.5. Lương tháng 13 có tính đóng BHXH không?

Điều 89 theo Luật Bảo hiểm xã hội quy định tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.  Như vậy thì lương tháng 13 trong là một khoản thưởng và sẽ không được tính vào tiền lương đóng BHXH.

Bài viết trên đây của 1Office đã hướng dẫn cho độc giả cách tính lương tháng 13 chuẩn xác nhất cũng như những quy định liên quan. Để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dùng thử phần mềm quản lý nhân sự số 1 thị trường 1Office, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới.

Nhận tư vấn miễn phí

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại:

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone