083.483.8888
Đăng ký

Mô hình C2C đang trở nên ngày càng phổ biến do hiệu quả chi phí mà nó đem lại, và được nhiều chuyên gia dự đoán nó sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Vậy C2C là gì? Lợi ích khi ứng dụng C2C trong kinh doanh là gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết của 1Office chia sẻ tại đây.

1. C2C là gì?

C2C là gì? Mô hình kinh doanh tương lai năm 2023
C2C là gì? Mô hình kinh doanh tương lai năm 2023

C2C (Consumer To Consumer) là một mô hình kinh doanh, trong đó các cá nhân có thể trực tiếp giao dịch với nhau thông qua các nền tảng trực tuyến hoặc bên thứ ba như các trang mạng xã hội hoặc trang web đấu giá trung gian.

Mô hình C2C có thể được thấy qua các sàn giao dịch trực tuyến như Lazada, Sendo, Shopee và Chợ Tốt,… nơi người tiêu dùng có thể đăng tin rao vặt và bán các sản phẩm của họ.

Tuy nhiên, các nền tảng thương mại điện tử này thường không cung cấp các dịch vụ như thanh toán và vận chuyển trực tiếp. Thay vào đó, người dùng thường sử dụng các dịch vụ bên thứ ba như MoMo và AirPay cho thanh toán, cùng với Giaohangtietkiem và GHN cho việc vận chuyển sản phẩm.

2. Đặc điểm của mô hình C2C

C2C là một thị trường giao thương giữa các người tiêu dùng mà không có sự tham gia của các doanh nghiệp. Vì vậy, nó có các đặc điểm riêng của mình:

Đặc điểm của mô hình C2C
Đặc điểm của mô hình C2C
  • Tính cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh: C2C là mô hình kinh doanh dựa trên giao dịch giữa các cá nhân, cho phép khách hàng tự do trao đổi và mua bán sản phẩm với nhau. Những cá nhân này thường không phải là các doanh nghiệp sản xuất và những sản phẩm mà họ giao dịch có thể đã không còn có mặt trên thị trường chính nhưng vẫn thu hút sự quan tâm và ưa chuộng từ mọi người.
  • Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn: Các cá nhân người bán có thể hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn, do không có sự tác động từ phía doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ, hoặc nhà bán buôn.
  • Thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán: Do không có sự can thiệp từ phía nhà sản xuất, nhà bán lẻ hoặc bán buôn nên các sản phẩm được giao dịch trong mô hình C2C thường không trải qua kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng và thậm chí cả khâu thanh toán.

3. Các hoạt động trong mô hình C2C phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều nền tảng thương mại điện tử giúp người mua dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mà họ mong muốn và đồng thời cung cấp cho người cơ hội tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng. Để tạo nguồn thu, hầu hết các nền tảng C2C thu phí từ người bán dưới dạng một khoản phí hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhỏ để đưa sản phẩm của họ lên trang web.

Các hoạt động trong mô hình C2C phổ biến
Các hoạt động trong mô hình C2C phổ biến

Cụ thể, những hoạt động chủ yếu trong mô hình C2C sẽ là:

  • Đấu giá: Hoạt động đấu giá trong mô hình C2C cho phép người bán đặt một mức giá sàn cho sản phẩm của họ. Người dùng có nhu cầu mua hàng sẽ tham gia vào quá trình đấu giá, và người đưa ra giá cao nhất sẽ giành quyền sở hữu sản phẩm. Một trong những ví dụ tiêu biểu cho hoạt động đấu giá trong C2C là eBay.
  • Giao dịch trao đổi: là quá trình mà người dùng thỏa thuận và trao đổi sản phẩm hoặc thông tin với nhau, thường thông qua việc trao đổi vật phẩm với vật phẩm có giá trị tương đương.
  • Dịch vụ hỗ trợ: Giao dịch trong mô hình C2C thường diễn ra giữa các cá nhân xa lạ với nhau, do đó, đã xuất hiện các dịch vụ hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng, tiện lợi thanh toán và tạo thêm độ tin cậy. Một trong những ví dụ tiêu biểu là Paypal, một dịch vụ thanh toán trực tuyến nhằm hỗ trợ việc thanh toán trong các giao dịch C2C.
  • Bán tài sản ảo: Tài sản ảo ở đây là những vật phẩm có trong các trò chơi mà người chơi sở hữu. Các người chơi có thể trao đổi và thực hiện giao dịch buôn bán với những người chơi khác để sử dụng.

4. Lợi ích và rủi ro của mô hình C2C

4.1 Lợi ích của mô hình C2C

Việc áp dụng mô hình C2C sẽ mang lại những lợi ích nhất định với cả người mua và người bán. Vậy các lợi ích mà mô hình C2C mang lại:

Lợi ích của mô hình C2C
Lợi ích của mô hình C2C
  • Lợi nhuận cao, chi phí thấp: Loại bỏ trung gian (người bán buôn và bán lẻ) khỏi quá trình giao dịch giúp người bán thu được lợi nhuận cao hơn từ doanh số bán hàng của họ, trong khi người mua có cơ hội tìm kiếm giá thấp hơn cho các sản phẩm mà họ cần.
  • Nhiều lựa chọn sản phẩm: Người bán trên nền tảng C2C cung cấp nhiều sản phẩm độc đáo, đa dạng với nhiều lựa chọn khác nhau. Với tìm kiếm trực tuyến dễ dàng, người mua có thể truy cập vào nhiều lựa chọn, giúp họ có thể đưa ra quyết định mua hàng một cách thông minh. Điều này tạo ra một thị trường mua sắm đa dạng và toàn diện, mang lại lợi ích cho cả người bán và người mua trong quá trình giao dịch.
  • Khả năng tương tác trực tiếp: Trong mô hình C2C, người mua và người bán tương tác trực tiếp với nhau, cho phép người mua đặt câu hỏi cụ thể về sản phẩm, thương lượng giá cả và đưa ra phản hồi hoặc xếp hạng cho người bán. Phản hồi này thường được sử dụng để xây dựng lòng tin giữa người mua và người bán.

Mô hình C2C cũng cung cấp thông tin chi tiết hơn về các sản phẩm, bao gồm các tính năng độc đáo của chúng, giúp khách hàng hiểu sâu hơn về sản phẩm.

4.2 Rủi ro khi sử dụng mô hình C2C

Mặc dù người mua và người bán thường được hưởng nhiều quyền tự do trong các giao dịch  C2C, nhưng mô hình này cũng có một số nhược điểm và rủi ro, đó là:

  • Quản lý chất lượng không được thực hiện chặt chẽ: Vì các nền tảng C2C không tham gia trực tiếp vào sản xuất và bán hàng hóa nên quản lý chất lượng của các sản phẩm trên trang web trở nên khó khăn và không được điều chỉnh một cách chặt chẽ.
  • Bước thanh toán có thể gây khó khăn: Không phải tất cả các mô hình C2C đều tích hợp hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng, do đó việc thanh toán có thể phải được thực hiện bằng tiền mặt hoặc thông qua một nền tảng thanh toán riêng biệt, có thể mất phí chuyển khoản.
  • Tỷ lệ lừa đảo: Không có các quy định như trong các mô hình kinh doanh truyền thống do đó các nền tảng C2C có thể gặp nhiều trường hợp lừa đảo, khiến cả người mua và người bán dễ bị lừa gạt. Vì vậy người mua cần cẩn trọng đối với các người bán yêu cầu các phương thức thanh toán không hợp lý và không nên tiết lộ thông tin cá nhân quá nhiều. Ngược lại, người bán cần đảm bảo nhận được thanh toán đầy đủ trước khi giao hàng, nhưng cũng cần tuân thủ các yêu cầu xác minh từ phía khách hàng.

5. Ví dụ mô hình C2C phổ biến tại Việt Nam

Dưới đây là một số ví dụ điển hình về C2C là gì để bạn có được cái nhìn tổng quát hơn về mô hình kinh doanh này:

Ví dụ mô hình C2C phổ biến tại Việt Nam
Ví dụ mô hình C2C phổ biến tại Việt Nam

5.1 Mô hình C2C của Shopee:

Hiện nay Shopee là sàn thương mại điện tử C2C đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, thu hút hàng triệu người dùng tham gia giao dịch hàng ngày.

Shopee với nhiều gian hàng lớn trong nước và nước ngoài hấp dẫn,với các chính sách bảo vệ cả người mua và người bán, cùng các quy trình giao dịch và đổi trả sản phẩm dễ dàng.

Hơn nữa, Shopee còn ra mắt các gian hàng Shopee Mall – những cửa hàng chính hãng đã trải qua kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Thực hiện những chương trình ưu đãi hấp dẫn và giá cả phải chăng, Shopee đã trở thành kênh mua sắm được yêu thích nhất hiện nay.

5.2 Mô hình C2C của Lazada:

Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử lâu đời, chuyên về các sản phẩm điện tử. Để kinh doanh trên Lazada, người bán phải cung cấp giấy tờ chứng nhận về chất lượng sản phẩm, nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Trong những năm gần đây, Lazada đã mở rộng mạng lưới trong nhiều ngành hàng khác, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu của họ.

5.3 Mô hình C2C của Tiki:

Tiki là sàn thương mại điện tử đặc biệt dành cho “mọt sách” và các vật dụng văn phòng phẩm.

Ban đầu, Tiki hoạt động theo mô hình kinh doanh B2C, tập trung vào việc kết nối nhà sản xuất/xuất bản với khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và bản quyền. Tuy nhiên, sau đó, Tiki đã mở rộng sang mô hình C2C và đa dạng hóa danh mục sản phẩm.

Dù có sự mở rộng, Tiki vẫn duy trì cam kết nghiêm ngặt đối với giấy tờ kinh doanh và các tài liệu liên quan, nhằm xác minh tính chính hãng của sản phẩm từ người bán. Đồng thời, Tiki cũng kiểm soát giá cả để đảm bảo rằng sản phẩm không có sự chênh lệch quá lớn so với giá thị trường.

6.Tương lai của mô hình kinh doanh C2C trong năm 2023

Tương lai của các nền tảng C2C hứa hẹn nhiều triển vọng, dự kiến sẽ tiếp tục đạt được sự tăng trưởng trong những năm tới. Dưới đây là một số sự phát triển và xu hướng có thể xảy ra trong tương lai của mô hình kinh doanh C2C:

Tương lai của mô hình kinh doanh C2C trong năm 2023
Tương lai của mô hình kinh doanh C2C trong năm 2023
  • Tích hợp công nghệ AI

Trong quá trình phát triển của các nền tảng C2C, các công nghệ tiên tiến hơn sẽ được tích hợp vào mô hình kinh doanh.Ví dụ, trí tuệ nhân tạo và Al có thể được sử dụng để xác định và dự đoán hành vi của cả người mua và người bán, từ đó giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và đề xuất sản phẩm tốt hơn. Công nghệ thực tế ảo (VR) cũng có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm phong phú hơn, cho phép người mua xem sản phẩm trực quan trước khi quyết định mua hàng.

  • Mở rộng sang các thị trường mới

Mặc dù các nền tảng C2C đã khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn còn chỗ cho sự phát triển sang các thị trường mới. Khi sự phổ biến của các nền tảng C2C tiếp tục tăng, chúng có thể mở rộng dịch vụ của mình đến các thị trường mới nổi để thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Những thị trường mới này mang lại những cơ hội thú vị cho các nền tảng C2C, với tiềm năng phát triển thị trường chưa được khai thác.

  • Hợp tác với các mô hình kinh doanh truyền thống

Các nền tảng C2C có tiềm năng hợp tác với các mô hình kinh doanh truyền thống, chẳng hạn như các cửa hàng địa phương và đại lý, để tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch hơn cho người tiêu dùng. Các mô hình kinh doanh truyền thống có thể hưởng lợi từ việc hợp tác với các nền tảng C2C, bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng khả năng truy cập đa dạng hơn các sản phẩm với giá cả hấp dẫn hơn.

Hơn nữa, các nền tảng C2C cũng có thể thiết lập hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác, như vận chuyển, để cung cấp một loạt dịch vụ hoàn chỉnh và thuận tiện hơn cho người dùng.

  • Tập trung vào tính bền vững

Khi người tiêu dùng ngày càng có ý thức với các vấn đề môi trường, tầm quan trọng của việc thúc đẩy các hoạt động bền vững trong mô hình C2C được dự kiến sẽ ngày càng gia tăng. Dự kiến các nền tảng C2C sẽ tập trung nhiều hơn vào tính bền vững, cung cấp nền tảng cho việc trao đổi hàng hóa nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.

————————

Như vậy, mô hình kinh doanh C2C hiện đang là một trong những mô hình kinh doanh được áp dụng nhiều nhất hiện nay.Trên đây là toàn bộ thông tin mà 1Office muốn chia sẻ tới bạn về C2C là gì? Đặc điểm, hoạt động và tương lai của mô hình kinh doanh này. Hy vọng, qua bài viết này, Quý doanh nghiệp đã có hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình, chúc bạn thành công!

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone