Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của người lao động hay các doanh nghiệp là hệ số lương vì hệ số này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người. Dù bậc lương và hệ số lượng sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện khách quan nhưng vẫn sẽ có công thức tính cố định và chuẩn xác. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách tính lương theo hệ số dễ hiểu và chuẩn xác nhất.
1. Tổng hợp thông tin về hệ số lương
-
Hệ số lương là gì?
Hệ số lương cơ bản là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp. Đây là hệ số nhằm thể hiện sự chênh lệch của mức tiền lương đối với các mức lương theo ngạch, theo bậc lương và mức lương tối thiểu vùng.
Cách tính lương theo hệ số và cách tính lương theo hệ số phụ cấp được quy định và điều chỉnh theo từng thời kỳ nhất định để phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước, được dùng để làm căn cứ tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp.
-
Lương cơ sở là gì?
Mức lương cơ sở là bậc lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương nhân viên theo từng vị trí; mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng theo quy định.
-
Lương tối thiểu vùng là gì?
Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường; đảm bảo đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng; và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.
Xem thêm: Các công thức tính lương cơ bản trong doanh nghiệp mới nhất 2023
2. Cách tính lương theo hệ số lương chuẩn xác nhất
Cách tính lương theo hệ số được tính dựa trên công thức:
Tiền lương cơ bản = Mức lương cơ sở * Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó:
Đối với mức lương cơ sở: Căn cứ theo Nghị quyết số 128/2020/QH14, mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng. Mức lương này thông thường sẽ được điều chỉnh theo từng năm những năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên Chính phủ đã quyết định giữ mức lương cơ sở giống năm 2020.
Đối với hệ số lương hiện hưởng: Hệ số này sẽ dao động theo nhóm ngành và chức vụ. Hệ số lương của từng nhóm cấp bậc sẽ có sự khác nhau.
Cách tính hệ số lương cơ bản hiện nay cũng được chia theo các bậc lương phụ thuộc vào nhóm nghề khác nhau, nhóm Nhà nước hoặc ngoài Nhà nước; hoặc cũng có thể được chia theo các vùng miền:
- Vùng I: bao gồm các thành phố và quận/huyện/thị xã trực thuộc khu vực trung tâm có nền kinh tế phát triển như Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai… (thuộc Hà Nội); thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát thuộc Bình Dương.
- Vùng II: gồm các thành phố, tỉnh và huyện ngoại thành có nền kinh tế phát triển ở mức tương đối như huyện Ba Vì, thành phố Hải Dương, thành phố Hưng Yên, huyện Vĩnh Yên, Phúc Yên.
- Vùng III: bao gồm các khu vực có nền kinh tế ở mức khá nhưng vẫn thấp hơn so với vùng II.
- Vùng IV: là các địa bàn còn lại, các vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, nơi mà nền kinh tế chưa được phát triển.
Đọc ngay: Lương khoán là gì? Lương khoán có phải đóng BHXH, thuế TNCN? |
3. Nguyên tắc pháp lý điều chỉnh cách tính lương theo hệ số
Trên thực tế, cách tính lương theo hệ số, cách tính lương theo hệ số phụ cấp luôn lấy nền tảng từ những quy tắc pháp lý, cụ thể như:
- Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tiền lương trong quan hệ lao động: pháp luật cho phép và đảm bảo cho các bên có quyền thỏa thuận về tiền lương trong quan hệ lao động, bao gồm cả quan hệ lao động cá nhân và tập thể.
- Nguyên tắc điều chỉnh tiền lương ở những giới hạn nhất định: được thực hiện trong mối tương quan với nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ lao động nhằm đảm bảo được mục tiêu quản lý nhà nước và điều tiết thị trường lao động.
- Nguyên tắc đảm bảo công bằng, không phân biệt đối xử về tiền lương: điều chỉnh pháp luật về tiền lương bằng những quy định cụ thể về trả lương cho người lao động như một nguyên tắc, theo đó tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất và chất lượng công việc.
Xem thêm: Quy trình tạm ứng lương cho nhân viên theo quy định mới nhất 2022
4. Giải pháp tính lương tự động với phần mềm 1Office
Giải pháp tiền lương của 1Office đem đến một giải pháp đủ tính linh động để đáp ứng những thay đổi liên tục trong chính sách lương thưởng của doanh nghiệp. Với hệ thống liên kết dữ liệu giữa các phân hệ, phần mềm sẽ tự động tính lương và trả lương qua tài khoản ngân hàng. Qua đó xóa bỏ hoàn toàn quy trình tổng hợp đơn từ, log vân tay,… cũng như tính toán thủ công rắc rối, tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
- Cho phép định nghĩa linh hoạt các loại bảng lương để người dùng tùy chọn bảng lương phù hợp với doanh nghiệp.
- Tích hợp toàn bộ công thức Excel vào chấm công và tính lương – phù hợp với tất cả các doanh nghiệp hiện nay.
- Linh hoạt cài đặt đối tượng có quyền xem, sửa lương/phụ cấp trong hồ sơ nhân sự.
Qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng 1Office đã mang lại thông tin hữu ích về cách tính lương đơn giản theo hệ số cho quý độc giả. Nếu còn bất cứ thông tin vào cần tư vấn và giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Mọi thông tin xin liên hệ:
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA