083.483.8888
Đăng ký

Lương khoán là một hình thức trả lương hợp pháp theo quy định của nhà nước Việt Nam. Lương khoán là khoản lương được trả theo khối lượng công việc đã được thỏa thuận trước giữa người sử dụng lao động và người lao động. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về hình thức trả lương này nhé

1. Lương khoán là gì? Bản chất của hình thức lương khoán

Lương khoán là một hình thức trả lương dựa trên khối lượng công việc đã được thỏa thuận từ trước giữa người lao động và người sử dụng lao động. Lương khoán là một hình thức trả lương hợp pháp được pháp luật quy định tại:

  • Theo Khoản 1 Điều 96 Bộ Luật Lao Động năm 2019 đã quy định: Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về hình thức trả lương dựa trên các yếu tố như: theo sản phẩm, theo thời gian hoặc là khoán.
  • Theo Điểm C Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã quy định và hướng dẫn một cách chi tiết về mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động như sau: Tiền lương khoán được trả cho người lao động vào một khoảng thời gian nhất định như đã thỏa thuận từ trước và căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc, thời gian phải hoàn thành công việc để xác định người lao động có được hưởng toàn bộ số tiền lương đã ghi trong hợp đồng hay không.

Như vậy trên thực tế hiện nay chưa có những khái niệm chính thức về lương khoán nhưng hình thức này đang được sử dụng rất rộng rãi đặc biệt là đối với các công việc thời vụ.

Có thể hiểu trước khi bắt đầu công việc thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ thỏa thuận về khối lượng công việc cần hoàn thành và mức lương tương ứng nếu hoàn thành 100%. Ngoài ra nếu người lao động không hoàn thành 100% công việc thì sẽ nhận được mức lương tương ứng với lượng công việc hoàn thành

Vi dụ: Chị X làm 100 cái bút bi với mức lương khoán là 4 triệu động. Tuy nhiên khi đến thời hạn chị chỉ hoàn thành được 90 cái thì số lượng chị X nhận được sẽ tương đương với 90% lương khoán = 3.600.000 VND.

Đọc thêm: Lương 3P là gì? Cách xây dựng hệ thống lương 3P hiệu quả cho doanh nghiệp

2. Hướng dẫn cách tính lương khoán chuẩn nhất

2.1. Công thức tính lương khoán

Trong thực tế, lương khoán là một trong số các công thức tính lương cơ bản được doanh nghiệp áp dụng phổ biến. Cách tính lương khoán chuẩn sẽ dựa vào khối lượng chất lượng công việc được hoàn thành và chất lượng hoàn thành công việc của người lao động.

Công thức tính lương khoán:

Lương khoán = Mức lương khoán thỏa thuận * Tỷ lệ % hoàn thành công việc

Công thức tính Lương khoán chính xác, đơn giản nhất cho doanh nghiệp

Ví dụ cách tính lương khoán:

Chị B được thuê làm chuỗi vòng thủ công trong khoảng thời gian 1 tháng phải hoàn thành 1.000 chuỗi thì chị sẽ được nhận 3.000.000đ. Nhưng, trong khoảng thời gian này, chị B chỉ làm được 900 chuồi, đạt 90% sản lượng được giao như thỏa thuận trước đó nên số thu nhập chị được nhận là:

3.000.000*90%= 2.700.000VNĐ

>> Đọc thêm: Payroll là gì? Các căn cứ xây dựng Payroll HR cần nắm rõ

2.2. Các hình thức trả lương khoán

Để hiểu rõ về hình thức trả lương khoán, chúng ta cùng tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2012 và Điều 54 Nghị Định 145/2020/NĐ-CP. Sau khi đọc và tìm hiểu về hai quy định này, chúng tôi đã rút ra cho người đọc những vấn đề cốt lõi sau:

Lương khoán trả theo giờ làm việc

Quy định về công thức tính lương theo thời gian sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động của mỗi cá nhân và tùy theo từng doanh nghiệp quy định. Thông thường, có các hợp đồng lao động theo khoản thời gian như sau:

  • Trả lương theo tuần: Là khoản tiền lương được trả cho 1 tuần làm việc. Nếu hợp đồng làm việc quy định khoản lương khoán hàng tháng thì người lao động có thể tính khoản lương theo tuần bằng cách:

Lương tuần= Lương tháng x12/ 52

  • Lương trả theo ngày làm việc: Khoản tiền lương mà người lao động nhận được sau một ngày làm việc. Nhân viên có thể tính bằng việc lấy tiền lương tháng chia cho số công làm việc theo quy định của doanh nghiệp trong một tháng.
  • Lương theo giờ: Số tiền người lao động nhận được trong một giờ làm việc. Thông thường,, số tiền theo giờ làm việc này sẽ có một mức tối thiểu theo quy định của pháp luật.  Theo như công văn 294/LĐLĐ Hà Nội đã đưa ra mức lương tối thiểu vùng tại Hà Nội theo giờ sẽ là 22.500/ giờ và ở TP Hồ Chí Minh, mức lương tối thiểu vùng theo giờ cũng là 22.500/giờ.

Lương khoán trả theo sản phẩm

Tiền lương khoán trả theo sản phẩm là khoản tiền lương sẽ được trả phụ thuộc vào sản lượng sản phẩm mà người lao động thực hiện và đáp ứng đầy đủ chất lượng của sản phẩm như doanh nghiệp yêu cầu.

Như vậy, có thể thấy rằng có hai hình thức chính trả lương khoán tùy thuộc vào quy định của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mỗi một doanh nghiệp sẽ có cách thức trả lương khác nhau có thể là trả qua tài khoản ngân hàng hoặc trả qua tiền mặt.

>> Đọc thêm cách: Chuẩn hóa quy trình tính lương trong doanh nghiệp với 7 bước đơn giản

3. Hợp đồng giao khoán

3.1. Hợp đồng giao khoán là gì?

Hợp đồng giao khoán là hợp đồng được cam kết trên giấy tờ giữa người lao động và người sử dụng lao động về các yếu tố như: khối lượng công việc, chất lượng công việc cần phải thực hiện,… Bản hợp đồng này sẽ yêu cầu người lao động phải thực hiện một khối lượng công việc cụ thể trong một khoản thời gian nhất định.

Sau khi công việc được hoàn thành, nhà quản trị đã kiểm định chất lượng công việc thì người lao động sẽ được trả mức thù lao như trong hợp đồng đã nêu nếu không có bất kỳ vấn đề nào phát sinh. Hợp đồng giao khoán thường được thực hiện đối với các công việc thời vụ có thời gian ngắn.

3.2. Các hợp đồng giao khoán phổ biến hiện nay

Trên thị trường làm việc hiện tại, có 2 hình thức hợp đồng giao khoán được sử dụng phổ biến:

  • Hợp đồng khoán việc toàn bộ: Bản hợp đồng này sẽ quy định về việc bên thuê sẽ trao toàn bộ chi phí ( chi phí vật chất, chi phí sử dụng lao động) cho bên được thuê để họ có thể hoàn thành khối lượng công việc theo yêu cầu được thỏa thuận ban đầu.
  • Hợp đồng giao khoán từng phần: Bên được thuê sẽ phải tự lo về công cụ lao động,… còn bên thuê sẽ phải chi trả cho bên được thuê khoản tiền sau khi đã hoàn thành công việc bao gồm cả chi phí khấu hao đối với công cụ lao động.

3.3. Mẫu hợp đồng giao khoán

Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc các mẫu hợp đồng giao khoán chuẩn theo quy định của Nhà nước.

Mẫu hợp đồng giao khoán mới nhất 2024
Mẫu hợp đồng khoán việc chuẩn form mới nhất 2024

4. Áp dụng hình thức trả lương khoán trong thực tế

4.1. Hình thức lương khoán đối với lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn

Đây là lĩnh vực thường xuyên cần người lao động thời hạn ngắn bởi tính mùa vụ của nó. Vào mùa cao điểm, doanh nghiệp phải thường xuyên thêu thêm người lao động để có thể đáp ứng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng. Bởi, nếu tuyển nhiều nhân viên cố định, vào khoảng thời gian nhu cầu của khách hàng ít, tình hình kinh doanh thấp đột ngột thì tổ chức sẽ mất một khoản chi phí lớn để trả lương nhân công. Dưới đây là hình thức trả lương được rất nhiều Nhà hàng – Khách sạn sử dụng:

Công thức tính Lương khoán trong Nhà hàng khách sạn

4.2. Trả lương khoán trong doanh nghiệp xây dựng

Xây dựng cũng là một lĩnh vực cần nhiều lao động thời vụ. Trong lĩnh vực này, bảng lương khoán thường được trả theo người lao động phụ thuộc vào khối lượng công việc mà họ đã hoàn thành.

Công thức tính lương khoán trong công ty xây dựng chính xác nhất

5. Các câu hỏi về lương khoán mà người lao động hay gặp phải

5.1. Lương khoán có đóng BHXH không?

CÓ. Theo quy định tại Điều 6 của Quy trình thu BHXH và các loại bảo hiểm khác kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quy định:

  • Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc dựa trên cơ sở là tổng của mức lương và phụ cấp lương.
  • Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH: tiền lương khoán được ghi trên hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp được xác định làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
  • Người lao động đóng Bảo hiểm thất nghiệp thì tiền lương tháng căn cứ được quy định tại Khoản 2 Điều 6. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng. (khoản 2 Điều 15)
  • Mức phí đóng hàng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng:
    • Người sử dụng lao động đóng 3%;
    • Người lao động đóng 1,5%.

5.2. Người lao động có phải đóng thuế TNCN khi ký hợp đồng khoán không?

CÓ. Trong trường hợp này, việc đóng thuế TNCN sẽ được chia thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Doanh nghiệp ký hợp đồng với cá nhân không có giấy phép đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN với mức thuế suất 10% trước khi tiến hành thanh toán tiền lương cho cá nhân đó.

Trường hợp 2: Với trường hợp không phải là doanh nghiệp, hộ doanh nghiệp, hay cá nhân không kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó thuộc nhóm đối tượng không phải chịu thuế GTGT hay không bắt buộc phải kê khai thuế GTGT, thì cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn với trường hợp đó.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các phần mềm tính lương nhân viên ngày càng được phát triển với đa dạng các tính năng. Ứng dụng phần mềm tính lương cho phép nhà quản lý thiết lập quy chế trả lương đúng với nhu cầu của doanh nghiệp. 1Office là giải pháp quản lý nhân sự được hơn 5000 doanh nghiệp tin dùng với 450.000 người dùng. Đây chính là giải pháp giúp doanh nghiệp tự động hóa quá trình quản lý nhân sự, nâng cao hiệu quả vận hành cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian.

Qua bài viết trên chúng tôi đã mang tới cho người đọc những thông tin cụ thể, chính xác nhất về Lương khoán là gì?, Cách tính lương, Ví dụ về lương khoán,.. Chúng tôi mong rằng thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho doanh nghiệp của bạn. Nếu còn bất cứ thông tin gì cần tư vấn và giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được Chuyên viên tư vấn miễn phí cho bạn. Xin vui lòng cảm ơn!

Nhận tư vấn & tư vấn dùng thử phần mềm

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại:

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone