Một trong những chỉ số quan trọng khi đo lường hiệu quả chiến dịch marketing của doanh nghiệp chính là Customer Acquisition Cost. Chỉ số này vừa giúp nhà quản lý đánh giá được tình hình hiện tại cũng vừa hỗ trợ đưa ra các quyết định quan trọng cho chiến lược cho tương lai. Vậy Customer Acquisition là gì? Làm thế nào để tối ưu Customer Acquisition Cost một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng 1Office tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!
Mục lục
- I. Customer Acquisition là gì? Customer Acquisition Cost gồm những chi phí nào?
- II. Lợi ích của việc đo lường chỉ số Customer Acquisition Cost
- III. Công thức tính chỉ số Customer Acquisition Cost chính xác nhất
- IV. 5 bí quyết tối ưu chi phí sở hữu khách hàng hiệu quả nhất
- V. 3 yếu tố để tối ưu chiến dịch giữ chân khách hàng
I. Customer Acquisition là gì? Customer Acquisition Cost gồm những chi phí nào?
1. Customer acquisition là gì?
Trước tiên, customer acquisition có nghĩa “sở hữu khách hàng”. Trong doanh nghiệp, đây là quá trình lập chiến dịch marketing để thu hút, kêu gọi khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ của công ty.
Mục tiêu của chiến dịch sở hữu khách hàng chính là nhằm đẩy mạnh doanh thu, đẩy mạnh doanh số bán hàng và mở rộng thị phần.
Tiếp theo, Customer Acquisition Cost (CAC: chi phí sở hữu khách hàng) là chi phí mà doanh nghiệp cần đầu tư và chi trả để có thể sở hữu được một khách hàng. Đây cũng là chỉ số quan trọng trong marketing, giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả các chiến dịch cũng như hiệu quả các kênh tiếp thị.
2. Chi phí sở hữu khách hàng gồm những khoản chi phí nào?
Sau khi tìm hiểu customer acquisition là gì, hãy cùng đến với những thông tin về các khoản chi phí:
- Chi phí cho bán hàng, tiếp thị, chi phí thuê quảng cáo
- Chi phí cho phần mềm hỗ trợ marketing
- Chi phí xuất bản nhằm mở rộng chiến dịch như trên TV, mạng xã hội, báo, tạp chí,…
- Chi phí sản xuất: chi phí cần có để tạo ra những ấn phẩm như video quảng cáo, phim, poster,…
- Chi phí sáng tạo: liên quan đến chi phí cần có để sản xuất, sáng tạo nội dung, ý tưởng
- Chi phí dành cho đội ngũ nhân viên: Tiền lương dành cho đội ngũ nhân viên marketing và sales cũng như những thiết bị làm việc cần thiết như máy tính, điện thoại,…
- Chi phí dành cho việc tổ chức sự kiện: mời diễn giả, thuê địa điểm,…
II. Lợi ích của việc đo lường chỉ số Customer Acquisition Cost
Như đã nhắc đến ở trên, CAC là một trong những chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả chiến dịch marketing của mỗi doanh nghiệp. Nhìn chung, việc đo lường chỉ số Customer Acquisition Cost sẽ đem đến cho doanh nghiệp 3 lợi ích chính:
- Giúp doanh nghiệp xác định được thời gian hoàn vốn
Dành cho những ai chưa biết, thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để doanh nghiệp có thể thu hồi số tiền đã sử dụng trong một khoản đầu tư hoặc để đạt đến điểm hòa vốn.
Khi hiểu và nắm bắt được customer acquisition là gì, đồng thời đo lường chỉ số Customer Acquisition Cost, doanh nghiệp cũng sẽ biết chính xác rằng mình cần tạo ra bao nhiêu doanh thu từ mỗi khách hàng để hòa vốn và hướng tới lợi nhuận.
- Giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động marketing
Trong quá trình tính chi phí sở hữu khách hàng sẽ có chỉ số ROI liên quan đến hiệu quả hoạt động marketing. Nếu chỉ số Customer Acquisition Cost lớn mà ROI thấp thì chứng tỏ chiến dịch đó hoạt động không hiệu quả và doanh nghiệp cần xem xét phương án tối ưu.
- Hoạch định chiến lược tương lai hiệu quả hơn
Tiếp tục câu chuyện CAC hướng tới hiệu quả marketing, nhà quản lý có thể đưa ra quyết định hiệu quả hơn bằng cách xác định Customer Acquisition Cost dựa trên 2 định hướng sau:
Nếu chi phí Customer Acquisition Cost cao thì nhà quản lý cần dừng ngay chiến dịch
Nếu chi phí Customer Acquisition Cost thấp thì kết quả kinh doanh có cải thiện, thu về lợi nhuận với tỷ lệ chi phí thấp, thu về nhiều khách hàng.
III. Công thức tính chỉ số Customer Acquisition Cost chính xác nhất
1. Công thức tính chỉ số Customer Acquisition Cost
Sau khi hiểu rõ customer acquisition là gì, hẳn bạn rất tò mò về công thức đo lường chỉ số này sao cho chuẩn xác nhất. Là nhà hoạch định chiến lược marketing, bạn có thể áp dụng công thức sau:
CAC = Tổng chi phí có được khách hàng / Tổng số lượng khách hàng mới |
Ví dụ:
Trong tháng 10, chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thu hút khách hàng là 150.000 đô la và đã có được 150 khách hàng
=> Customer acquisition cost của doanh nghiệp sẽ là (150.000 : 150) = 100 đô la.
2. Sự khác biệt giữa Customer Acquisition Cost và Cost per Acquisition
Customer Acquisition Cost và Cost per Acquisition, nghe qua thì có vẻ hai chỉ số này là một, nhưng thực chất chúng là 2 chỉ số khác biệt và đều đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường hiệu quả marketing.
Để các quản lý có thể phân biệt được rõ hơn customer acquisition là gì và phân biệt rõ ràng 2 khái niệm này, chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm khác biệt sau:
Yếu tố so sánh |
Customer Acquisition Cost |
Cost per Acquisition |
Đối tượng khách hàng | CAC hướng đến những khách hàng đã có trong danh sách đăng ký, đã trả tiền để sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp | Hướng đến những khách hàng tiềm năng, có quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ dù chưa trả phí để trải nghiệm |
Mục đích | Đo lường chi phí doanh nghiệp cần chi trả để sở hữu một khách hàng | Đo lường khoản chi phí doanh nghiệp cần chi trả để hướng khách hàng thực hiện các hành động chuyển đổi như đăng ký form, tải ebook,… |
Ví dụ điển hình | Chi phí phải chi cho các chiến dịch quảng cáo sự kiện, tải ebook hay form đăng ký… | Trả lương cho nhân viên, chi phí sản xuất, chi phí của các phần mềm cần thiết phục vụ cho marketing,… |
IV. 5 bí quyết tối ưu chi phí sở hữu khách hàng hiệu quả nhất
Hiểu được khái niệm chỉ số Customer Acquisition là gì, doanh nghiệp bắt đầu hướng tới mục tiêu làm cách nào để tối ưu chi phí sở hữu khách hàng một cách hiệu quả nhất để tối ưu hóa chiến dịch marketing của doanh nghiệp mình.
Dưới đây là 5 cách nhà quản lý có thể áp dụng để tối ưu hóa chi phí CAC:
1. Xác định khách hàng mục tiêu chuẩn
Việc xác định chính xác khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp có được định hướng tốt nhất để triển khai các chiến dịch marketing của mình.
Khi đã hiểu rõ customer acquisition là gì thì khách hàng mục tiêu là đối tượng khách hàng trong phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến, sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp sẽ bao gồm những tính năng hướng tới nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu đó.
Nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu này là nhóm khách hàng thật sự có nhu cầu và có khả năng chi trả cho sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp. Thông qua các chiến dịch marketing, doanh nghiệp chủ yếu cần hướng sản phẩm tới đúng khách hàng mục tiêu của mình. Tất cả những gì mà doanh nghiệp cần làm là khiến họ biết nhiều hơn đến thương hiệu sản phẩm của mình và cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Vậy xác định chính xác khách hàng mục tiêu giúp ích gì cho việc tối ưu chi phí sở hữu khách hàng?
Khi xác định được chính xác khách hàng mục tiêu của mình là ai và họ có những đặc điểm hay nhu cầu như thế nào, doanh nghiệp có thể nhắm đến đúng tệp khách hàng trong các chiến dịch marketing, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu chi phí Customer Acquisition Cost.
Vậy bài toán đặt ra là, có những cách nào để xác định chính xác khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp?
- Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu doanh nghiệp mong muốn
- Nghiên cứu thị trường mục tiêu để tìm nguồn khách hàng mục tiêu chất lượng
- Nghiên cứu khách hàng hiện tại của doanh nghiệp
- Nghiên cứu phân khúc thị trường mục tiêu
- Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Chúng ta đều biết rằng nhu cầu của khách hàng luôn biến đổi, vì vậy việc nắm bắt kịp thời sự thay đổi đó và những phản hồi về sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp có sự điều chỉnh và cải thiện chiến lược như cắt giảm chi phí cho những hoạt động tiếp thị kém hiệu quả hay phân bổ nguồn nhân lực phù hợp.
2. Xác định rõ thị trường mục tiêu doanh nghiệp hướng tới
Trước hết doanh nghiệp cần hiểu rõ có 4 loại phân khúc thị trường phổ biến hiện nay:
- Phân khúc thị trường theo địa lý
- Phân khúc thị trường theo hành vi khách hàng
- Phân khúc thị trường theo tâm lý khách hàng
- Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học
Theo đó, phân khúc thị trường là hoạt động chia khách hàng trong thị trường mục tiêu thành các nhóm nhỏ khác nhau. Có thể hiểu đơn giản, phân khúc là phần nhỏ của thị trường mục tiêu.
Bằng cách xác định rõ thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về từng đối tượng khách hàng mục tiêu vì đã nắm bắt được các đặc điểm chính, nhu cầu và hành vi, tâm lý của họ. Từ đó xác định được xu hướng mua hàng/ mua dịch vụ và hành trình khách hàng để xây dựng cacschieens dịch marketing hợp lý.
Từ đây, đội ngũ marketing có thể thu hút khách hàng thành công, tăng tỷ lệ chuyển đổi đồng thời không tốn quá nhiều chi phí đề có thể sở hữu một khách hàng.
Có 2 chiến lược xác định phân khúc thị trường mà doanh nghiệp có thể sử dụng, đó là chiến lược tập trung và chiến lược đa phân khúc.
Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì? Cách phân khúc thị trường hiệu quả cho các doanh nghiệp |
3. Phát triển Inbound Marketing, giảm phụ thuộc vào chiến dịch quảng cáo
Mọi doanh nghiệp đẩy mạnh các chiến dịch marketing đều thừa nhận rằng khoản phí họ đầu tư vào quảng cáo, các kênh marketing online như blog, page, website là rất lớn. Đây là tình trạng chung và cũng là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến phí customer acquisition chưa được tối ưu.
Do đó, phát triển Inbound Marketing chính là hướng đi hiệu quả, có tiềm năng cho mọi doanh nghiệp để giảm thiểu chi phí sở hữu khách hàng. Trong đó, email marketing đóng vai trò rất quan trọng để doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí để sở hữu một khách hàng.
Email marketing là một hình thức tiếp thị thông qua email (thư điện tử) nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng & khách hàng để quảng bá, giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ. Việc sử dụng Email để quảng bá sản phẩm và dịch vụ là một nguồn tài nguyên chất lượng và hợp lý để tối ưu chi phí sở hữu khách hàng.
Đặc biệt, khi biết cách viết email marketing hiệu quả, doanh nghiệp càng nâng cao khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu chi phí Customer Acquisition.
4. Nâng cao chất lượng Landing Page
Landing Page hay còn gọi là trang đích, là các trang web độc lập được sử dụng để chuyển đổi khách hàng và thúc đẩy hành động mua của khách hàng.
Trang đích có vai trò gì trong việc thu hút khách hàng?
- Trang đích nhắm tới đối tượng cụ thể
- Cung cấp nội dung và thông điệp được cá nhân hóa, phù hợp với tâm lý khách hàng
- Được sử dụng để tối ưu chính cho các chiến dịch quảng cáo trả phí
Khi Landing Page được tối ưu, việc doanh nghiệp thuyết phục khách hàng tiềm năng sẽ có hiệu quả cao hơi, tăng cao tỷ lệ chuyển đổi, qua đó giảm bớt chi phí để sở hữu một khách hàng bằng cách xây dựng và tối ưu trang đích một cách hiệu quả nhất.
5. Tăng chỉ số Customer Lifetime Value – giá trị vòng đời của khách hàng
Dành cho những ai chưa biết về giá trị vòng đời khách hàng, trước tiên hãy cùng tìm hiểu về chỉ số này và mối liên hệ với Customer Acquisition Cost.
Customer Lifetime Value (CLV) – Giá trị vòng đời của khách hàng là giá trị mà khách hàng đem lại cho doanh nghiệp trong suốt vòng đời khách hàng của họ. Đây là chỉ số đo lường tổng doanh thu doanh nghiệp có thể đạt được nhờ vào những khách hàng trung thành của mình.
Khi đó ta có công thức tính CLV:
CLV = Giá trị khách hàng * Vòng đời trung bình của khách hàng |
Từ CLV ta có thể liên hệ đến chi phí sở hữu khách hàng (CAC) bằng mối liên kết sau:
- CLV/CAC = 1 => doanh nghiệp đang lỗ với mỗi một khách hàng mới
- CLV/CAC <1 => doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính do chỉ số CAC quá cao
- CLV/CAC >1 => chi phí thu hút khách hàng cũng như giá trị mà doanh nghiệp nhận được đang ở mức phù hợp, nên duy trì và phát triển thêm.
Từ mối liên hệ trên có thể rút ra rằng, việc đo lường chỉ số CLV giúp doanh nghiệp xác định được các chiến lược Marketing hay chiến lược giữ chân khách hàng của mình có hiệu quả không, từ đó tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu bán hàng.
6 cách tăng giá trị vòng đời của khách hàng:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ
- Cung cấp chiết khấu bán hàng
- Tối ưu dịch vụ khách hàng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất
- Cung cấp trải nghiệm khách hàng tích cực
- Tận dụng triệt để Email Marketing
Trên đây là 5 cách tối ưu chi phí sở hữu khách hàng hiệu quả nhất. Nếu có thể thực hiện đồng thời 5 cách tối ưu này thì hiệu quả của mỗi chiến dịch marketing chắc chắn sẽ tăng gấp nhiều lần.
V. 3 yếu tố để tối ưu chiến dịch giữ chân khách hàng
Để chiến dịch tối ưu hóa chi phí sở hữu khách hàng diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao, có 4 yếu tố mà đội ngũ marketing cần lưu ý:
1. Chiến dịch linh hoạt
Một nghiên cứu của Hubspot Research chỉ ra rằng: 81% khách hàng người tiêu dùng tin tưởng lời khuyên của gia đình và bạn bè hơn là các doanh nghiệp. Vì vậy, chiến lược thu hút khách hàng của bạn cần linh hoạt và đáp ứng kịp thời xu hướng biến đổi của thị trường để nâng cao trải nghiệm của khách hàng một cách tốt nhất.
Môi trường cạnh tranh gay gắt với nhu cầu khách hàng luôn biến đổi đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải linh hoạt trong kế hoạch và chiến lược tiếp thị.
2. Chiến lược đa dạng
Khách hàng luôn bị thu hút bởi những điều mới mẻ, có tính sáng tạo, tự do và khai thác được vào sâu nhu cầu và giá trị họ đang cần.
Chính vì thế, khi doanh nghiệp của bạn đa dạng hóa chiến lược chuyển đổi và sử dụng các phương pháp chuyển đổi khác nhau, bạn có cơ hội lớn hơn trong việc để tiếp cận đối tượng mới và tạo ra khách hàng tiềm năng mới.
Tham khảo ngay: Các hình thức chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, hiệu quả – Chiến lược CSKH hàng đầu |
3. Tính bền vững
Tính bền vững phù hợp với việc đầu tư phát triển nội dung website, tạo blog, page,…và được sử dụng với công cụ chủ yếu là Inbound Marketing. Doanh nghiệp cần tìm hiểu xem khách hàng của bạn đang quan tâm đến những vấn đề gì, tạo nội dung để đưa ra giải pháp hoặc tạo chủ đề thú vị để trò chuyện cùng họ.
Tiếp đó, xây dựng lòng tin với khách hàng bằng cách nâng cao trải nghiệm dịch vụ để tương tác nhiều hơn. Luôn giữ liên lạc, tương tác, xây dựng mối quan hệ, lòng tin với khách hàng để nhận được nhiều giá trị từ họ.
Bên cạnh những cách tối ưu chi phí CAC như đã chia sẻ trên, việc ứng dụng giải pháp phần mềm trong duy trì mối quan hệ với khách hàng và tối ưu chi phí sở hữu khách hàng cũng là hướng đi được nhiều doanh nghiệp chọn lựa hiện nay.
CRM 1Office – Phần mềm quản lý khách hàng hàng đầu, giải pháp bán hàng hiệu quả cho mọi doanh nghiệp sẽ giúp ích tối đa trong việc duy trì quan hệ với khách hàng. Dựa vào phản hồi của khách hàng, người dùng có thể cập nhật trạng thái của báo giá liên tục. Bên cạnh đó có thể lọc theo trạng thái để biết được các báo giá khách hàng không đồng ý để thay đổi phương án chăm sóc.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn
- Youtube: https://www.youtube.com/c/1OfficeNềntảngquảnlýtổngthểDoanhNghiệp