083.483.8888
Đăng ký

Trong kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rủi ro thua lỗ. Để giảm thiểu rủi ro này, nhà lãnh đạo cần xác định được điểm hòa vốn của mình. Bởi đây là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh, xác định khả năng sinh lời và kiểm soát rủi ro hiệu quả. Hãy cùng 1Office theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cụm từ này nhé.

1. Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn là gì? Ý nghĩa, ví dụ và công thức tính BEP
Điểm hòa vốn là gì? Ý nghĩa, ví dụ và công thức tính BEP

Điểm hòa vốn (BEP) là điểm thể hiện mức doanh thu mà doanh nghiệp cần đạt được để cân bằng với tất cả các chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra. Tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp không thu được lãi nhưng cũng không bị lỗ.

Dựa trên yếu tố chi phí, có các loại điểm hòa vốn sau được sử dụng phổ biến trong kinh doanh:

  1. Điểm hòa vốn kinh tế – BEP khi chưa tính đến lãi vay: Là điểm mà doanh thu đạt được bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh, bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Tại BEP kinh tế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp bằng 0.
  2. Điểm hòa vốn tài chính – BEP khi đã tính đến lãi vay: Là điểm mà doanh thu đạt được bằng tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh, bao gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí lãi vay. Tại BEP tài chính, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng 0.

 

BEP là một yếu tố vô cùng quan trọng, luôn được nhà quản trị xác định đầu tiên trước khi đưa ra quyết định kinh doanh hoặc đầu tư nào đó. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và mục đích sử dụng của từng doanh nghiệp để lựa chọn loại điểm hòa vốn phù hợp.

2. Công thức tính điểm hòa vốn

Cách tính điểm hòa vốn theo sản lượng được xác định như sau:

Điểm hòa vốn (BEP) = Tổng chi phí cố định
Đơn giá bán mỗi sản phẩm – Chi phí biến đổi trên mỗi sản phẩm

Hay được xác định theo công thức: BEP = FC / (S – VC)

Ngoài ra, điểm hòa vốn có thể sử dụng để tính doanh thu hòa vốn, được xác định bằng cách nhân điểm hòa vốn theo sản lượng với giá bán sản phẩm. Công thức tính doanh thu hòa vốn được xác định như sau:

Doanh thu hòa vốn = Điểm hòa vốn x Đơn giá bán mỗi sản phẩm = BEP x S FC
(S – VC)/S

Trong đó:

  • BEP (Sản lượng hòa vốn): Sản lượng cần tiêu thụ để đạt hòa vốn, bao gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí lãi vay (đơn vị: sản phẩm)
  • FC (Chi phí cố định): Là những chi phí không thay đổi theo sản lượng tiêu thụ, chẳng hạn như chi phí thuê nhà, chi phí khấu hao, chi phí quản lý,… Đối với lãi vay có thể xếp vào chi phí tài chính cố định (đơn vị: đồng)
  • S (Đơn giá bán): Giá bán trên mỗi đơn vị sản phẩm (đơn vị: đồng/sản phẩm)
  • VC (Chi phí biến đổi trên đơn vị sản phẩm): Là những chi phí thay đổi theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp… (đơn vị: đồng/sản phẩm)
Sơ đồ thể hiện điểm hòa vốn trong kinh doanh
Sơ đồ thể hiện điểm hòa vốn trong kinh doanh

Một số lưu ý khi tính điểm hòa vốn:

  • Khi giá bán sản phẩm/dịch vụ thay đổi, điểm hòa vốn cũng sẽ thay đổi.
  • Khi chi phí cố định hoặc chi phí biến đổi thay đổi, điểm hòa vốn cũng sẽ thay đổi.
  • Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cần lưu ý đến tỷ lệ đóng góp của từng sản phẩm vào tổng doanh thu và tổng chi phí biến đổi.

 

Tỷ lệ đóng góp của một sản phẩm được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ đóng góp = (Giá bán sản phẩm – Chi phí biến đổi của sản phẩm) / Tổng doanh thu

Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ đóng góp của từng sản phẩm để xác định sản phẩm nào cần ưu tiên sản xuất và bán để đạt được điểm hòa vốn nhanh hơn.

>> Xem thêm: Contribution Margin là gì? Công thức tính và ứng dụng của số dư đảm phí

3. Ví dụ về cách tính điểm hòa vốn

3.1. Cách tính điểm hòa vốn khi doanh số bán hàng tăng/giảm

Công ty A đang sản xuất kinh doanh mặt hàng thiết bị điện tử với chi phí cố định là 100 triệu đồng, chi phí biến đổi là 50 triệu đồng/1.000 sản phẩm, giá bán sản phẩm là 100.000 đồng/sản phẩm.

  • Điểm hòa vốn theo sản lượng: 100.000.000 / [100.000 – (50.000.000/1.000)] = 2.000 sản phẩm
  • Doanh thu hoàn vốn sẽ là: 2.000 x 100.000 = 200.000.000 đồng

 

Nếu sản lượng bán ra giảm chỉ đạt 1.600 sản phẩm, doanh thu thực tế sẽ là: 160.000.000 đồng. Doanh nghiệp lỗ: 40.000.000 đồng. Trường hợp này doanh nghiệp cần cắt giảm chi phí cố định để đạt điểm hòa vốn.

Nếu sản lượng bán ra vượt điểm hòa vốn là 2.500 sản phẩm, doanh thu thực tế sẽ là: 250.000.000 đồng. Doanh nghiệp lãi: 50.000.000 đồng.

 

Ví dụ tính điểm hòa vốn trong kinh doanh
Ví dụ tính điểm hòa vốn trong kinh doanh

3.2. Cách tính điểm hoà vốn cho nhiều sản phẩm/dịch vụ

Một doanh nghiệp sản xuất và bán hai sản phẩm A và B. Chi phí cố định của doanh nghiệp là 100 triệu đồng. Chi phí biến đổi của sản phẩm A là 50.000 đồng/sản phẩm, giá bán sản phẩm A là 100.000 đồng/sản phẩm. Chi phí biến đổi của sản phẩm B là 60.000 đồng/sản phẩm, giá bán sản phẩm B là 120.000 đồng/sản phẩm. Phần trăm bán hàng của sản phẩm A và B là 30% và 70%.

Ta có:

Lợi nhuận ròng cho mỗi sản phẩm, được tính bằng cách trừ chi phí biến đổi từ đơn giá bán:

  • Lợi nhuận ròng cho sản phẩm A: 100.000 – 50.000 = 50.000 đồng
  • Lợi nhuận ròng cho sản phẩm B: 120.000 – 60.000 =60.000 đồng

 

Trọng số của lợi nhuận ròng cho mỗi sản phẩm là:

  • Trọng số của lợi nhuận ròng cho sản phẩm A: 50.000 x 30% = 15.000
  • Trọng số của lợi nhuận ròng cho sản phẩm B: 60.000 x 70% = 42.000

 

Điểm hòa vốn của cả 2 sản phẩm theo sản lượng sẽ là:
BEP = 100.000.000 / (15.000 + 42.000) = 1755 (sản phẩm)

Như vậy, doanh nghiệp cần bán ra tổng cộng khoảng 1755 sản phẩm A và B để đạt điểm hoà vốn. Số lượng cụ thể của mỗi sản phẩm phụ thuộc vào tỷ lệ bán hàng dự kiến (30% sản phẩm A và 70% sản phẩm B).

4. Ý nghĩa của điểm hòa vốn trong kinh doanh

Ý nghĩa của điểm hòa vốn trong kinh doanh
Ý nghĩa của điểm hòa vốn trong kinh doanh

Điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả: BEP giúp doanh nghiệp xác định mức doanh thu tối thiểu cần đạt được để có thể duy trì hoạt động kinh doanh. Đây là một thông tin quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh và đảm bảo không bị thua lỗ.

Xác định giá bán sản phẩm/dịch vụ: Bằng cách xác định mức giá bán tối thiểu cần có để đạt được điểm hòa vốn, doanh nghiệp có thể xác định giá bán sản phẩm/dịch vụ hợp lý, đảm bảo doanh nghiệp có lợi nhuận.

Quản lý chi phí: Điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp xác định mức chi phí tối thiểu cần kiểm soát để đạt được điểm hòa vốn từ đó có các giải pháp quản lý chi phí hiệu quả và đảm bảo doanh nghiệp có lợi nhuận.

Xác định khả năng sinh lời: BEP có vai trò xác định số lượng sản phẩm/dịch vụ cần bán để đạt được lợi nhuận mong muốn để doanh nghiệp đánh giá khả năng sinh lời của mình.

Kiểm soát rủi ro thua lỗ: Điểm hòa vốn giúp xác định mức độ rủi ro thua lỗ nếu doanh thu thấp hơn điểm hòa vốn. Đây là một thông tin quan trọng để doanh nghiệp đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro thua lỗ.

5. Những lưu ý trong phân tích điểm hòa vốn

Một số lưu ý khi phân tích điểm hòa vốn trong sản xuất kinh doanh mà nhà quản trị cần nằm rõ, bao gồm:

  • Thu thập thông tin về chi phí cố định, chi phí biến đổi và giá bán sản phẩm/dịch vụ một cách rõ ràng, đúng chuẩn để đảm bảo kết quả phân tích luôn chính xác.
  • Điểm hòa vốn có thể thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng, chẳng hạn như giá bán sản phẩm/dịch vụ, chi phí cố định, chi phí biến đổi. Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin về các yếu tố này
  • BEP chỉ là một trong những chỉ số cần xem xét khi lập kế hoạch kinh doanh. Doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố khác như mục tiêu lợi nhuận, thị phần,… để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.
Thoát khỏi “vòng xoáy” nợ nần, không để nợ xấu
Thoát khỏi “vòng xoáy” nợ nần, không để nợ xấu

Trên thực tế, doanh nghiệp thường sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể khi phân tích điểm hòa vốn cho nhiều sản phẩm:

  • Tỷ lệ đóng góp của từng sản phẩm: Doanh nghiệp cần tính tỷ lệ đóng góp của từng sản phẩm để xác định sản phẩm nào cần ưu tiên sản xuất và bán để đạt được điểm hòa vốn nhanh hơn.
  • Thay đổi của tỷ lệ đóng góp: Tỷ lệ đóng góp của từng sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian, chẳng hạn như do thay đổi giá bán, chi phí biến đổi,… Nhà quản trị cần thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin về tỷ lệ đóng góp của từng sản phẩm để đảm bảo phân tích điểm hòa vốn luôn chính xác.

6. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về điểm hòa vốn mà 1Office muốn chia sẻ tới bạn, hy vọng Quý doanh nghiệp đã có thể vận dụng và đưa ra những quyết định sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Ngoài việc xác định chỉ số BEP, để phân tích tài chính và quản lý dòng tiền hiệu quả, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tham khảo phần mềm quản lý bán hàng 1Office CRM:

  • Hỗ trợ cài đặt các loại thu chi, chuẩn hóa quy trình phê duyệt giúp quản lý dòng tiền hiệu quả.
  • Theo dõi Real-time dòng tiền các loại tài khoản trong nội bộ doanh nghiệp, mọi lúc mọi nơi, ngay trên thiết bị di động.
  • Cung cấp màn hình báo cáo thống kê trực quan, cho cái nhìn tổng quát về biến động thu chi trong kỳ, dự trù chi phí kỳ tới.
Xuất báo cáo doanh thu siêu đơn giản với 1CRM
Xuất báo cáo doanh thu siêu đơn giản với 1CRM

1Office CRM – Tự hào là trợ thủ đắc lực, đem đến cho nhà quản trị góc nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nhận bản demo tính năng miễn phí

Nếu doanh nghiệp, cần tư vấn thêm về phần mềm quản trị bán hàng 1Office CRM, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 083 483 8888 để được hỗ trợ miễn phí.

 

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone