Hợp đồng thử việc là gì? Tổng hợp các mẫu chuẩn Form
Hợp đồng thử việc là một phần thiết yếu trong quy trình tuyển dụng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả người sử dụng lao động lẫn người lao động. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực của ứng viên mà còn giúp ứng viên làm quen với môi trường làm việc trước khi chính thức ký hợp đồng lao động. Để tìm hiểu chi tiết hơn về hợp đồng thử việc và những quy định pháp lý liên quan, hãy tham khảo bài viết dưới đây của 1Office.
Mục lục
- Hợp đồng thử việc là gì?
- Những nội dung cần thiết trong hợp đồng thử việc
- Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất hiện nay
- Giải đáp một số thắc mắc về hợp đồng thử việc
- Có bắt buộc cần phải ký kết hợp đồng thử việc hay không?
- Hợp đồng thử việc có được tính là hợp đồng lao động không?
- Mức lương của nhân viên thử việc được quy định ra sao?
- Thời gian thử việc tối đa trong bao lâu? Có thể gia hạn khi kết quả thử việc chưa đạt yêu cầu không?
- Các chế độ dành cho người lao động thử việc? Hợp đồng thử việc có được tham gia đóng BHXH không?
- Nhân viên có được tăng lương sau khi hết thời gian thử việc không?
- Cách thức nghỉ việc trong thời gian thử việc như thế nào? Phải báo trước bao lâu?
- Phải làm thế nào khi Công ty không trả lại bằng gốc trong thời thử việc?
- Cách quản lý hợp đồng thử việc trong doanh nghiệp
- Kết
Hợp đồng thử việc là gì?
Hợp đồng thử việc không được định nghĩa cụ thể trong pháp luật, nhưng theo quy định tại Khoản 1, Điều 24 của Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”.
Từ quy định này, có thể hiểu rằng
Hợp đồng thử việc là một thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử trước khi xác nhận vào vị trí làm việc chính thức. Trong thời gian thử việc, cả hai bên cần tuân thủ các quy định, điều khoản, và nghĩa vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
Những nội dung cần thiết trong hợp đồng thử việc
Form hợp đồng thử việc cần được trình bày rõ ràng và đầy đủ các nội dung cơ bản, đảm bảo quyền lợi cho cả ứng viên và doanh nghiệp. Theo Khoản 1, Điều 23 của Bộ Luật Lao động 2019, hợp đồng thử việc phải bao gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của phía sử dụng lao động.
- Thông tin của người lao động gồm họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu.
- Chi tiết về công việc cần làm và địa điểm làm việc.
- Thời hạn thử việc được quy định trong hợp đồng.
- Mức lương thử việc, cách thức trả lương và thời gian trả lương.
- Quy định về thời gian là việc và chế độ nghỉ ngơi.
- Các trang thiết bị bảo hộ mà người lao động sẽ được cung cấp.
Ngoài các yếu tố cơ bản, hợp đồng thử việc còn có thể bao gồm các điều khoản về trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hai bên trong suốt thời gian thử việc, cũng như các quy định về hình thức xử phạt nếu có vi phạm thỏa thuận.
Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất hiện nay
1Office xin gửi đến bạn những mẫu hợp đồng thử việc để doanh nghiệp và người lao động có thể tham khảo và áp dụng:
- https://docs.google.com/document/d/1-ykrltYVYlN-RWSzfAGkfKW54bvL9qVkNRchvPDuFC4/edit#heading=h.gjdgxs
- https://docs.google.com/document/d/1R5ukjM27wQ64Codiy-__5RRZpz4asjyNHHTQH-O8I04/edit
- https://docs.google.com/document/d/1dpcTzsfHDV_KHpCgSGGy7skJRdPltVqoYo1PgKsQ1LA/edit
Giải đáp một số thắc mắc về hợp đồng thử việc
Có bắt buộc cần phải ký kết hợp đồng thử việc hay không?
Theo Điều 26 của Bộ Luật Lao động 2012, có quy định rằng:
“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.”
Điều này cho thấy, việc ký hợp đồng thử việc không phải là bắt buộc. Doanh nghiệp và người lao động có thể tự thỏa thuận và làm rõ các điều khoản về quá trình thử việc thông qua trao đổi trực tiếp, từ đó quyết định có ký hợp đồng thử việc hay không. Quyết định này hoàn toàn dựa trên sự đồng thuận giữa hai bên.
Ví dụ, nếu một doanh nghiệp tuyển dụng một nhân viên Marketing đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan và mong muốn ký hợp đồng chính thức ngay, bỏ qua giai đoạn thử việc, thì trong trường hợp này, việc ký hợp đồng thử việc là không cần thiết.
Hợp đồng thử việc có được tính là hợp đồng lao động không?
Theo quy định, thời gian thử việc không được tính vào thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là chỉ khi người lao động ký hợp đồng lao động chính thức, thâm niên làm việc mới được tính. Do đó, hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động. Hợp đồng thử việc thực chất là một thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp về việc làm thử cho một vị trí công việc mà cả hai bên đã thống nhất.
Mức lương của nhân viên thử việc được quy định ra sao?
Một yếu tố quan trọng khác mà các ứng viên thường quan tâm là lương thử việc. Theo Điều 26 của Bộ Luật Lao động 2019, mức lương trong thời gian thử việc được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, mức lương thử việc không được thấp hơn 85% mức lương chính thức của công việc đó..
Nếu người lao động làm việc tại doanh nghiệp thuộc khu vực có mức lương tối thiểu vùng, thì mức lương của người thử việc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với các công việc đã qua học nghề hoặc đào tạo nghề.
Giả sử vào năm 2024, bạn làm việc tại một doanh nghiệp thuộc vùng I, nơi mức lương chính thức là 10.000.000 đồng/tháng và công việc của bạn và công việc của bạn đã qua học nghề. Trong trường hợp này, mức lương thử việc của bạn sẽ được tính theo hai cách sau:
- Trường hợp 1: Dựa trên mức lương chính thức, mức lương thử việc sẽ là 85% x 10.000.000 đồng = 8.500.000 đồng.
- Trường hợp 2: Dựa trên mức lương tối thiểu vùng, với mức lương tối thiểu vùng năm 2024 là 4.960.000 đồng, mức lương thử việc sẽ phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng: 107% x 4.960.000 đồng = 5.307.200 đồng.
Nếu trong thời gian thử việc, ứng viên đạt được những thành tích tốt, cần có thêm các thỏa thuận về việc thưởng doanh thu để khuyến khích hiệu suất làm việc.
Thời gian thử việc tối đa trong bao lâu? Có thể gia hạn khi kết quả thử việc chưa đạt yêu cầu không?
Mỗi doanh nghiệp có thể quy định thời gian thử việc khác nhau, nhưng cần tuân thủ các quy định của Luật Lao động, cụ thể như sau:
- Thời gian thử việc không vượt quá 180 ngày đối với công việc thuộc cấp quản lý, theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
- Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ chuyên môn hoặc kỹ thuật từ bậc cao đẳng trở lên.
- Thời gian thử việc không vượt quá 30 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ chuyên môn hoặc kỹ thuật trung cấp, nhân viên nghiệp vụ, hoặc công nhân kỹ thuật.
- Thời gian thử việc không quá 6 ngày đối với các nhóm công việc khác.
Thời gian thử việc cụ thể của mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau và thường được xác định dựa trên kinh nghiệm và trình độ của ứng viên. Do đó, trình độ và kinh nghiệm là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá thời gian thử việc.
Các doanh nghiệp cần công khai thời gian thử việc và thỏa thuận trực tiếp với ứng viên để đảm bảo sự đồng thuận giữa hai bên.
Theo nguyên tắc, mỗi ứng viên chỉ được thử việc một lần cho một vị trí công việc cụ thể. Do đó, công ty không được phép gia hạn thời gian thử việc thêm lần nữa. Nếu bạn hoàn thành tốt yêu cầu trong lần thử việc đầu tiên, công ty phải ký hợp đồng lao động chính thức với bạn. Ngược lại, nếu công ty không thấy bạn đạt yêu cầu, họ có quyền từ chối ký hợp đồng lao động.
Các chế độ dành cho người lao động thử việc? Hợp đồng thử việc có được tham gia đóng BHXH không?
heo Bộ Luật Lao động 2019, nhân sự đang trong thời gian thử việc có quyền hưởng các chế độ sau:
- Được trả lương tối thiểu là 85% mức lương chính thức, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
- Được hưởng các phụ cấp liên quan đến công việc độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc và các hỗ trợ khác theo quy định của công ty cũng như pháp luật hiện hành.
- Thời gian thử việc sẽ được tính vào phép năm nếu sau thời gian thử việc, người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp.
Theo Điều 4, Điều 13 và Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH, lao động trong thời gian thử việc không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).
Nhân viên có được tăng lương sau khi hết thời gian thử việc không?
Khi kết thúc thời gian thử việc và người lao động đạt yêu cầu, người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động chính thức và trả mức lương 100% theo thỏa thuận. Trong thời gian thử việc, cả hai bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần thông báo trước, và việc chấm dứt không yêu cầu bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu theo thỏa thuận.
Vì vậy, mức lương của nhân viên sau thời gian thử việc có thể cao hơn hoặc bằng mức lương thử việc, tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của nhân viên đó.
Cách thức nghỉ việc trong thời gian thử việc như thế nào? Phải báo trước bao lâu?
Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thông báo kết quả cho người lao động. Nếu người lao động đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết hoặc ký kết hợp đồng lao động mới. Ngược lại, nếu người lao động không đạt yêu cầu, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc sẽ bị chấm dứt.
Cả người sử dụng lao động lẫn người lao động đều có quyền được chấm dứt hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã ký kết trong thời gian thử việc mà không cần thông báo trước hay bồi thường.
Phải làm thế nào khi Công ty không trả lại bằng gốc trong thời thử việc?
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được giữ giấy tờ gốc hoặc bản chính của người lao động. Do đó, nếu công ty bạn đã giữ bản chính bằng tốt nghiệp cao đẳng của bạn, đây là hành vi vi phạm pháp luật lao động.
Trong trường hợp này, bạn có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Nếu công ty không trả lại bằng cho bạn và không giải quyết vấn đề, bạn có thể khởi kiện yêu cầu giải quyết tại Tòa án.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện.
- Hợp đồng thử việc và các tài liệu liên quan.
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú và làm việc của bị đơn.
- Căn cước công dân của người khởi kiện.
- Giấy tờ chứng minh vụ việc còn thời hạn khởi kiện (nếu có).
- Tài liệu liên quan đến tư cách pháp lý của người khởi kiện, các đương sự, và người liên quan khác, bao gồm giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp, tổ chức.
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện, ghi rõ số bản chính và bản sao.
Cách quản lý hợp đồng thử việc trong doanh nghiệp
Quản lý hợp đồng thử việc có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào từng công ty. Thông thường, bộ phận HR sẽ lưu trữ hồ sơ hợp đồng trong tủ hồ sơ và theo dõi các thông tin quan trọng như ngày hết hạn và ngày gia hạn hợp đồng trên Excel. Tuy nhiên, phương pháp này có thể dẫn đến nhầm lẫn, sai sót và việc quên thời gian làm hợp đồng hoặc thay đổi từ thử việc sang hợp đồng chính thức.
Để khắc phục những vấn đề này, giải pháp hiệu quả là sử dụng phần mềm quản lý nhân sự. Phần mềm quản lý nhân sự 1HRM được phát triển bởi đội ngũ 1Office, là công cụ lý tưởng giúp doanh nghiệp quản lý hợp đồng và cơ sở dữ liệu nhân sự một cách khoa học và hiệu quả.
Các tính năng nổi bật của 1HRM bao gồm:
- Hỗ trợ xây dựng hợp đồng tự động, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro lỗi do con người.
- Lưu trữ và quản lý hàng trăm ngàn hồ sơ nhân sự một cách dễ dàng.
- Quản lý và theo dõi các hợp đồng thử việc và hợp đồng chính thức.
- Quản lý thông tin liên quan đến vấn đề bảo hiểm của nhân viên.
- Tích hợp và tự động hóa quy trình tính lương, chính sách đãi ngộ.
- Theo dõi và quản lý thông tin về phép và bù giờ của nhân viên.
- Lưu trữ và quản lý các quyết định liên quan đến nhân sự một cách hệ thống
Các HR và quản lý quan tâm có thể đăng ký tại đây để nhận tư vấn và trải nghiệm demo của phần mềm.
Kết
Trên đây là những quy định pháp luật quan trọng liên quan đến về hợp đồng thử việc mà bạn cần lưu ý trước khi ký kết và thực hiện. Doanh nghiệp nên tham khảo các mẫu hợp đồng thử việc tiêu chuẩn để xây dựng bản hợp đồng phù hợp với tổ chức của mình. Đồng thời, việc quản lý hợp đồng thử việc cần được thực hiện một cách chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên và tránh những rủi ro pháp lý không mong muốn.