083.483.8888
Đăng ký

Trong môi trường kinh doanh đầy khốc liệt, việc lựa chọn kênh bán hàng phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc nhiều kênh bán khác nhau để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Vậy, những kênh bán hàng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là gì? Doanh nghiệp nên chọn những kênh nào để đạt doanh thu cao nhất? Hãy cùng 1Office tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Kênh bán hàng là gì?

Kênh bán hàng là một hệ thống tích hợp các phương thức từ kênh truyền thống, online đến offline, nhằm tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất tới khách hàng cuối cùng. Mục đích chính của kênh bán hàng là giúp người mua hàng dễ dàng tiếp cận được với sản phẩm phù hợp.

Kênh bán hàng là gì?

Kênh bán hàng được tạo ra để doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất. Thông qua các kênh bán hàng này, doanh nghiệp có thể xây dựng và quản lý các hệ thống và chuỗi cửa hàng tham gia vào quy trình vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Hệ thống các kênh bán hàng bao gồm nhiều kênh khác nhau, được lựa chọn sao cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.

2. Phân loại các kênh bán hàng

2.1 Kênh bán hàng truyền thống

Kênh bán hàng truyền thống khá phổ biến và được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia đang phát triển. Kênh này bao gồm các cửa hàng nhỏ lẻ, các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống, các đại lý… Các kênh GT thường tập trung ở các khu dân cư, các xóm thôn, vùng nông thôn.

Với kênh bán hàng truyền thống, các nhà sản xuất sẽ phân phối hàng hóa thông qua các nhà phân phối cấp 1, sau đó đến các nhà phân phối cấp 2 và cuối cùng là đến các cửa hàng bán lẻ nhỏ. Ưu điểm của kênh bán hàng truyền thống là có thể tiếp cận được nhiều khách hàng ở các vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, nhược điểm là khó kiểm soát chất lượng hàng hóa, không thể tiếp cận trực tiếp khách hàng.

2.2 Kênh bán hàng hiện đại

Kênh bán hàng hiện đại

Kênh bán hàng hiện đại giờ đây đã được tinh gọn so với kiểu bán hàng truyền thống bằng cách cắt giảm các khâu bán hàng nhỏ lẻ và tập trung vào phân phối hàng hóa lớn, giúp tiết kiệm chi phí.

Kênh hiện đại tập trung hàng hóa đa dạng tại một địa điểm, với sự quản lý chuyên nghiệp, đem sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách trực tiếp thông qua các phương tiện như siêu thị, cửa hàng tiện lợi và cửa hàng tạp hóa.

2.3 Kênh bán hàng offline

Kênh bán hàng offline bao gồm cả các kênh truyền thống và hiện đại như chợ truyền thống, siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa và các cửa hàng ngoài trời.

Cụ thể, các kênh bán hàng truyền thống thường được đặt tại những địa điểm cụ thể, cần xác định sao cho phù hợp và gần gũi với khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Đối với các kênh bán này, địa điểm phù hợp và nổi bật là yếu tố quyết định việc thu hút khách hàng mục tiêu.

2.4 Kênh bán hàng online

Kênh bán hàng online

Kênh bán hàng online hiện là một trong những kênh phổ biến nhất trong thời đại kỹ thuật số 4.0. Đây là nơi các hoạt động kinh doanh, buôn bán và trao đổi hàng hóa với khách hàng diễn ra trên Internet.

Đối với khách hàng, việc di chuyển để mua hàng tại các kênh truyền thống có thể gây bất tiện và tốn thời gian. Vì vậy, mua hàng online trở nên tiện lợi hơn rất nhiều. Các kênh bán hàng hiệu quả hiện nay bao gồm Facebook, TikTok, Instagram, cùng các sàn thương mại điện tử nổi tiếng như Shopee, Lazada và Tiki.

3. Tổng hợp các kênh bán hàng hiệu quả nhất hiện nay

Ngày nay, thuật ngữ “bán hàng đa kênh” đã trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp. Kinh doanh trên nhiều kênh bán hàng là chìa khóa giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả bán hàng.

Hiểu biết và vận dụng tốt các kênh không chỉ giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

3.1 Kênh bán hàng Facebook

Facebook luôn là cái tên quen thuộc trong danh sách các kênh bán hàng online phổ biến. Với hơn 40% dân số sử dụng Facebook hàng tháng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ. Ngoài ra, với khả năng tương tác cao, khách hàng có thể tương tác trực tiếp trên fanpage hoặc các nhóm.

Để đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược nội dung dài hạn để đăng trên fanpage, group nhằm thu hút khách hàng. Đồng thời, kết hợp chạy quảng cáo để giúp sản phẩm tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể.

Theo Statista.com, Facebook là nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 2,32 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Nền tảng này có hơn 65 triệu doanh nghiệp sử dụng Facebook Pages và hơn 6 triệu nhà quảng cáo tích cực.

Bán hàng trên facebook

Tại Việt Nam, số lượng người hoạt động hàng tháng ước tính khoảng 50-60 triệu. Con số này được ước lượng dựa trên vị trí quảng cáo, các tiêu chí nhắm mục tiêu, dữ liệu về vị trí, hành vi và nhân khẩu học của người dùng Facebook.

Một số lợi ích khi bán hàng trên Facebook:

  • Thu hút khách hàng tiềm năng: Tổ chức các mini game và give away giúp trang bán hàng thu về lượng theo dõi và tương tác lớn, qua đó thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
  • Số liệu thống kê chi tiết: Dựa vào dữ liệu từ Facebook Insight, bạn có thể nắm rõ xu hướng hiện nay, từ đó lên kế hoạch cho bài đăng trong tương lai.
  • Thu nhận phản hồi: Facebook là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với khách hàng, thu nhận nhiều ý kiến phản hồi để cải thiện kịp thời các điểm còn thiếu sót.

3.2 Kênh bán hàng thương mại điện tử Shoppe, Lazada, Tiki, Sendo

Sàn thương mại điện tử là các website cho phép các doanh nghiệp hoặc cá nhân tiến hành quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến. Các cái tên nổi bật như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đang gặt hái thành công lớn với hình thức này.

Các lợi ích chính của sàn thương mại điện tử bao gồm:

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Các sàn thương mại điện tử sử dụng công nghệ tiên tiến như: Big Data và trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu và hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến.
  • Tiết kiệm chi phí: Bằng cách mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí vận hành như chi phí thuê mặt bằng và chi phí nhân viên.
  • Tiếp cận khách hàng hiệu quả: Qua các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội và các nền tảng khác, các sàn thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường kết nối với khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng.

Các sàn Thương mại điện tử: shoppe, lazada, tiki, sendo

Các hình thức thương mại điện tử phổ biến bao gồm:

  • B2B (Business to Business): Giao dịch giữa các doanh nghiệp.
  • B2C (Business to Consumer): Giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
  • C2C (Consumer to Consumer): Giao dịch trực tuyến giữa các người tiêu dùng thông qua một bên thứ ba.
  • C2B (Consumer to Business): Người tiêu dùng tạo ra giá trị và bán cho các doanh nghiệp.

3.3 Kênh bán hàng TikTok Shop

Khi nhắc đến các kênh bán hàng hiệu quả nhất hiện nay, không thể không đề cập đến TikTok Shop. Với TikTok Shop, khách hàng có thể mua hàng trực tiếp trên ứng dụng mà không cần phải thoát ra ngoài. Người dùng vừa có thể xem video, vừa có thể mua hàng ngay trên nền tảng này.

TikTok hiện là một trong những mạng xã hội phổ biến và nổi tiếng nhất. Việc tích hợp tính năng mua bán trên TikTok không chỉ làm tăng trải nghiệm người dùng mà còn biến TikTok Shop thành một trong những kênh bán hàng phát triển hiện nay, với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Đặc biệt, người dùng TikTok thường là những người trẻ từ 12-30 tuổi, có sức mua lớn, tạo điều kiện cho TikTok Shop phát triển mạnh hơn nữa.

Bán hàng trên tiktok shop

Nền tảng này đã vượt qua Instagram, YouTube và Snapchat để trở thành ứng dụng miễn phí hàng đầu trong App Store, chứng tỏ sức hút và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của TikTok Shop.

3.4 Kênh bán hàng Website

Website bán hàng là một trong những kênh bán hàng hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay.

Chỉ cần đầu tư công sức xây dựng từ 3 đến 6 tháng, bạn có thể khởi đầu công việc kinh doanh trên website một cách dễ dàng. Kênh bán hàng này giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu một cách bền vững. Trên website bán hàng, doanh nghiệp có thể hiển thị toàn bộ sản phẩm và giải thích lý do tại sao sản phẩm của họ đặc biệt.

3.5 Bán hàng trên kênh Google Merchant Center

Kênh bán hàng GMC (Google Merchant Center) là một nền tảng quan trọng trong chiến lược marketing trực tuyến của các doanh nghiệp. Đây là nơi cho phép các doanh nghiệp tải lên thông tin chi tiết về sản phẩm của mình để hiển thị trên Google Shopping và các dịch vụ Google khác.

Bán hàng trên kênh Google Merchant Center

GMC cho phép doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo sản phẩm trên Google. Thông qua đó, người tiêu dùng có thể tìm thấy và so sánh sản phẩm trực tiếp từ các kết quả tìm kiếm. Bằng cách sử dụng GMC, doanh nghiệp có thể đạt được sự hiển thị chính xác hơn với mục đích quảng cáo, từ đó thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Kênh bán hàng GMC không chỉ giúp tăng cường sự hiển thị sản phẩm mà còn hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa các chiến dịch thương mại điện tử để đạt được hiệu quả cao nhất. GMC mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng thông qua Google Shopping, nơi mà người dùng có thể xem sản phẩm, so sánh giá cả, và tìm kiếm những sản phẩm mà họ quan tâm

4. Kinh nghiệm lựa chọn kênh bán hàng phù hợp

4.1 Lựa chọn dựa vào sản phẩm kinh doanh

Từng sản phẩm và dịch vụ sẽ phù hợp với từng kênh bán hàng khác nhau. Ví dụ, đối với các sản phẩm thời trang, có thể kết hợp mở cửa hàng với các kênh trực tuyến như mạng xã hội, website hoặc sàn thương mại điện tử để đạt hiệu quả cao nhất.

Nhìn chung, đối với hầu hết các sản phẩm và dịch vụ, chúng ta có thể cung cấp thông qua kênh bán hàng offline. Đây là hình thức bán hàng phổ biến và lâu đời nhất. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, sự xuất hiện của các kênh bán hàng online đã mang đến nhiều sự khác biệt đáng kể.

4.2 Dựa vào mô hình kinh doanh

Để chọn lựa kênh kinh doanh phù hợp, chúng ta cần dựa trên mô hình kinh doanh cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Các mô hình kinh doanh hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Bán hàng truyền thống, bán hàng trực tuyến, mô hình Affiliate, và cộng tác viên. Việc áp dụng những mô hình này trên các kênh bán hàng thích hợp sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.

Khi bán hàng qua kênh truyền thống, có thể xem xét mở rộng sang các kênh trực tuyến như website hoặc mạng xã hội. Trong thời đại hiện nay, khả năng lan truyền thông tin mạnh mẽ trên không gian mạng Internet là điều kiện lý tưởng để phát triển kinh doanh và bán hàng.

4.3 Lựa chọn theo vị trí kinh doanh

Vị trí địa lý là một yếu tố quan trọng mà cần xem xét khi quyết định triển khai các vị trí bán hàng. Ví dụ, nếu muốn mở các kênh kinh doanh truyền thống, bạn nên đánh giá xem địa phương đó có phù hợp không? Có đủ nhu cầu từ cư dân địa phương về sản phẩm và dịch vụ của bạn không?

Do nhu cầu thực tế, hầu hết các doanh nghiệp, công ty ở các tỉnh lẻ thường chọn triển khai các kênh trực tuyến như: website, Facebook, Instagram, Blog… Họ cũng hợp tác với các đơn vị vận chuyển để đảm bảo phân phối hàng hóa đến khách hàng một cách kịp thời và nhanh chóng.

Trong khi đó, các doanh nghiệp, công ty hoạt động tại các thành phố lớn có nhiều sự lựa chọn hơn. Họ có thể tổ chức bán hàng qua các cửa hàng truyền thống hoặc triển khai kinh doanh online.

5. Kết

Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết các kênh bán hàng phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay, cũng như một vài chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn lựa chọn được kênh bán hàng phù hợp với mô hình và sản phẩm kinh doanh. Chúc bạn thành công!

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone