Kỹ năng tư duy là một trong những kỹ năng cần thiết của nhà quản trị, đặc biệt là đối với nhà quản trị cấp cao. Kỹ năng tư duy của nhà quản trị mang ý nghĩa quyết định đối với các chiến lược, đường lối chính sách của công ty. Nếu nhà quản trị không trang bị cho mình một hệ thống tư duy chính xác thì dễ dẫn đến sai lệch trong việc định hướng mục tiêu quản trị cho doanh nghiệp. Vậy kỹ năng tư duy của nhà quản trị là gì? Ứng dụng kỹ năng tư duy trong quản trị doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Kỹ năng tư duy của nhà quản trị là gì?
Kỹ năng tư duy (Conceptual Skills) hiểu đơn giản là khả năng cho phép một cá nhân nhìn nhận một cách sâu sắc, đa chiều về các tình huống phức tạp và phát triển các giải pháp sáng tạo.
Từ góc độ tổ chức, kỹ năng tư duy của nhà quản trị là khả năng nhìn nhận các vấn đề phức tạp của tổ chức thông qua bức tranh tổng thể và tìm ra mối liên hệ, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bộ phận để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Kỹ năng tư duy luôn đặt nhà quản trị vào những tình huống giả định, kích thích họ nảy sinh ra những ý tưởng mới và chuyển đổi suy nghĩ thành các giải pháp định hướng hành động.
Kỹ năng tư duy của nhà quản trị cấp cao đặc biệt quan trọng đối với một tổ chức, đòi hỏi họ phải thấu hiểu bản chất của các đường lối chính sách, chiến lược phát triển của công ty, đồng thời có khả năng phân tích, dự đoán cho những mục tiêu trong tương lai.
Tham khảo ngay: Phong cách lãnh đạo là gì? 8 Phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay
2. 4 kỹ năng tư duy cần có của nhà quản trị
Kỹ năng tư duy được phân ra thành rất nhiều loại, việc hiểu biết và thành thạo mỗi loại kỹ năng sẽ đi kèm với những lợi ích khác nhau. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tập trung trình bày những kỹ năng tư duy trong quản trị và ví dụ kỹ năng tư duy của nhà quản trị trong thực tế.
2.1. Kỹ năng tư duy phân tích (Analytical skills)
Cũng như khi bắt đầu giải một bài toán, việc đầu tiên cần làm là “giải mã” dữ liệu được cho ở đề bài, phân tích là bước đặt nền móng để nhà quản trị tiếp cận vấn đề. Kỹ năng phân tích đòi hỏi nhà quản trị phải thu thập và phân loại tất cả những dữ liệu liên quan đến vấn đề, sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá để phục vụ cho việc ra quyết định. Tư duy phân tích giúp nhà quản trị nhìn nhận vấn đề dưới góc độ đa chiều, từ đó thấu hiểu sâu sắc vấn đề mà mình đang gặp phải và tìm ra định hướng phù hợp.
Một công cụ mà bạn có thể sử dụng để hỗ trợ tư duy phân tích là mô hình SWOT, mô hình này bao gồm:
- Strengths (Điểm mạnh): Điểm mạnh của doanh nghiệp là gì? Điểm mạnh này giúp trong việc giải quyết vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải?
- Weaknesses (Điểm yếu): Doanh nghiệp có những điểm yếu nào? Những điểm yếu này có gây cản trở cho việc giải quyết vấn đề hay không?
- Opportunities (Cơ hội): Những tiềm năng nào giúp doanh nghiệp thành công?
- Threats (Thách thức): Những thách thức đối với doanh nghiệp là gì? Mức độ ảnh hưởng của chúng đến doanh nghiệp?
Ví dụ: Bạn có kế hoạch thành lập startup về sản phẩm công nghệ nhưng gặp khó khăn trong việc quyết định thị trường ngách. Bằng cách sử dụng kỹ năng phân tích, bạn sẽ bắt đầu đặt bản kế hoạch của mình dưới một góc nhìn đa chiều: Xu hướng của thị trường này đang là gì, nó sẽ tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho việc bán sản phẩm? Sản phẩm của mình có đáp ứng được nhu cầu thị trường không? Điểm mạnh cần phát triển của sản phẩm là gì? Điểm yếu nào cần khắc phục để phù hợp với thị trường? Tùy thuộc vào kết quả phân tích, bạn có thể xác định được tính khả thi của ý tưởng kinh doanh của mình.
2.2. Kỹ năng tư duy ra quyết định (Decision-making skills)
Kỹ năng ra quyết định liên quan đến khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cho dù bạn đang tương tác với đồng nghiệp hay xử lý một dự án, thì việc có thể đưa ra quyết định hiệu quả ở tất cả các cấp là điều quan trọng để thành công trong quản lý. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp đối mặt với những tình huống bất thường, đòi hỏi phải có giải pháp ứng phó kịp thời.
Để phát triển kỹ năng này, bạn phải có tư duy tổng hợp từ những dữ kiện đã phân tích được và sự nhanh nhạy khi đối mặt với vấn đề.
Ví dụ: Bạn là chủ của một chuỗi nhà hàng ẩm thực nổi tiếng. Khi vướng phải những nghi vấn của khách hàng về chất lượng sản phẩm, nếu không xử lý kịp thời, bạn sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn quyết định mời Ban quản lý an toàn thực phẩm đến kiểm tra và cấp giấy chứng nhận để trấn an dư luận. Trong tình huống này, kỹ năng ra quyết định nhanh chóng đã giúp doanh nghiệp xử lý scandal một cách hiệu quả và lấy lại được thiện cảm với khách hàng.
2.3. Kỹ năng tư duy phản biện (Critical thinking skills)
Kỹ năng tư duy phản biện là khả năng nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc ở mọi khía cạnh, đặc biệt là những khía cạnh dễ bị bỏ qua, từ đó đưa ra các câu hỏi phù hợp để hiểu đúng bản chất vấn đề thay vì tiếp nhận một cách vội vàng. Điểm đặc biệt của người có kỹ năng tư duy phản biện là họ có thể tìm ra sơ hở của những giải pháp được đề xuất và phản bác lại nhận định, quan điểm của người khác.
Để phát huy kỹ năng tư duy phản biện của mình, bạn có thể sử dụng những câu hỏi sau:
- Vấn đề này giống và khác gì so với những vấn đề còn lại?
- Các kết quả có thể xảy ra là gì?
- Phương pháp này có còn hiệu quả nếu áp dụng trong tình huống khác?
- Bạn có đồng ý với quan điểm này hay không? Bằng chứng thuyết phục?
Ví dụ: Công ty muốn phát triển sản phẩm game online dành cho dân văn phòng vì nhận thấy đối tượng này cần một công cụ để giải trí trong giờ nghỉ. Tuy nhiên, chuyên viên nghiên cứu thị trường phản biện rằng nhân viên văn phòng là những người phải ngồi làm việc liên tục, việc chơi game trên máy tính sẽ dễ gây mệt mỏi vì luôn phải duy trì một tư thế.
2.4. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative skills)
Kỹ năng tư duy sáng tạo trong quản trị đề cập đến lối tư duy đột phá, theo hướng độc đáo, mới lạ mà chưa ai từng nghĩ ra trước đó để tìm ra phương án xử lý vấn đề phù hợp. Cách tư duy này giúp nhà quản trị bước ra khỏi vùng an toàn, tránh những lối mòn đã có sẵn. Một số câu hỏi được sử dụng trong tư duy sáng tạo để đánh giá “tính mới” của một giải pháp như sau:
- Điều này đã từng xảy ra trước đó chưa?
- Sẽ như thế nào nếu thực hiện phương án này?
- Liệu có cách làm khác hay không?
- Vấn đề này có thể tiếp cận theo một góc độ khác không?
Ví dụ: Cùng đứng lớp đào tạo nội bộ về kỹ năng bán hàng cho nhân viên kinh doanh nhưng mỗi giáo viên sẽ áp dụng các cách truyền đạt khác nhau:
- Phổ biến nội dung và cho học viên xem video tình huống bán hàng
- Đặt ra tình huống cụ thể và yêu cầu học viên tư duy để giải quyết tình huống
- Phổ biến nội dung và cho học viên thực hành bán hàng bằng cách đóng vai tương tác với nhau.
Xem thêm: Lateral Thinking – Phương pháp tư duy giúp bạn luôn sáng tạo!
3. 5 cách rèn luyện kỹ năng tư duy của nhà quản trị hiệu quả
3.1. Chăm chỉ giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là khả năng gây ảnh hưởng đến người khác bằng lời nói và các cử chỉ phi ngôn từ. Giao tiếp sẽ giúp bạn liên tục tiếp nhận và tư duy với những vấn đề mới và truyền tải tư duy của mình đến người khác. Với kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ dễ dàng nói chuyện với nhóm của mình hoặc khuyến khích những người xung quanh thành công và hướng tới các mục tiêu kinh doanh.
Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp trong công việc giúp bạn đạt được thành công
3.2. Không ngại tranh luận
Mặc dù nhiều người thường có xu hướng né tránh xung đột nhưng tranh luận lại là phương pháp tốt nhất để kích thích kỹ năng tư duy. Cần nhớ rằng đích cuối của tranh luận không phải là chiến thắng hay chứng minh bản thân mình đúng mà là tìm ra chân lý, giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề. Khi tranh luận, bạn sẽ phải kết hợp kỹ năng tư duy với một số kỹ năng khác như kỹ năng lắng nghe, giao tiếp,…
3.3. Đọc, đọc nữa, đọc mãi!
Một trong những cách dễ nhất để nâng cao kỹ năng tư duy của bạn là đọc thường xuyên. Chọn sách và tạp chí mà bạn thích, nhưng hãy tìm những văn bản thách thức khả năng tư duy trừu tượng của bạn. Đọc sách không những giúp bạn học hỏi từ lối tư duy của người khác mà còn giúp bạn làm phong phú thêm các góc nhìn của mình.
3.4. Nắm vững kiến thức chuyên môn
Kỹ năng tư duy chỉ phát huy tác dụng khi bạn có nền tảng kiến thức vững chắc. Bạn không thể tư duy để phát triển một kế hoạch tiếp thị nếu như không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực Marketing. Luôn học hỏi, không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và kết hợp với khả năng tư duy sẽ giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo thực thụ.
4. Ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán tư duy quản trị
Để quản trị doanh nghiệp cần trang bị rất nhiều kỹ năng, nhưng những kỹ năng ấy được kết hợp với một công cụ ưu việt thì bài toán tư duy quản trị sẽ đi từ lý thuyết vào vận dụng thực tế tốt hơn. Ứng dụng công nghệ sẽ giúp các nhà quản lý khai thác tối đa hiệu quả quản trị trong doanh nghiệp.
1Office là nền tảng quản lý tổng thể doanh nghiệp giúp nhà quản trị khai thác tối đa tiềm năng của tổ chức. Nền tảng quản lý doanh nghiệp mang lại cho nhà lãnh đạo:
- Hệ thống Dashboard: Theo dõi tình hình sức khỏe chung của toàn doanh nghiệp (Nhân sự, Tài chính, Kế toán,…)
- Hệ thống Báo cáo – Chuẩn hóa toàn bộ hệ thống vận hành doanh nghiệp (Quy trình, Sơ đồ tổ chức, Hệ thống)
- Dữ liệu được cập nhật Real-time giúp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh
- Có thể kiểm soát được công việc đến từng cá nhân từng phòng ban
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc kiến thức về kỹ năng tư duy của nhà quản trị và cách áp dụng kỹ năng tư duy trong công tác quản trị. Đồng thời bài viết cũng đưa ra giải pháp áp dụng công nghệ số trong quản trị doanh nghiệp. Nếu còn bất cứ thông tin gì cần tư vấn và giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Mọi thông tin xin liên hệ:
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA