Đăng ký

Là một nhà lãnh đạo mới, bạn đã biết được phong cách làm việc nào phù hợp với bản thân? Hay cách để có thể cải thiện phong cách lãnh đạo, kỹ năng quản trị của mình là gì? Trong bài viết này, hãy cùng 1Office tìm hiểu phong cách lãnh đạo là gì và các yếu tố mà một nhà quản trị mới cần biết để cải thiện Kỹ năng lãnh đạo của tổ chức.

I. Phong cách lãnh đạo là gì?

1. Định nghĩa

Thông thường, Phong cách lãnh đạo sẽ đề cập đến các hành vi đặc trưng, lối làm việc của nhà quản trị trong một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xác định được phong cách lãnh đạo còn có thể biết được lối tư duy, làm việc của một nhà quản trị.

Định nghĩa:

“Phong cách lãnh đạo đề cập đến các phương pháp và hành vi của nhà quản trị khi thực hiện các nhiệm vụ như: giám sát, chỉ đạo,… nhân viên dưới quyền. Phong cách lãnh đạo của một người được xác định thông qua cách họ lập chiến lược và thực hiện kế hoạch để có thể đáp ứng được mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của tổ chức cũng như việc quản trị nhân sự dưới quyền mình”.

2. Tầm quan trọng của các phong cách lãnh đạo

Một nghiên cứu của Daniel Coleman trong một bài báo trên Harvard Business Review, đã xem xét và phân tích hơn 3.000 nhà quản lý cấp trung để tìm ra những hành vi lãnh đạo cụ thể và ảnh hưởng của chúng đối với lợi nhuận. Kết quả cho thấy phong cách lãnh đạo của một nhà quản lý chịu trách nhiệm cho 30% lợi nhuận cuối cùng của công ty.

Bên cạnh đó, khi bạn biết được rõ sự giống và khác nhau của các phong cách lãnh đạo là gì, bạn có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu và sự phù hợp của chúng – cho phép bạn làm việc theo cách phù hợp nhất với cá tính của mình.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Các phong cách lãnh đạo là gì và 1Office sẽ chia sẻ cho bạn phong cách lãnh đạo nào là tối ưu nhất.

Xem thêm: 5 cấp độ lãnh đạo và cách trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại trong doanh nghiệp

II. 8 phong cách lãnh đạo của nhà quản trị phổ biến hiện nay

Sau khi đã tìm hiểu khái niệm phong cách lãnh đạo và tầm quan trọng của nó, trong phần tiếp theo, hãy cùng nhau tìm hiểu 8 phong cách lãnh đạo quản lý giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không có một phong cách lãnh đạo doanh nghiệp nào là toàn diện. Mỗi phong cách đều có ưu điểm và hạn chế riêng:

8 Phong cách lãnh đạo được sử dụng phổ biến nhất
8 Phong cách lãnh đạo được sử dụng phổ biến nhất

1. Lãnh đạo chuyên quyền (Phong cách lãnh đạo độc đoán)

Phong cách lãnh đạo chuyên quyền được thực hiện bằng cách nhà quản trị thường tự đưa ra quyết định mà không lấy ý kiến ​​từ nhân viên cấp dưới hay của bất kỳ ai. Chính vì vậy, nhân viên sẽ không được cân nhắc hay nêu ra ý kiến của bản thân trước khi thực hiện nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.

Có thể thấy rằng, đây là phong cách hiệu quả khi được áp dụng trong môi trường doanh nghiệp với phần lớn người lao động cần nhiều sự giám sát cũng như có ít hoặc không có kinh nghiệm. Nhưng vì vậy, việc giám sát này có thể kìm hãm sự sáng tạo và khiến nhân viên cảm thấy bị gò bó dẫn tới tỷ lệ giữ chân nhân viên thấp, vòng đời nhân sự ngắn.

Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo chuyên quyền:

  • Ưu điểm: Giúp doanh nghiệp thúc đẩy năng suất thông qua nhờ việc phân chia nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể.
  • Hạn chế: Thiếu tính linh hoạt, không nhận sự đóng góp ý kiến từ người khác nên sẽ không được lòng nhân viên cấp dưới,…

2. Phong cách Lãnh đạo dân chủ

Lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách lãnh đạo đạt hiệu quả nhất theo nghiên cứu của Lewin. Theo như lý thuyết, các nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này thường khuyến khích các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến, nhưng vẫn có chính kiến để đưa ra quyết định cuối cùng.

Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ:

  • Ưu điểm: Nhân viên cảm thấy được tôn trọng, sự hài lòng đối với lãnh đạo cũng được tăng cao. Cần ít sự giám sát của người quản lý hơn bởi người lao động hài lòng với quyết định cuối cùng được đưa ra. 
  • Hạn chế: Mất nhiều thời gian để tổ chức các cuộc thảo luận nhóm lớn, thu thập ý kiến ​​và phản hồi, thảo luận về các kết quả có thể xảy ra và truyền đạt các quyết định.

Ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ:

Một nhà quản trị áp dụng phương pháp lãnh đạo đạo dân chủ có thể đưa ra cho nhóm một vài lựa chọn liên quan đến dự án mà họ phải thực hiện và họ sẽ tiến hành  mở một cuộc thảo luận về từng lựa chọn. Sau khi thảo luận, người lãnh đạo này có thể xem xét các suy nghĩ và phản hồi của hội đồng quản trị hoặc họ có thể đưa ra quyết định này bằng một cuộc biểu quyết.

3. Lãnh đạo ủy quyền (Laissez-Faire)

Đây là phong cách lãnh đạo quản lý tập trung vào việc giao nhiệm vụ cho các thành viên và không cần nhà quản trị phải giám sát quá nhiều bởi thành tích của người lao động chỉ tính tới kết quả làm việc cuối cùng.

phong cách lãnh đạo ủy quyền
Phong cách lãnh đạo chủ yếu tập trung vào việc giao nhiệm vụ cho các nhân viên

Có thể thấy, phong cách lãnh đạo ủy quyền sẽ hữu ích trong môi trường làm việc có chuyên gia, chuyên viên đã có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cao nhưng có thể sẽ dẫn đến việc thiếu động lực làm việc của người lao động.

Chú ý: Phong cách lãnh đạo chuyên quyền nên áp dụng khi nhân viên dưới quyền đều có kinh nghiệm, đã được đào tạo bài bản và ít phải giám sát. Nhưng với sự thoải mái, không bị giám sát một cách gò bó như vậy sẽ dẫn tới việc sụt giảm năng suất nếu nhân viên bối rối về kỳ vọng của lãnh đạo.

Ưu nhược điểm:

  • Ưu điểm: Tinh thần trách nhiệm, sự thoải mái trong việc sáng tạo nội dung mới và môi trường làm việc không bị giám sát quá nhiều giúp tỷ lệ giữ chân nhân viên cao hơn.
  • Thách thức: Phong cách này sẽ không hiệu quả đối với nhân viên mới bởi họ còn thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu rõ văn hóa và tác phong làm việc của doanh nghiệp và trong một vài trường hợp nhân viên không cảm thấy được hỗ trợ đúng mức.

Ví dụ phong cách lãnh đạo ủy quyền:

Khi chào đón nhân viên mới, Keisha giải thích rằng các kỹ sư của cô ấy có thể tự thiết lập và duy trì lịch trình làm việc của mình miễn sao cho có thể theo dõi và đạt được mục tiêu đã đặt ra đối với cá nhân và đối với toàn bộ đội nhóm. Họ cũng được tự do tìm hiểu và tham gia vào các dự án bên ngoài nhóm của họ.

Xem thêm: Micromanagement là gì? Nên hay không nên áp dụng quản lý vi mô trong doanh nghiệp?

4. Lãnh đạo theo phong cách huấn luyện viên

Phong cách lãnh đạo này thường tập trung vào việc nuôi dưỡng điểm mạnh của từng cá nhân . Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng tập trung vào các chiến lược, phương án cụ thể để có thể tăng năng suất lao động của nhóm làm việc.

Mang nét tương đồng với Lãnh đạo theo phong cách dân chủ nhưng nhấn mạnh hơn vào sự phát triển và thành công của cá nhân người lao động. Vì vậy, phong cách quản lý có thể giúp các thành viên thiết lập các mục tiêu cá nhân và thúc đẩy tăng trưởng của dự án.

Ưu nhược điểm của phương pháp lãnh đạo huấn luyện viên:

  • Lợi ích: Thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng mới, tư duy tự do, đánh giá  các mục tiêu của công ty và nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ “Chuyển đổi số”. Các nhà lãnh đạo theo phong cách huấn luyện thường được coi là những người cố vấn có giá trị.
  • Thách thức: Nhà quản trị sẽ tốn nhiều thời gian vào việc đào tạo và xác định điểm mạnh của từng cá nhân.

5. Lãnh đạo theo phong cách chuyển đổi

Có thể nói phong cách này khá giống với phong cách lãnh đạo huấn luyện viên, nhưng, thay vì đặt phần lớn sức lực vào các mục tiêu cá nhân của mỗi nhân viên, nhà lãnh đạo chuyển đổi được thúc đẩy bởi sự cam kết đối với các mục tiêu của tổ chức.

Khi áp dụng phong cách lãnh đạo này, Nhà quản trị sẽ dành nhiều thời gian cho các mục tiêu tổng quát, cho nên nó phù hợp nhất với các nhóm có thể xử lý nhiều nhiệm vụ được giao mà không cần giám sát liên tục.

Cách thực hiện:

Tất cả nhân viên được nhận danh sách các mục tiêu cần đạt được, cũng như thời hạn để đạt được chúng. Và theo thời gian mà danh sách mục tiêu này có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu chung của tổ chức.

Ưu nhược điểm:

  • Lợi ích: Coi trọng mối quan hệ cá nhân với nhóm của họ giúp thúc đẩy tinh thần và khả năng giữ chân công ty. Đề cao đạo đức của doanh nghiệp thay vì hướng 100% tinh lực vào để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. 
  • Hạn chế: Vì các nhà lãnh đạo chuyển đổi tập trung vào cá nhân, sẽ khiến kết quả của đội nhóm hoặc công ty không được chú ý.

Ví dụ phong cách lãnh đạo chuyển đổi:

Anh A được thuê để lãnh đạo Bộ phận Marketing. Giám đốc điều hành yêu cầu anh A đặt ra các mục tiêu mới và phân bổ các nhóm làm việc để đạt được mục tiêu đè ra. Vì vậy, anh A phải cần thời gian để phân tích thị trường, xác định xu hướng thị trường,… . Sau ba tháng, Anh A đã đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho từng nhóm báo cáo với cô ấy và yêu cầu các cá nhân tự đặt ra các mục tiêu phù hợp với các nhóm đó.

6. Phong cách lãnh đạo giao dịch

Theo phong cách lãnh đạo này, người quản lý sẽ xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy năng suất, khen thưởng cho người lao động khi họ đạt được KPI đề ra và sẽ có những hành động kỷ luật nếu không đạt được chỉ tiêu đề ra.

Mô hình phù hợp:

Các tổ chức hoặc nhóm được giao nhiệm vụ đạt được các mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như doanh số bán hàng và doanh thu.

Ưu nhược điểm của phương pháp lãnh đạo giao dịch:

  • Lợi ích: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu, thông qua các mục tiêu ngắn hạn.
  • Thách thức: Ngăn cản sự sáng tạo và không tạo được động lực cho những nhân viên không được khuyến khích bằng phần thưởng.

Ví dụ về phong cách lãnh đạo chuyển đổi:

Giám đốc chi nhánh ngân hàng họp với từng thành viên trong nhóm hai tuần một lần để thảo luận về cách họ có thể đạt và vượt mục tiêu hàng tháng của công ty để nhận tiền thưởng. Mỗi người trong số 10 thành viên có thành tích cao nhất trong học khu sẽ nhận được phần thưởng bằng tiền. Nhưng, những đội nhóm như Marketing – Những người không trực tiếp tạo ra doanh số cho doanh nghiệp có thể bị nhụt chí bởi họ không được hưởng chính sách khen thưởng của doanh nghiệp. 

7. Lãnh đạo theo phong cách quan liêu

Lắng nghe và xem xét ý kiến ​​đóng góp của nhân viên là đặc điểm nổi bật của phong cách này. Nhưng nhà lãnh đạo theo phong cách quan niêu có thể từ chối ý kiến ​​đóng góp nếu nó mâu thuẫn với chính sách của công ty hoặc các thông lệ trước đây.

Mô hình phù hợp áp dụng phong cách quản lý quan liêu:

Hiệu quả nhất trong các ngành hoặc bộ phận được quản lý cao như tài chính, chăm sóc sức khỏe hoặc chính phủ.

Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo quan niêu:

  • Lợi ích: Mỗi người trong nhóm/ công ty đều được xác định vai trò  rõ ràng. Nhà quản trị nên tách biệt công việc khỏi các mối quan hệ để tránh làm lu mờ khả năng đạt được mục tiêu của nhóm.
  • Thách thức: Không thúc đẩy sự sáng tạo mà có thể cảm thấy hạn chế đối với một số nhân viên. Phong cách lãnh đạo này cũng chậm thay đổi và không phát triển mạnh trong môi trường cần sự năng động.

8. Phong cách lãnh đạo Pacesetter

Các nhà lãnh đạo theo phong cách Pacesetter chủ yếu tập trung vào hiệu suất làm việc của người lao động và đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể sau đó yêu cầu các thành viên trong nhóm của họ phải chịu trách nhiệm về việc đạt được mục tiêu của họ.

  • Lợi ích: Thúc đẩy nhân viên đạt được mục tiêu và hoàn thành mục tiêu kinh doanh chung của doanh nghiệp. Xây dựng môi trường, văn hóa làm việc làm việc năng động và chất lượng hoàn thành công việc ở mức cao.
  • Thách thức: Khiến nhân viên căng thẳng vì họ luôn cố gắng đạt được mục tiêu hoặc thời hạn. Môi trường làm việc có nhịp độ nhanh cũng có thể tạo ra thông tin sai lệch, chất lượng hoàn thành công việc thấp.
Phong cách lãnh đạo Pacesetter
Phong cách lãnh đạo Pacesetter sẽ thể hiện tư duy, lối hành xử của nhà quản trị
Tìm hiểu thêm: 7 kỹ năng quản lý cần thiết của nhà quản trị và 7 cách cải thiện kĩ năng quản lý cho bạn

III. Cách định hình phong cách lãnh đạo phù hợp cho nhà quản trị

1. Các xác định phong cách lãnh đạo phù hợp

Sau khi đã tìm hiểu về các phong cách quản trị tối ưu nhất thì trong phần tiếp theo này chúng ta hãy cùng nhau khám phá cách lựa chọn Phong cách lãnh đạo phù hợp nhất với mỗi nhà quản trị. Để có thể xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân mình, nhà quản trị có thể thử xét tới một vài các câu hỏi sau đây:

  • Bạn quan trọng điều gì hơn? Mục tiêu hay mối quan hệ?
  • Bạn lựa chọn hình thức làm việc theo hướng mục tiêu đã được định trước hay tự do lựa chọn?
  • Bạn muốn đưa ra quyết định một mình hay dựa trên ý kiến của tập thể?
  • Bạn và doanh nghiệp của bạn muốn tập trung vào mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn?

2. Cách cải thiện kỹ năng quản lý

Để phát triển và cải thiện kỹ năng lãnh đạo của bạn, hãy xem xét các cách cải thiện kỹ năng lãnh đạo sau:

  • Phát triển nhận thức tình huống

Một nhà lãnh đạo giỏi là người có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh và lường trước được các vấn đề trước khi chúng xảy ra. Đây là một kỹ năng quan trọng và được đánh giá cao khi xử lý các dự án phức tạp. Khả năng nhìn thấy trước và đưa ra các đề xuất để tránh các vấn đề tiềm ẩn là vô giá đối với một nhà lãnh đạo. Khả năng này cũng giúp bạn nhận ra những cơ hội mà người khác bỏ qua, điều này chắc chắn sẽ khiến bạn được công nhận.

  • Khả năng truyền cảm hứng

Khả năng động viên và truyền cảm hứng sẽ giúp cho nhân viên cấp dưới có thêm sức mạnh, tình yêu đối với công việc để họ cộng tác tốt nhất có thể. Khi một thành viên trong nhóm cần sự khuyến khích hoặc hướng dẫn, hãy đề nghị và đưa ra lời khuyên giúp cho tổ chức. Đôi khi, tất cả những gì một người cần là một người lắng nghe và cảm thông.

  • Giải quyết xung đột

Thay vì phớt lờ và bỏ mặc những xung đột giữa các cá nhân trong cùng một nhóm thì hãy xử lý chúng bằng cách nói chuyện riêng với những người có liên quan. Ngoài ra, bạn có thể phân công lại các thành viên trong nhóm nếu xung đột không thể giải quyết được. Bằng việc giải quyết được mọi xung đột sẽ giúp nhóm làm việc hiệu quả hơn, nâng cao năng suất của tổ chức cũng như gắn kết tinh thần đồng đội. 

  • Hãy là một người biết lắng nghe và chọn lọc

Tùy thuộc vào phong cách làm việc của mỗi nhà quản trị mà sẽ có cách giải quyết vấn đề khác nhau. Nhưng, một đặc điểm quan trọng của một nhà lãnh đạo giỏi là người biết lắng nghe các đề xuất, ý tưởng và phản hồi từ người khác và xây dựng dựa trên chúng.

  • Nắm được bí quyết ủy quyền (giao việc) cho nhân viên của bạn

Bên cạnh việc hiểu về phong cách lãnh đạo là gì. Để ứng dụng các phương pháp này một cách hiệu quả, một nhà lãnh đạo thành công sẽ không quản lý vi mô mà họ sẽ biết sử dụng nguồn lực nhân sự của mình để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đề ra. Giao việc cho nhân viên của bạn và để họ cảm thấy được trao quyền. Nếu bạn làm được điều này, họ sẽ cảm thấy được tham gia nhiều hơn và có nhiều cơ hội để phát triển các kỹ năng mới. Việc ủy ​​quyền sẽ cho phép bạn tập trung vào các mục tiêu mà bản thân cần đạt được.

Qua bài viết trên, 1Office tin rằng bạn đọc đã có cái nhìn cụ thể, rõ ràng nhất về phong cách lãnh đạo là gì và cách lựa chọn, định hình phong cách lãnh đạo phù hợp nhất cho nhà quản trị. Bên cạnh đó bạn cũng có thể bắt đầu định hình lại cách quản lý nhân sự thông qua những phần mềm chuyên biệt giúp thúc đẩy năng suất và xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh. Phần mềm HRM của 1Office sẽ là sự lựa chọn tốt giúp cho các doanh nghiệp đang định hình phong cách quản lý phù hợp và xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự hiệu quả.

Nếu còn bất kỳ vấn đề gì cần tư vấn và giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại:

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone