083.483.8888
Đăng ký

Trở thành một nhà lãnh đạo tỉnh thức giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt, tạo dựng môi trường làm việc tích cực và dẫn dắt tổ chức đến thành công. Vậy nhưng lãnh đạo tỉnh thức là gì? Có những lợi ích nào? Và làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo tỉnh thức dẫn dắt tập thể đến với đỉnh vinh quang? Cùng 1Office tìm hiểu ngay dưới bài viết này để phát triển bản thân, hướng doanh nghiệp đến thành công.

1. Lãnh đạo tỉnh thức là gì?

Lãnh đạo tỉnh thức (Mindful Leadership) là một phong cách lãnh đạo mà nhà lãnh đạo tập trung vào phát triển sự chú ý, nhìn thấu, hiểu biết hiện tại một cách khách quan mang thái độ không phán xét và không chịu sự tác độ từ môi trường xung quanh hay suy nghĩ cảm xúc ngoài luông.

Khái niệm này được xây dựng dựa trên sự thực hành chánh niệm (mindfulness), một kỹ thuật giúp con người sống trong hiện tại, quản lý căng thẳng và ra quyết định một cách sáng suốt. Từ đó, người lãnh đạo có thể phát huy hết khả năng ở mọi khía cạnh công việc và cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, họ có thể truyền cảm hứng cho cấp dưới, đồng nghiệp để xây dựng một tập thể lớn mạnh cùng nhau phát triển. Đây có thể một trong những nghệ thuật lãnh đạo mà bất cứ người quản lý nào cũng cần tìm hiểu và nắm chắc.

Lãnh đạo tỉnh thức là gì?

2. Trở thành một nhà lãnh đạo tỉnh thức có những lợi ích gì?

Phương pháp lãnh đạo này củng cố khả năng quản lý cho người chủ doanh nghiệp, người lãnh đạo những kỹ năng quan trọng, nâng cao khả năng tập trung. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy phát triển một môi trường công sở được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu, đồng cảm giữa những người trong công ty. Cụ thể hơn, hãy cùng 1Office tìm hiểu lợi ích khi lãnh đạo tỉnh thức.

2.1 Có cái nhìn bao quát hơn

Không ít nhà quản lý, người chủ doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình giải quyết các vấn đề trong hoạt động kinh doanh. Họ gặp những bài toán không lời giải về hoạt động trì trệ của doanh nghiệp, những vấn đề không tên trong quy trình quản lý và năng suất nhân sự. Họ loay hoay đi tìm giải pháp mà không rõ vấn đề của doanh nghiệp mình.

Trở thành một nhà lãnh đạo tỉnh thức có những lợi ích gì?

Những vấn đề được kể trên có thể được giải quyết với lãnh đạo tỉnh thức. Với phương pháp này, người lãnh đạo có thể điềm tĩnh hơn, sáng suốt hơn để quan sát vấn đề của doanh nghiệp dưới nhiều hệ quy chiếu khác nhau. Từ dó, họ có thể tiếp nhận chính xác những vấn đề đang diễn ra xung quanh và tìm được giải pháp thích hợp cho doanh nghiệp mình.

2.2 Nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp

Không thể phủ nhận được việc các ứng viên tiềm năng, nhân viên công ty thường bị thu hút bởi người lãnh đạo vừa có tâm vừa có tầm. Nhờ những người lãnh đạo luôn quan tâm, lắng nghe và tạo dựng môi trường làm việc tích cực, nhân viên công ty có thể cảm thấy an toàn, tin tưởng và trung thành với người lãnh đạo. Từ đó., họ hăng say và nỗ lực hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.

2.3 Phát triển kỹ năng người lãnh đạo

Mindful Leadership cũng giúp cho người lãnh đạo quản lý những mâu thuẫn và căng thẳng một cách tốt hơn. Nhờ khả năng tự nhận thức và lắng nghe nội tâm, nhà lãnh đạo có thể nhận biết và điều chỉnh cảm xúc của bản thân một cách hiệu quả. Nhờ vậy, họ có thể giữ bình tĩnh trước những tình huống căng thẳng, tránh đưa ra quyết định vội vàng và tạo dựng môi trường làm việc tích cực cho nhân viên.

3. Phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo tỉnh thức

Trong thời đại ngày nay, khi thế giới ngày càng phức tạp và biến đổi không ngừng, vai trò của nhà lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một nhà lãnh đạo hiệu quả không chỉ cần có kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý mà còn cần có những phẩm chất đặc biệt để dẫn dắt tổ chức và con người đi đến thành công. Dưới đây, 1Office chia sẻ đến bạn một số phẩm chất cần thiết của một nhà lãnh đạo chánh niệm.

Phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo tỉnh thức

3.1 Sự hiện diện

Hiện diện, một khái niệm cốt lõi trong chánh niệm, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với lãnh đạo tỉnh thức. Nó thể hiện khả năng nhận thức đầy đủ về thời điểm hiện tại, giúp các nhà lãnh đạo có cái nhìn bao quát hơn. Từ đó, họ có thể bình tĩnh, tập trung hơn để vạch ra các bước đi chính xác và cần thiết để thực hiện mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

3.2 Tự nhận thức

Một người lãnh đạo tỉnh thức đòi hỏi khả năng tự nhận thức cao. Việc tự nhận thức được khả năng bản thân, giúp các nhà lãnh đạo phát triển trí tuệ về mặt cảm xúc. Họ sẽ có khả năng hành động trên việc cân nhắc cẩn thận, đồng thời có thể cải thiện khả năng phản ứng khi đưa ra quyết định và đưa ra phản hồi.

3.3 Sự đồng cảm

Lãnh đạo tỉnh thức không chỉ đơn thuần là một phong cách lãnh đạo, mà còn là một cách tiếp cận mới để xây dựng môi trường làm việc hiệu quả và nhân văn hơn. Nền tảng của lãnh đạo tỉnh thức chính là sự đồng cảm, khả năng thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác. Sự đồng cảm có thể giúp giảm bớt áp lực của bản thân và người xung quanh.

Hiện nay, do sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp và khó khăn chung về mặt kinh tế, áp lực công việc của người trẻ cũng ngày càng tăng cao. Bởi vậy, người lãnh đạo có sự đồng cảm với nhân viên và cấp dưới có thể cải thiện môi trường làm việc, giảm nhẹ gánh nặng về mặt tinh thần cho nhân viên và giúp họ có động lực tiếp tục cống hiến cho công ty.

3.4 Định hướng chi tiết

Định hướng chi tiết

Một nhà lãnh đạo tỉnh thức cần đặc biệt chú ý các chi tiết. Thông qua các chi tiết nhỏ trong công việc, nhà lãnh đạo có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp hơn với doanh nghiệp và nhân sự. Ngoài ra, những chi tiết nhỏ này còn góp phần giúp các nhà lãnh đạo có thể dễ dàng đưa ra những quyết định hiệu quả để doanh nghiệp ngày một phát triển.

3.5 Truyền cảm hứng

Một nhà quản lý sẽ là một tấm gương sáng để đội ngũ nhân viên noi theo. Hãy tiếp cận, quan tâm đến nhân sự công ty bằng tấm lòng chân thành hơn thay vì luôn áp lực lên họ những quy chuẩn của bản thân hoặc chỉ đánh giá họ chỉ theo KPI. Một nhà lãnh đạo tỉnh thức sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên, từ đó doanh nghiệp có thể giữ chân nhân tài và chiêu mộ các ứng viên tiềm năng.

4. Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo tỉnh thức

Cần thời gian và phương pháp đúng để trở thành người lãnh đạo chánh niệm. Ở bài viết này, 1Office đã tổng hợp lại và gửi đến bạn một số cách để trở thành người lãnh đạo tốt.

4.1 Thực hành chánh niệm thường xuyên kể cả bên ngoài công việc

Áp dụng chánh niệm vào công việc là cả một quá trình dài. Hãy bắt đầu thực hiện chánh niệm ở cả cuộc sống hàng ngày để có thể bắt đầu nó ở nơi làm việc. Hãy luôn tự nhận thức và kiểm soát bản thân ở mọi thời điểm. Hãy để việc thực hiện chánh niệm là một thói quen để có thể tự cải thiện sức khỏe bản thân và truyền cảm hứng cho những người xung quanh.

4.2 Xác định phản ứng căng thẳng của bản thân

Khi đã dần làm quen với chánh niệm, hãy chú ý đến cảm xúc của bản thân, cách bản thân bạn phản ứng với mọi vấn đề. Sau đó, bạn có thể tự soi chiếu nó, tự xác định nguyên nhân của những phản ứng căng thẳng. Việc này sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh phản ứng của mình và quy trình làm việc tổng thể.

4.3 Thiết lập kế hoạch

Thiết lập kế hoạch

Người lãnh đạo tỉnh thức là người có thể truyền cảm hứng cho nhân sự. Bởi vậy hãy lập sẵn một bản kế hoạch để từng bước thay đổi văn hóa của chính doanh nghiệp bạn, kiến tạo văn hóa cảm thông nơi công sở.

4.4 Trở thành tấm gương tại doanh nghiệp

Để trở thành một nhà lãnh đạo tỉnh thức, hãy luôn luôn phát triển bản thân trở nên tốt hơn và truyền những cảm hứng tích cực đến nhân sự doanh nghiệp. Thành công của việc thực hành lãnh đạo tỉnh thức sẽ phản ánh mức độ bản thân có áp dụng, thúc đẩy và khuyến khích người khác phát triển những kỹ năng lãnh đạo và tiến đến thành công.

Lãnh đạo tỉnh thức không chỉ là một phong cách lãnh đạo mà còn hành trình rèn luyện bản thân, trau dồi phẩm chất và kỹ năng để trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn giúp doanh nghiệp và nhân sự ngày một phát triển. Để thực hiện được điều đó, cần không ngừng soi chiếu, sự nhận thức bản thân và dẫn dắt tổ chức đạt được thành công và tạo ra những tác động tích cực đến mọi người xung quanh.

5. Kết

Ở bài viết này, 1Office đã cung cấp đến bạn những tri thức về lãnh đạo tỉnh thức. Thông qua bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ về định nghĩa, phong cách và bí quyết để trở thành một nhà lãnh đạo tỉnh thức như thế nào. Hãy phát triển bản thân để trở thành một người lãnh đạo chánh niệm để không chỉ phát triển bản thân mà còn phát triển doanh nghiệp thêm thịnh vượng.

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone