083.483.8888
Đăng ký

Nghệ thuật lãnh đạo được hình thành từ chính những trải nghiệm và quá trình rèn luyện. Nó đòi hỏi ở nhà lãnh đạo phải hội tụ đủ đủ 5 yếu tố: TÂM – TÀI – TẦM –  TRÍ – ĐỨC. Để hiểu hơn về nghệ thuật lãnh đạo, hãy cùng 1Office khám phá ngay trong bài viết dưới đây! 

I. Nghệ thuật lãnh đạo là gì?

Nghệ thuật lãnh đạo là cách người lãnh đạo vận dụng khéo léo những gì mình có như chức quyền, tri thức,…, cùng những phương pháp, kỹ thuật phù hợp với từng đối tượng. Bất kỳ nhà lãnh đạo đều mong muốn có được nghệ thuật này để định hình mục tiêu, tạo động lực và tạo điều kiện cho sự thành công và phát triển của một tổ chức hoặc nhóm. 

nghệ thuật lãnh đạo
Nghệ thuật lãnh đạo – Yếu tố then chốt để nhân viên dụng tâm dốc sức 100%

>> Xem thêm: Phong cách lãnh đạo là gì? 8 Phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay

II. 7 Kỹ năng cần có ở một nhà lãnh đạo xuất sắc

Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ giỏi về chuyên môn, năng lực lãnh đạo quản lý mà người đó còn phải giỏi cả về kỹ năng. Dưới đây là 7 kỹ năng cần có ở một nhà lãnh đạo giỏi: 

  • Tư duy phản biện: Thấu hiểu “gốc rễ” của vấn đề để đưa ra những quyết định đúng đắn, định hướng tốt cho nhân viên cấp dưới.
  • Khả năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác: Đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có nhiều kinh nghiệm và năng lực cao. Các quyết định đưa ra dựa trên trực giác và những căn cứ có liên quan của vấn đề.
  • Kỹ năng lắng nghe và giải quyết vấn đề: Nhìn nhận, đánh giá vấn đề đa chiều từ nhiều phía để có cách giải quyết phù hợp nhất. Xây dựng môi trường làm việc bình đẳng – đoàn kết – chia sẻ. Gắn lợi ích và hoạt động của cá nhân với tập thể.
  • Kỹ năng giao tiếp: Sử dụng linh hoạt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể để truyền tải thông tin, cảm xúc rõ ràng và thuyết phục.
  • Kỹ năng phát triển mối quan hệ: Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với nhân sự, khách hàng và đối tác.
  • Kỹ năng đào tạo và định hướng nhân viên: Biết cách khai phá nội lực bên trong mỗi nhân sự thông qua quá trình đào tạo và định hướng. Nhân sự nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc cũng như gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Khả năng sắp xếp và phân loại công việc theo các mức độ ưu tiên để thực hiện. Đảm bảo công việc theo sát với tiến độ của kế hoạch.

III. 6 đặc điểm nổi bật của người có nghệ thuật lãnh đạo

Người có nghệ thuật lãnh đạo nhất định phải có 6 đặc điểm nổi bật. Hãy cùng 1Office khám phá ngay 6 đặc điểm nổi bật đó trong nội dung dưới đây! 

1. Tầm nhìn của tổ chức và nhà lãnh đạo

Tầm nhìn nghĩa là biết cách đặt ra những mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn dựa trên nguồn lực hiện có của công ty. Đồng thời cũng phải nhìn ra những cơ hội và thách thức của thị trường trong tương lai. 

nghệ thuật lãnh đạo
Tầm nhìn của tổ chức và nhà lãnh đạo

Dễ thấy, ngay từ trong tầm nhìn của tổ chức và nhà lãnh đạo cũng đã thể hiện nghệ thuật lãnh đạo của họ. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo hay chính là mục tiêu, định hướng hoạt động cho tổ chức trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên nguồn lực hiện có của công ty. 

Điểm khác biệt trong tầm nhìn của người có nghệ thuật lãnh đạo với người lãnh đạo thông thường chính là phạm vi của tầm nhìn. Họ có khả năng nhìn nhận ra những cơ hội và thách thức của thị trường trong tương lai. Mọi hoạt động, quyết định của nhà lãnh đạo đều đưa ra một cách toàn diện dựa trên những yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp như:

  • Cấu trúc hợp tác.
  • Hệ thống sản phẩm và marketing.
  • Đội ngũ nhân sự xuất sắc.
  • Hệ thống quản trị nội bộ: OKR, BSC, KPI,…
  • Hệ thống thực thi và kiểm soát.

>> Xem thêm: 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell và cách trở thành CEO vĩ đại

2. Nguyên tắc đạo đức

Bản thân nhà lãnh đạo phải là người lãnh đạo được chính mình mới mới có thể lãnh đạo được những người khác. Vì vậy, bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng phải xây dựng một bộ nguyên tắc đạo đức, hành vi đúng mực. 

Nguyên tắc đạo đức ở đây có nghĩa là cách kiểm soát hành vi – lời nói – cách ứng xử tốt với những người nhân sự và những người xung quanh. Đó chính là cách để nhà quản trị làm chủ được bản thân, làm chủ được hành động một cách sáng xuất và khôn khéo. 

3. Thấu cảm với nhân viên

Những người lãnh đạo giỏi sẽ thấu hiểu được nhân viên của mình. Họ là người hiểu được những mong muốn và khó khăn của nhân sự đang gặp phải. Chưa dừng lại ở đó, nhà quản trị còn là người chia sẻ, gỡ rối cho nhân sự bằng chính những kinh nghiệm thực tế của mình. Giúp họ vượt qua trong từng giai đoạn để tốt hơn, phát triển hơn mỗi ngày.

nghệ thuật lãnh đạo
Thấu cảm với nhân viên

Để có thể làm được điều này, mọi hành động của nhà lãnh đạo cần xuất phát từ “tâm”. Nó sẽ khác hoàn toàn với những số liệu khô khan từ các báo cáo, nghiên cứu. Ở đó là sự đồng cảm, chân thành và một niềm khao khát phát triển nhân sự của mình như những người thân trong gia đình. 

Song song với đó, nhà lãnh đạo cũng cần đặt lòng tin vào nhân viên của mình. Tin vào năng lực và tốt chất của nhân viên. 

4. Hiểu bản thân

Bên cạnh thấu cảm với nhân viên, nhà lãnh đạo nhất định phải thấu hiểu chính mình. Biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu và cả những điều cần hỗ trợ từ nhân sự. Chỉ có như vậy, nhà lãnh đạo mới phát huy được khả năng của bản thân cũng như sử dụng nhân sự hiệu quả nhất.

5. Khả năng xây dựng mối quan hệ với mọi người

Thay vì có những khoảng cách lớn với nhân viên, người lãnh đạo giỏi sẽ có mối quan hệ gần gũi với nhân viên của mình. Tại đó mọi người sẽ dễ dàng trao đổi, bàn luận, chia sẻ với nhau một cách tích cực. Đặc biệt, các mối quan hệ đó thường rất bền chặt. Điều đó càng chứng tỏ số lượng nhân sự gắn bó lâu dài với công ty là cực cao. 

Ngoài ra, nhà lãnh đạo cũng cần đẩy mạnh các mối quan hệ xung quanh của mình. Dù là đối tác, bạn bè, anh em,… thì người lãnh đạo sẽ luôn biết cách xây dựng các mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp. 

6. Xây dựng phát triển văn hóa Doanh nghiệp

Người có nghệ thuật lãnh đạo còn góp phần vào hoạt động xây dựng phát triển văn hóa doanh nghiệp. Hoạt động này chính là cách để từng thành viên hình thành những điểm chung với nhau, cùng nhau làm việc và phát triển. Nhà lãnh đạo luôn mang đến những giá trị tích cực đến những người xung quanh, kiến thiết nên một tổ chức vững mạnh. Mục đích cuối cùng của văn hóa doanh nghiệp là tạo môi trường tốt cho nhân viên. 

>> Xem thêm: 7 kỹ năng quản lý quan trọng của nhà quản trị và 7 cách cải thiện kĩ năng quản lý cho bạn

IV. 21 Nguyên tắc vàng trong nghệ thuật lãnh đạo

Trong nghệ thuật lãnh đạo còn có những nguyên tắc riêng. Những nguyên tắc này đã được John C Maxwell nêu rõ trong cuốn sách về quản lý – lãnh đạo trên thế giới với tựa đề “21 Nguyên Tắc Vàng Trong Nghệ Thuật Lãnh Đạo”. Để tìm hiểu thông tin chi tiết về 21 nguyên tắc này, mời bạn đọc theo dõi ngay nội dung dưới đây:

1. Nguyên tắc nắp chặn

Trong nguyên tắc này đề cập đến tài năng lãnh đạo của một người tỷ lệ thuận với hiệu quả của công việc. Có nghĩa rằng: tài năng lãnh đạo cao thì hiệu quả công việc cao, tài năng lãnh thấp thì hiệu quả công việc thấp và không có bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào khác. 

Công thức tính hiệu của của cá nhân được đúc rút trong nguyên tắc này như sau:

Hiệu quả cá nhân = (Tài năng lãnh đạo) X (Những yếu tố đóng góp cho thành công)

Dễ thấy, hiệu quả cá nhân được hình thành bởi tài năng lãnh đạo và những yếu tố đóng góp cho thành công. Chỉ cần một trong hai yếu tố này thấp sẽ khiến cho hiệu quả cá nhân tụt dốc trầm trọng.

Ví dụ như: Công ty Global Hospitality Resource do Stephenson nắm giữ chuyên mua lại các khách sạn và khu nghỉ dưỡng hoạt động kém. Sau mỗi lần mua, Stephenson đều đào tạo lại toàn bộ nhân sự và nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn/ khu nghỉ dưỡng đó. Đặc biệt, ông sẽ tiến thành sa thải những nhà lãnh đạo tại đó. Lý giải về điều này, ông chia sẻ “nếu họ là lãnh đạo giỏi thì hoạt động kinh doanh đã không tồi tệ như vậy”.

>> Xem thêm: Quy trình quản lý hiệu quả công việc nhân viên tối ưu giúp X2 năng suất

2. Nguyên tắc ảnh hưởng

Như thức tỉnh nhiều quan niệm của nhiều người về nhà lãnh đạo, nguyên tắc ảnh hưởng chỉ ra rằng một người có tài năng, chức quyền cao chưa chưa chắc đã là nhà lãnh đạo. Người có nghệ thuật lãnh đạo là người có sức ảnh hưởng đối với người khác và định hướng họ đi theo sự chỉ đạo của mình một cách tự nguyện. 

nghệ thuật lãnh đạo
Nguyên tắc ảnh hưởng

Người có ảnh hưởng phải nhận được sự công nhận của những người khác nhé. Mỗi việc làm của họ đều có sự dõi theo và học hỏi từ nhiều người.

Vì vậy, một người tài giỏi dù có vị trí cao trong doanh nghiệp nhưng không ảnh hưởng đến người khác, không có ai đi theo thì vẫn chưa phải nhà nhà lãnh đạo. 

Ví dụ: Trong chương trình các chương trình như: nghiên cứu bệnh AIDS, chăm sóc những người bị bệnh phong cùi, và chống việc rải bom mìn,… Diana đã thành công trong việc thuyết phục rất nhiều người, kể cả chính phủ tham gia vào các chương trình. Thành công này không dựa vào vị trí Công nương củ Diana mà dựa vào chính sức hấp dẫn và sự ảnh hưởng của cá nhân mình. Điều này càng được thể hiện rõ nhất trong cuộc trưng cầu của tờ London Daily Mail tổ chức năm 1996 “người đáng mến nhất thế giới” đã xác nhận sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Công nương Diana.

3. Nguyên tắc tiến trình

Lãnh đạo là một loại nghệ thuật đặc biệt trong giới kinh doanh. Nghệ thuật này không sẵn có trong mỗi người mà nó được hình thành từ chính những trải nghiệm và quá trình rèn luyện. Vì vậy, tài năng lãnh đạo cần phải kiên trì và không ngừng nỗ lực. Quá trình phát triển tài năng lãnh đạo được chia thành 5 giai đoạn như sau: 

(1) Tôi không biết những gì tôi không biết.

(2) Tôi biết những gì tôi cần biết.

(3) Tôi biết những gì tôi không biết.

(4) Tôi biết, tôi phát triển, và bắt đầu thể hiện.

(5) Tôi phát triển dễ dàng nhờ vào những gì tôi biết.

nghệ thuật lãnh đạo
Nguyên tắc tiến trình

Ví dụ: Cuộc đời của Tổng thống Theodore Roosevelt: Khi còn nhỏ, ông bị bệnh hen suyễn, thị lực yếu và gầy gò. Dưới sự định hướng từ người cha, ông đã rèn luyện cho mình cả về trí óc lẫn sức khỏe. Sự tiến bộ của ông rõ rệt qua từng ngày và đã tốt nghiệp đại học trường đại học danh tiếng Harvard.

Không dừng lại ở đó, ông tiếp tục học hỏi và phát triển bản thân. Kết quả công đã trở thành tổng thống Mỹ và đạt được vô số thành tích vĩ đại. Ở bất kỳ vị trí nào, ông luôn học hỏi, trau dồi bản thân và nâng cao tài năng lãnh đạo.

4. Nguyên tắc thuyền trưởng

Việc đứng đầu một đội ngũ, tổ chức không khó. Điều khó nhất ở đây chính là cách điều phối, quản lý và vận hành đội ngũ, tổ chức đó đạt hiệu quả cao. Nghệ thuật lãnh đạo “thuyền trưởng” được thể hiện rõ nhất khi gặp những vấn đề, khó khăn. 

Trong nguyên tắc thuyền trưởng này cho thấy tầm quan trọng của sự chuẩn bị của nhà lãnh đạo để nhà lãnh đạo luôn làm chủ được mọi tình thế. Công thức chuẩn bị như sau: 

  • Xác định kế hoạch hành động 
  • Xác định rõ ràng mục tiêu 
  • Sắp xếp mức độ ưu tiên
  • Chia sẻ thông tin với những nhân vật chủ chốt khác 
  • Xác nhận sự đồng thuận 
  • Hành động 
  • Dự kiến khó khăn 
  • Tập trung vào kết quả
  • Theo dõi và đánh giá kết quả hàng ngày

>> Xem thêm: 8+ chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất – X2 tỷ lệ chuyển đổi

5. Nguyên tắc được lắng nghe

Lời nói của nhà lãnh đạo phải có giá trị và có trọng lượng với người nghe. Có như vậy việc truyền tải thông tin từ nhà lãnh đạo đến nhân sự mới đạt hiệu quả cao nhất. 

nghệ thuật lãnh đạo
Nguyên tắc được lắng nghe

Những người có chức quyền chưa chắc đã được lắng nghe và cũng chắc đã là người lãnh đạo. Họ chỉ trở thành lãnh đạo thực thụ khi có 7 yếu tố sau:

  • Tính cách 
  • Mối quan hệ
  • Kiến thức
  • Trực giác
  • Kinh nghiệm
  • Thành công
  • Khả năng

Ví dụ: Mẹ Têrêsa là một nữ tu và nhà truyền giáo Công giáo Rôma người Ấn Độ gốc Albania, là người sáng lập Dòng Thừa sai Bác Ái tại Kolkata, Ấn Độ năm 1950. Khi mẹ Teresa nói chuyện, tất cả mọi người chăm chú lắng nghe. Mẹ Têrêsa là những nhà lãnh đạo thực thụ.

5*. Nguyên tắc tạo giá trị

Các mục tiêu kinh doanh như: tăng trưởng doanh số, mở rộng thị trường, chiến thắng đối thủ cạnh tranh,… chưa thật sự là đích đến cuối cùng mà nhà lãnh đạo phải đạt được. Điều cuối cùng nhà lãnh đạo phải đạt được là sự phát triển và thành công của nhân sự làm việc cho họ. Thành công của nhân sự sẽ là sức mạnh bền vững mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần theo đuổi. Đây chính là nghệ thuật gắn sự phát triển của cá nhân với sự phát triển của doanh nghiệp. 

Ví dụ: Jim Sinegal là người đồng sáng lập và Tổng giám đốc của Costco – chuỗi cửa hàng bán lẻ hàng đầu nước Mỹ và thế giới. Sự thành công vượt trội của Costco dựa vào hai yếu tố chính là chiến lược kinh doanh và khả năng lãnh đạo của ông. Ông luôn quan tâm, kết nối, tôn trọng và phát triển đội ngũ nhân sự của mình. Từ đó, hiệu suất và chất lượng làm việc nhân sự tại Costco tăng cao vượt trội. Đặc biệt, số lượng nhân sự nghỉ việc tại Costco khá thấp. 

>> Xem thêm: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

6. Nguyên tắc nền tảng quan trọng

Sức mạnh của niềm tin là thành tố tạo nên sự thành công của nhà lãnh đạo. Tin vào nhân sự và tin vào chính mình sẽ giúp nhà lãnh đạo thêm tự tin vào những thành công sẽ đạt được. Hơn thế nữa, nhà lãnh đạo còn phải biết cách trao – truyền niềm tin đến đội ngũ nhân sự của mình. 

nghệ thuật lãnh đạo
Nguyên tắc nền tảng quan trọng

Khi đưa đã các quyết định nhất định phải có niềm tin vào nó. Nếu không có niềm tin thì tốt nhất không nên quyết định. Cũng giống như cách nhà lãnh đạo phân bổ nhân sự làm một việc nào đó, trước tiên phải tin tưởng rằng nhân sự đó có khả năng làm được.

Ví dụ: Bộ trưởng Mỹ McNamara và Tổng thống Johnson đã nói dối người dân Mỹ về cuộc chiến Việt Nam. Kết quả là McNamara phải từ chức còn Johnson phải từ bỏ sự nghiệp chính trị. 

7. Nguyên tắc tôn trọng

Những nhà lãnh đạo tài giỏi nhận về rất nhiều sự tôn trọng từ những người xung quanh. Sự tôn trọng đó có thể đến từ sự ngưỡng mộ về tri thức, phẩm chất,… Nhìn chung, đó là những điểm tốt hơn những người khác khiến họ phải nể phục và mong muốn học hỏi từ người lãnh đạo đó.

Sức hút này của nghệ thuật lãnh đạo có khả năng chiêu mộ được rất nhiều nhân tài cũng như thôi thúc nhân sự dụng tâm dốc sức 100%.

Ví dụ: Bà Harriet Tubman là một phụ nữ học thức thấp, gần 40 tuổi, cao chưa đầy 1,5 mét, thiếu hai răng cửa, da màu nâu đen. Bài đã làm cho người khác nhận ra sự mạnh mẽ, quyết tâm của bà đối với công cuộc giải phóng nô lệ mà bà tự cho rằng mình có nghĩa vụ phải làm.

Vào những năm 1850 – 1860, bà đã thực hiện 19 cuộc giải cứu cho hơn 30 nô lệ tại miền Nam nước Mỹ, bất chấp vô vàn nguy hiểm và khó khăn.

Bà Harriet Tubman đã giành được sự tôn trọng không chỉ từ tầng lớp nô lệ mà còn cả từ những người có thế lực, tiếng tăm trong xã hội lúc bấy giờ. Bà Harriet Tubman đã trở thành nhà lãnh đạo lỗi lạc vì mọi người cảm thấy sức mạnh và tài năng lãnh đạo của bà. Họ tôn trọng bà và có cảm giác bị thôi thúc phải theo bà.

8. Nguyên tắc trực giác

Trực giác có thể có được nhờ khả năng bẩm sinh hoặc tự trau dồi. Các nhà lãnh đạo thường có trực giác khá nhạy bén và chính xác. Điều này giúp họ đưa ra các quyết định nhanh chóng cũng như lường trước được nhiều rủi ro và thách thức có thể xuất hiện trong quá trình triển khai chiến lược. Vì vậy, muốn trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc nhất định phải có trực giác lãnh đạo.

Ví dụ: Khi được mời tái sáng lập Apple, Steve Jobs đã dùng trực giác của mình để có những hành động quyết đoán: thay đổi hệ thống điều hành, chế tạo những sản phẩm mang tính sáng tạo độc đáo.

9. Nguyên tắc thu hút

Một nhà lãnh đạo giỏi có khả năng thu hút những người khác thông qua nhiều điểm như: thái độ, thế hệ (tuổi), thân phận, giá trị, kinh nghiệm cuộc sống, tài năng lãnh đạo. Mức độ thu hút của nhà lãnh đạo sẽ tùy thuộc vào tài năng của nhà lãnh đạo đó.

nghệ thuật lãnh đạo
Nguyên tắc thu hút

10. Nguyên tắc kết nối

Đã là một nhà lãnh đạo, trước tiên họ phải là người chủ động kết nối với nhân viên của mình. Nếu như lãnh đạo bản thân cần lý trí thì lãnh đạo mọi người thì nhà lãnh đạo cần dùng cả trái tim. Sự chân thành chính là sợ dây kết nối nhà quản lý và nhân sự thêm khăng khít. Xây dựng được mối quan hệ với nhân sự, nhà lãnh đạo mới có thể triển khai các công việc tiếp theo. 

Ví dụ: Napoleon là một chính khách và nhà lãnh đạo quân sự người Pháp đã nổi danh trong cuộc Cách mạng Pháp và lãnh đạo một số chiến dịch thắng lợi trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Pháp. Ông đã kết nối với các tướng lĩnh của mình từ việc đơn giản nhất chính là học cách nhớ tên toàn bộ các tướng lĩnh.  

>> Xem thêm: 5 Phương pháp gắn kết nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp

11. Nguyên tắc thân tín

Thành công của nhà lãnh đạo được thể hiện rõ nhất từ chính thành công của những người mà nhà lãnh đạo đã dẫn dắt. Những người thân tín xung quanh người lãnh đạo sẽ phản ánh con người họ. Bằng cách truyền tải những năng lượng tích cực đến họ, nhà lãnh đạo sẽ nhận về những năng lượng tích cực đó từ chính nhân sự của mình. 

Việc chia sẻ, truyền năng lượng sẽ không có hiệu quả khi nhà lãnh đạo truyền tải đến những người tiêu cực hoặc chống đối mình. 

Ví dụ: Nhà quản trị Lee Jacocca, tập đoàn Ford và Chrysler, từng nói rằng thành công không đến từ những gì nhà lãnh đạo biết mà đến từ những người mà nhà lãnh đạo biết và con đường nhà lãnh đạo dành cho họ.

12. Nguyên tắc phân quyền

Chia sẻ quyền lực không làm quyền lực của nhà lãnh đạo đạo giảm bớt. Chia sẻ quyền lực là cách để nhà lãnh đạo tạo cơ hội phát triển cho nhân sự của mình. Hơn thế nữa, nhà lãnh đạo không cần và cũng không thể quản trị được hết tất cả nhân sự trong công ty, nhất là những công ty lớn. Do đó, nhà lãnh đạo cần có sự phần quyền rõ ràng giữa các cá nhân và phòng ban. Đây cũng là cơ sở giúp nhà lãnh đạo tìm ra được những nhân sự “chất” để hỗ trợ mình trong những hoạt động quan trọng và xây dựng cơ hội phát triển cho tổ chức. 

nghệ thuật lãnh đạo
Nguyên tắc phân quyền

Ví dụ: Tổng thống Abraham Lincoln bổ nhiệm William Seward, đối thủ không đội trời chung trước kia, làm Tổng thư ký và Edwin Stanton làm Bộ trưởng chiến tranh. 

13. Nguyên tắc tấm gương

Muốn làm người lãnh đạo giỏi thì người đó phải là người “nói được làm được”, đồng nhất trong hành động và lời nói. Sức nặng lời nói và hành động của nhà lãnh đạo sẽ được nhân viên cấp dưới tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh hơn. Khi đó, nhà lãnh đạo vừa xây dựng được hình ảnh tốt trong mắt nhân sự, vừa là tấm gương tốt để mọi người nhìn vào và làm theo. 

Ngược lại, nhà lãnh đạo khi đưa ra những quyết định nào đó nhưng bản thân nhà lãnh đạo lại không thực hiện chuẩn chỉnh. Đương nhiên, nhân viên cấp dưới của người lãnh đạo đó sẽ thực hiện đối phó hoặc có thái độ tiêu cực. 

Ví dụ: Mahatma Gandhi là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của mọi thời đại. Ông đã lãnh đạo đất nước Ấn Độ của mình đến độc lập. Chủ trương của ông là đấu tranh bất bạo động. Nhiều người Ấn Độ không tin vào chủ trương này, nhưng họ tin vào con người ông và sự lãnh đạo của ông, và vì thế họ tin theo tầm nhìn chiến lược và tuân thủ kế hoạch của ông.

14. Nguyên tắc tạo sự tin tưởng

Đã là một nhà lãnh đạo đều cần phải có những mục tiêu rõ ràng. Với mục tiêu đó, nhà lãnh đạo sẽ tiến hành tìm kiếm và chiêu mộ những nhân tài về làm việc, hợp tác với mình. Bản thân nhà lãnh đạo phải tin vào mục tiêu, tin vào thành công sẽ đạt được trong tương lai. Sau đó truyền tải niềm tin đó đến nhân sự của mình. Khi nhân sự và các đối tác tin tưởng vào mục tiêu và kế hoạch của người quản lý, họ sẽ tham gia hết mình. Trong quá trình đó, nhân sự sẽ được phát triển và tìm ra mục tiêu riêng của chính mình.

nghệ thuật lãnh đạo
Nguyên tắc tạo sự tin tưởng

15. Nguyên tắc chiến thắng

Nhà lãnh đạo chiến thắng là nhà lãnh đạo không bao giờ chấp nhận thất bại. Họ sẽ luôn tìm mọi cách để có thể giành được chiến thắng. Đây cũng chính là một trong những đặc điểm ngấm trong máu của nhiều nhà lãnh đạo. Thể hiện ý chí kiên cường, không chịu khuất phục trước mọi khó khăn và thử thách. Trong nguyên tắc thứ 16 cho thấy, 3 yếu tố cần thiết để nhà lãnh đạo chiến thắng bao gồm: 

  • Sự đồng lòng của tổ chức.
  • Năng lực và kỹ năng của đội ngũ nhân sự.
  • Độ “máu chiến” của nhà lãnh đạo và khả năng phát triển của từng nhân sự.

Ví dụ: Thủ tướng Anh Churchill là một nhà lãnh đạo chiến thắng. Để chiến thắng trước kẻ thù phát xít, ông đã làm mọi việc mà ông có thể làm: tập hợp nhân dân, dàn quân, liên kết với Liên Xô, thuyết phục tổng thống Mỹ tham gia cuộc chiến…

>> Xem thêm: 5 bí quyết quản lý dự án hiệu quả dành cho doanh nghiệp!

16. Nguyên tắc quán tính

Hiểu đơn giản rằng quán tính là cách thức nhà lãnh đạo tạo động lực cho nhân sự của mình. Khi nhân sự gặp bất kỳ khó khăn nào cũng sẽ dễ dàng vượt qua nhờ quán tính được hình thành trước đó. 

17. Nguyên tắc ưu tiên

Luôn tập trung vào những công việc quan trọng, có mức độ ưu tiên cao là cách làm việc của một nhà lãnh đạo giỏi. Đây là nghệ thuật lãnh đạo được áp dụng theo nguyên lý Pareto và nguyên tắc 3R. Cụ thể như sau: 

nghệ thuật lãnh đạo
Nguyên tắc ưu tiên
  • Nguyên lý Pareto: Nếu chúng ta tập trung vào 20% những điều quan trọng, chúng ta sẽ đạt được 80% hiệu quả của công việc.
  • Nguyên tắc 3R: Căn cứ vào yêu cầu (Requirement), kết quả (Return) và phần thưởng (Reward) để xác định những điều cần ưu tiên thực hiện.

18. Nguyên tắc hy sinh

Đại đa số các nhà lãnh đạo đều thường xuyên sử dụng nguyên tắc này. Nguyên tắc hy sinh có công thức: lùi 1 bước để tiến 2 bước. Nghĩa là nhà lãnh đạo đôi khi phải sẵn sàng hy sinh một điều gì đó để có thể đạt được mục tiêu cuối cùng. Chứng minh đơn giản nhất là thời gian làm việc của nhà lãnh đạo có khi phải làm 24/24 mà không nhận về bất kỳ lợi ích cá nhân nào như tiền lương, khen thưởng,… Nhìn chung, người lãnh đạo sẽ có những áp lực và sự hy sinh thầm lặng để có thể đạt được mục tiêu. 

19. Nguyên tắc thời cơ

Yếu tố thời cơ được đánh giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lãnh đạo. Những quyết định đúng đắn đúng thời điểm sẽ đem lại kết quả vượt bậc cho nhà lãnh đạo. Đôi khi chiến lược thực hiện được xây dựng rất tốt nhưng chỉ cần sai thời điểm cũng có thể dẫn tới những hậu quả khó lường.

Thời cơ được nhà lãnh đạo phán đoán dựa trên những kinh nghiệm, trực giác và các dữ liệu có liên quan. Vì vậy, để có được nghệ thuật lãnh đạo tốt, nhà lãnh đạo còn phải biết cách lựa chọn và xác định những thời điểm phù hợp. 

>> Xem thêm: Doanh nghiệp nên làm gì để tận dụng cơ hội?

20. Nguyên tắc tăng trưởng bùng nổ

Tăng trưởng và bùng nổ là 2 cấp độ đỉnh cao mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng mong muốn đạt được. Đối với cấp độ tăng trưởng, nhà lãnh đạo cần biết cách lãnh đạo cấp dưới của mình. Còn với cấp độ bùng nổ, nhà lãnh đạo phải là thủ lĩnh của những nhà lãnh đạo khác.

nghệ thuật lãnh đạo
Nguyên tắc tăng trưởng bùng nổ

Nhìn chung, nguyên tắc tăng trưởng bùng nổ thể hiện khả năng nhà lãnh đạo trong các cấp bậc từ cá nhân đến những những vị trí lãnh lãnh đạo khác. Đạt được ngưỡng này giúp nhà quản tăng gấp nhiều lần sức mạnh của đội ngũ nhân sự của mình.   

21. Nguyên tắc di sản

Ngay cả khi nhà lãnh đạo không còn, giá trị của họ vẫn tiếp tục được phát triển và thành công bằng chính những di sản mà họ để lại. Di sản ở đây là những thành quả mà họ đạt được trong quá trình lãnh đạo của mình. Đạt được điều này càng chứng tỏ người đó là một nhà lãnh đạo tài ba thực thụ. 

Ví dụ: Ông Roberto C.Goizueta – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Coca-Cola khi mất đi một cách bất ngờ đã để lại một di sản tuyệt vời cho những người kế thừa ông.

Trên đây là những đặc điểm và nguyên tắc của nghệ thuật lãnh đạo. Hy vọng nội dung bài viết hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Ứng dụng kiến thức quản trị vào thực tiễn
cùng bộ giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office!

Đăng ký ngay
Zalo phone