Thực hiện bài test để đánh giá năng lực chuyên môn là một trong những bước thiết yếu của quá trình tuyển dụng tại bất kỳ doanh nghiệp nào. Bài test tuyển dụng được xây dựng chi tiết và khoa học sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực thực tế của ứng viên, từ đó đưa ra quyết định phù hợp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng bài đánh giá năng lực một cách rõ ràng và thông minh. Trong bài viết này, 1Office sẽ chia sẻ đến bạn 5+ mẫu bài test tuyển dụng giúp nâng cao chất lượng ứng viên cho mọi doanh nghiệp.
I. Mẫu bài test tuyển dụng là gì?
Các bài kiểm tra ngắn để đánh giá năng lực, tính cách hoặc kỹ năng của ứng viên trong quá trình ứng tuyển vào một tổ chức, công ty được gọi chung là các bài test tuyển dụng. Đây là mẫu bài đánh giá thường được nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên làm sau vòng phỏng vấn.
Mục đích chính của bài test tuyển dụng là đánh giá và sàng lọc ứng viên. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm ra ứng viên có năng lực nổi trội và đưa ra quyết định nên tuyển ứng viên nào cho vị trí đang cần.
Những khía cạnh đánh giá chủ yếu của bài test tuyển dụng:
- Kiểm tra IQ, EQ
- Đánh giá kiến thức chuyên môn
- Kiểm tra logic
- Kỹ năng mềm, xử lý tình huống
- Kiểm tra khả năng ngôn ngữ
Mỗi doanh nghiệp có một tiêu chí đánh giá ứng viên riêng. Các mẫu bài test tuyển dụng cũng vì thế mà rất đa dạng và đôi khi khiến nhà tuyển dụng và doanh nghiệp băn khoăn không biết nên sử dụng mẫu bài test nào phù hợp.
II. Lợi ích khi ứng dụng các mẫu bài test tuyển dụng với doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của Tạp chí tâm lý học và Ứng dụng 2019, các bài test tuyển dụng nhân sự đã giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng tuyển dụng, giúp ứng viên tăng cơ hội việc làm. Đây được coi là 2 vai trò lớn nhất của các bài đánh giá năng lực ứng viên.
Cụ thể hơn, các bài test tuyển dụng giúp doanh nghiệp:
1. Nâng cao chất lượng ứng viên
Một bài đánh giá năng lực chất lượng sẽ tăng khả năng sàng lọc ứng viên. Nói cách khác, nếu sử dụng bài test có cấu trúc rõ ràng, các câu hỏi mang tính phân cấp năng lực cao thì doanh nghiệp có thể dễ dàng chọn được ứng viên tốt dựa vào điểm số khi hoàn thành bài.
Từ đó, doanh nghiệp có thể loại trừ nhiều ứng viên có năng lực chưa phù hợp với công việc. Ngoài ra, ứng viên được chọn sẽ có khả năng thích nghi với tổ chức và doanh nghiệp nhanh hơn.
2. Giảm chi phí tuyển dụng
Bài test năng lực ứng viên cho phép nhà tuyển dụng xử lý mọi thứ rất nhanh chóng. Nếu hoàn thành bài kiểm tra này, ứng viên rất có thể sẽ là người có kỹ năng và năng lực phù hợp với công việc đang tuyển.
Một phần năng lực và hiệu quả làm việc của ứng viên cũng được bộ lộ qua bài đánh giá. Như vậy nhà tuyển dụng sẽ biết được ứng viên phù hợp với vị trí đang cần, sẽ không tốn chi phí để thuê một nhân viên không đủ năng lực.
3. Đảm bảo công bằng giữa các ứng viên
Khi mọi ứng viên cùng tham gia làm bài test năng lực, tâm lý họ sẽ cảm nhận được sự công bằng khi mọi người đều được thể hiện năng lực, vốn hiểu biết của mình ngay trên bài đánh giá, từ đó không còn băn khoăn về chất lượng tuyển dụng của công ty.
4. Nâng cao uy tín thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp
Sử dụng bài test để đưa vào quy trình tuyển dụng tạo nên sự cạnh tranh công bằng, minh bạch. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ tạo dựng được uy tín đối với ứng viên. Từ đó có thể thu hút nhân tài nộp CV ứng tuyển.
Không chỉ bài test năng lực, trong quá trình tuyển dụng cho vị trí mới, nhà tuyển dụng cần có những phương pháp để nâng cao chất lượng tuyển dụng, vừa thu hút ứng viên tiềm năng vừa xây dựng được thương hiệu tuyển dụng uy tín.
Xem thêm: 8+ giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự – Tăng 50% ứng viên |
III. 3 loại bài đánh giá năng lực phổ biến nhất hiện nay
1. Bài đánh giá khả năng nhận thức
Các bài kiểm tra khả năng nhận thức giúp đo lường năng lực tinh thần chung của ứng viên như hiệu suất công việc. Những loại bài kiểm tra này là yếu tố dự đoán hiệu suất công việc chính xác hơn nhiều so với phỏng vấn hoặc kinh nghiệm.
Bài đánh giá khả năng nhận thức giúp nhà tuyển dụng đánh giá được:
- Khả năng suy luận logic
- Trí thông minh (IQ)
- Kỹ năng tin học văn phòng
Đây là những kỹ năng vô cùng cần thiết dù trong bất kỳ công việc nào.
2. Bài test kiến thức chuyên môn
Các bài kiểm tra kiến thức công việc giúp đo lường chuyên môn, kiến thức của ứng viên trong một lĩnh vực cụ thể. Thường những bài test này được nhà tuyển dụng sử dụng khi tuyển ứng viên cho những vị trí cần kiến thức chuyên môn cao.
Ví dụ:
- Bài test về các nguyên tắc kế toán dành cho vị trí kế toán viên
- Bài kiểm tra về kiến thức tiếp thị cơ bản dành cho vị trí Content Marketing
- Bài kiểm tra Code dành cho vị trí IT
Những loại bài kiểm tra này hữu ích nhất cho những công việc đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao và tính chất đặc thù nhất định. Bởi vậy, đây là một trong những bài kiểm tra năng lực nhân sự không thể bỏ qua khi doanh nghiệp áp dụng bất kỳ các hình thức tuyển dụng nhân sự nào.
3. Mẫu bài test trắc nghiệm tính cách
Đánh giá tính cách của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể có cái nhìn sâu sắc về sự phù hợp của ứng viên với doanh nghiệp của mình. Bởi các đặc điểm tính cách đã được chứng minh là có mối tương quan với hiệu suất công việc ở các vai trò khác nhau.
Ví dụ:
Tuyển dụng nhân viên bán hàng hay vị trí truyền thông thì tính cách quyết đoán và hướng ngoại sẽ được đánh giá cao hơn.
Ngoài ra, tính cách, kỹ năng và chuyên môn của ứng viên cũng có thể được bộc lộ qua những câu hỏi trong quá trình phỏng vấn. Nếu biết cách kết hợp đánh giá qua cả phỏng vấn và bài test, chắc chắn hiệu quả tuyển dụng sẽ được nâng cao.
Tham khảo thêm: Top 20 câu hỏi ứng xử tình huống giúp tìm ra ứng viên tiềm năng chất lượng |
IV. Tải miễn phí 5+ Mẫu bài test tuyển dụng chi tiết nhất cho doanh nghiệp
Như đã nhắc đến ở trên, các mẫu bài test tuyển dụng rất đa dạng và mục đích đánh giá cũng khác nhau. Dưới đây, 1Office đã tổng hợp được một số các mẫu kiểm tra để doanh nghiệp có thể tham khảo.
1. Mẫu bài test tuyển dụng dưới dạng trắc nghiệm
Ngoài CV, HR hoàn toàn có thể kiểm tra trình độ chuyên môn của ứng viên thông qua các bài trắc nghiệm tuyển dụng. Trên thực tế, nhiều ứng viên sẽ thể hiện rõ năng lực xử lý vấn đề thông qua bài kiểm tra này.
Ưu điểm của bài test trắc nghiệm:
- Bài test trắc nghiệm xúc tích
- Cấu trúc rõ ràng
- Dễ dàng phân tách câu hỏi
- Dễ chấm điểm
Tuy nhiên khi sử dụng dạng trắc nghiệm, ứng viên khá khó trong việc bày tỏ ý kiến của mình khi không được viết ra rõ ràng mà chỉ chọn đáp án.
Chính vì thế, bài test năng lực dạng trắc nghiệm sẽ thích hợp dùng cho việc kiểm tra tính cách ứng viên xem có phù hợp với công việc hay không. Hoặc nhà tuyển dụng có thể sử dụng khi test IT hay những vị trí cần năng lực tính toán, kỹ thuật.
Tải mẫu bài test tuyển dụng trắc nghiệm TẠI ĐÂY.
Cách tuyển dụng hiệu quả bằng việc áp dụng Talent Acquisition trong doanh nghiệp
>> Tham khảo thêm: Talent Acquisition là gì? Đứa con lai của Recruiter và Headhunter
2. Mẫu các bài test tuyển dụng về EQ
Ngoài các kỹ năng, doanh nghiệp cũng muốn kiểm tra trí tuệ cảm xúc của ứng viên. EQ test (Emotional Quotient test) là lựa chọn phổ biến của doanh nghiệp. Chỉ số này chỉ ra khả năng cân bằng, tiết chế và điều khiển cảm xúc của một cá nhân.
Do vậy, bài test EQ thường được sử dụng nhiều hơn ở vị trí quản lý. Lý do bởi công việc quản lý thường gặp nhiều áp lực và phải kiểm soát cảm xúc tốt. Ngoài ra, cấp quản lý cũng cần làm việc với nhiều nhân viên cấp dưới. Do vậy, họ cần giữ tỉnh táo để luôn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.
Tải mẫu bài test EQ TẠI ĐÂY.
3. Mẫu bài test IQ ứng viên
Các bài kiểm tra IQ được sử dụng vô cùng rộng rãi tại các doanh nghiệp. Thông qua bài kiểm tra này, HR có thể xác định được các ứng viên tiềm năng bởi bài kiểm tra IQ xác định chỉ số thông minh của ứng viên. Tất nhiên những ứng viên thông minh sẽ làm việc tốt, có nhiều ý tưởng và giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
Bài test này thường được sử dụng khi tuyển các công việc liên quan tới tư duy như:
- Website developer, IT, software engineering…
- Business Analytics, Automation,…
- Digital marketing, PR, SEO,…
Tải mẫu bài test IQ ứng viên TẠI ĐÂY.
4. Mẫu bài test tuyển dụng nhân viên kinh doanh
Để tuyển dụng đúng vị trí nhân viên kinh doanh thì ứng viên cần có một vốn kiến thức nhất định. Ví dụ như hiểu biết về áp lực của nghề và các kỹ năng mềm cần có. Điều này sẽ giúp ứng viên định hướng rõ ràng tương lai của mình.
Không dừng lại đó, đánh giá độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp cũng là phần rất quan trọng. Yếu tố môi trường làm việc quyết định khá nhiều đến tâm lý ứng viên. Độ phù hợp càng cao thì tỉ lệ giữ chân nhân viên càng cao.
Dựa vào 2 yếu tố năng lực và văn hóa, bài test dành cho nhân viên kinh doanh cần chia 2 phần rõ ràng với những câu hỏi kiến thức và thái độ khi làm việc.
Tải mẫu bài test tuyển dụng nhân viên kinh doanh TẠI ĐÂY.
5. Mẫu bài test tố chất lãnh đạo
Đây là mẫu bài đánh giá thường được các doanh nghiệp sử dụng khi tuyển ứng viên cho vị trí trưởng nhóm, trưởng phòng,… những vị trí cần lãnh đạo đội nhóm.
Bài test sẽ gồm những câu hỏi về kiến thức quản trị, kiến thức chuyên môn và câu hỏi tình huống thường gặp trong công ty. Bởi là người lãnh đạo, ứng viên cần đáp ứng đủ cả kiến thức chuyên môn và cả khả năng xử lý tình huống.
Tải mẫu bài test tố chất lãnh đạo TẠI ĐÂY.
Như vậy, với 5 mẫu bài test tố chất lãnh đạo như trên, doanh nghiệp có thể ứng dụng linh hoạt trong những đợt tuyển dụng khác nhau để đạt được chất lượng tuyển dụng tốt nhất.
Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc ứng dụng các giải pháp phần mềm trong công tác tuyển dụng và đánh giá năng lực ứng viên đã trở nên phổ biến. Và phần mềm đánh giá năng lực ứng viên theo khung năng lực ASK của 1Office chính là giải pháp hàng đầu giúp tối ưu hóa công tác tuyển dụng của mọi doanh nghiệp.
Với các tính năng như quản lý lưu trữ tiêu chí đánh giá, đánh giá kết quả năng lực, 1Office đã giúp hàng nghìn doanh nghiệp giải quyết được bài toán tối ưu quy trình tuyển dụng, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng ứng viên.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA