Đứng trước bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp cần phải có giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự hiệu quả để thu hút nhân tài và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng. Những cải tiến, đột phá trong công tác tuyển dụng nhân lực sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp “tăng tốc” trong cuộc đua săn nhân tài. 1Office sẽ bật mí cho bạn 8+ bí kíp để khai phá và mang về những ứng viên sáng giá, tiềm năng cho doanh nghiệp trong bài viết sau đây,
1. Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam
1.1. Nghịch lý Sinh viên không tìm được việc, doanh nghiệp không tuyển được người
Hiện nay, cứ mỗi mùa tốt nghiệp, hàng nghìn sinh viên mới ra trường ở trong tình trạng vô định vì chưa tìm được vị trí phù hợp. Bởi vậy, nguồn lao động tiềm năng này luôn ở trong trạng thái “đang tìm việc”. Lượng ứng viên dồi dào là vậy, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn than thở không đủ chỉ tiêu tuyển dụng. Nghe thì tưởng chừng mâu thuẫn nhưng đây lại là một thực trạng phổ biến đang diễn ra trong công tác tuyển dụng nhân lực.
Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ việc các sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa được định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Họ vẫn loay hoay trong việc lựa chọn một công việc phù hợp với bản thân. Bởi vậy dẫn đến việc sinh viên rải CV ở rất nhiều nơi nhưng lại không thực sự dành sự quan tâm, đầu tư vào một vị trí công việc cụ thể nào. Số lượng hồ sơ ứng viên được đăng tải trên các nền tảng việc làm lên tới hàng trăm, hàng nghìn đơn.
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn ở trong tình trạng “khát” nhân lực. Tại sao lại như vậy? Lý do là bởi các doanh nghiệp không có đầu mối để kết nối với những sinh viên có nhu cầu tìm việc. Nhiều HR than thở khi đăng tin tuyển dụng có rất nhiều người quan tâm và liên hệ nhưng đến vòng nộp CV và phỏng vấn thì lượng ứng viên lại “rơi rớt” dần. Hoặc đến khi phỏng vấn thì các ứng viên không hiểu rõ về công việc, không có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng hoặc thậm chí chỉ đi phỏng vấn với tinh thần “trải nghiệm”.
1.2. Nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp
Một trong những bài toán khó đặt ra cho các HR hiện nay đó là tìm kiếm nhân sự có năng lực đáp ứng được tiêu chuẩn tuyển dụng. Đặc biệt, đối với những ngành đang là “điểm nóng” trên thị trường lao động hiện nay như IT, kỹ thuật, hải quan,… lại càng khó để tuyển được nhân sự giỏi nghiệp vụ, vững chuyên môn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của công ty. Kể cả những ứng viên được đào tạo rất bài bản trên ghế nhà trường cho đến những người có chứng chỉ, bằng cấp đầy đủ thì đến khi thử việc vẫn tỏ ra lúng túng về chuyên môn.
Tình trạng này có thể giải thích bởi một thực tế rằng, các chương trình đào tạo tại trường lớp hiện nay đang quá nặng về lý thuyết mà thiếu đi áp dụng thực tiễn, cũng như chưa có sự cải tiến để theo sát nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp.
Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp phải chi ra một khoản phí không nhỏ để đào tạo lại từ những kiến thức cơ bản nhất. Nhân viên khi mới vào phải được “cầm tay chỉ việc” trong vòng 3 – 6 tháng thì mới có thể yên tâm để giao phó công việc chính. Hiện tượng này đang “đốt cháy” rất nhiều thời gian và ngân sách của các doanh nghiệp.
1.3. Ứng viên từ chối nhận việc
Một vấn đề khác không còn quá xa lạ trong công tác tuyển dụng nhân lực nhưng vẫn thường xuyên khiến các HR “lao đao” đó là tình trạng ứng viên từ chối nhận việc vào phút chót. Nhiều trường hợp ứng viên sau khi đã vượt qua vòng phỏng vấn và được offer công việc thì đến ngày hẹn nhận việc lại “lặn mất tăm”. Thậm chí có những người đã đi làm được 1 – 2 ngày nhưng lại bỏ ngang. Vậy là vòng lặp tìm ứng viên – nhận đơn – phỏng vấn lại bắt đầu lại từ đầu khiến cho không ít HR bị xuống tinh thần.
Nguyên nhân này có thể bắt nguồn từ việc ứng viên và doanh nghiệp chưa thực sự tìm được tiếng nói chung. Những vấn đề như chính sách công ty, môi trường làm việc hay lộ trình thăng tiến chưa được 2 bên làm rõ ngay từ đầu. Dẫn đến việc ứng viên cảm thấy không chắc chắn về công ty và tiếp tục đi tìm những lựa chọn khác phù hợp hơn với bản thân.
Để nâng cao hiệu quả tuyển dụng doanh nghiệp không thể bỏ qua: > > Tổng hợp 12+ cách tuyển dụng hiệu quả nhất 2022 dành cho mọi doanh nghiệp |
2. 8+ giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự giúp X2 lượng ứng viên
Những thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự kể trên cho thấy sức nóng của thị trường tuyển dụng đang đặt ra những thách thức không nhỏ đòi hỏi các HR cần phải có sự sáng tạo, đột phá trong công tác tuyển dụng nhân lực nếu muốn thu hút nhân tài về cho doanh nghiệp. Những giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự mà 1Office giới thiệu sau đây sẽ giúp HR giải quyết bài toán hóc búa này.
2.1. Hoạch định nhu cầu tuyển dụng
Muốn hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự thì doanh nghiệp phải làm tốt ngay từ khâu đầu tiên – xác định chính xác mục tiêu tuyển dụng. Ở mỗi một giai đoạn phát triển, doanh nghiệp sẽ có một mục tiêu, định hướng và chiến lược khác nhau. Nhiệm vụ của HR là phải đo lường được nhu cầu nhân sự và chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty.
Công tác hoạch định nguồn lực (hay định biên nhân sự) là một khâu rất quan trọng, cần được thực hiện cẩn trọng. Bằng cách định biên nhân sự, HR sẽ xác định được số lượng nhân sự cần thiết cho mỗi vị trí và những vị trí tuyển mới này sẽ mang lại bao nhiêu giá trị cho doanh nghiệp. Dựa vào kế hoạch định biên, HR sẽ lên kế hoạch và hoạch định ngân sách tuyển dụng một cách hiệu quả.
Vậy làm thế nào để hoạch định nguồn lực hiệu quả, bám sát nhu cầu của doanh nghiệp? Tìm hiểu ngay quy trình xây dựng định biên nhân sự chuẩn xác nhất trong bài viết sau:
Các bước xây dựng định biên nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp
2.2. Nâng cao thương hiệu tuyển dụng
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng (Employee Branding) hiện nay đang là xu hướng mới để thu hút nhân tài và hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự. Thương hiệu tuyển dụng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh trong mắt ứng viên và tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ trên thị trường nguồn nhân lực. Một khi đã xây dựng được thương hiệu mạnh và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường tuyển dụng thì bài toán tìm kiếm ứng viên sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Quá trình định vị thương hiệu tuyển dụng và xây dựng Employee Branding là một hành trình dài đòi hỏi sự đầu tư và phối hợp của những yếu tố khác nhau như con người, văn hóa tổ chức, chiến lược truyền thông,…
Các HR đã biết cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng chất lượng, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp? Bài viết 5 Bước xây dựng chiến lược Employer Branding hiệu quả sẽ cung cấp toàn bộ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để nâng cao thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp.
2.3. Xây dựng Talent Pool
Để hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự thì Talent Pool chính là “kho báu” cung cấp nguồn ứng viên chất lượng cho doanh nghiệp. Talent Pool là một danh sách các ứng viên tiềm năng được doanh nghiệp lưu lại thông tin và phân loại theo mục đích, nhu cầu tuyển dụng.
Xây dựng Talent Pool sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong công tác tìm kiếm ứng viên. Talent Pool cung cấp cho doanh nghiệp nguồn data chất lượng, có sẵn để sử dụng bất cứ khi nào phát sinh nhu cầu tuyển dụng.
Các đối tượng ứng viên có thể được xem xét để đưa vào Talent Pool của doanh nghiệp bao gồm:
- Những ứng viên có đủ năng lực ở một vị trí nhất định nhưng hiện tại doanh nghiệp chưa phát sinh nhu cầu tuyển dụng
- Những ứng viên bị loại ở vị trí đã ứng tuyển nhưng doanh nghiệp nhận thấy có tiềm năng cho một vị trí công việc khác
- Cựu nhân viên đã từng làm việc tại doanh nghiệp
- Những contact tiềm năng được giới thiệu bởi đối tác hoặc người trong công ty
Các tiêu chí được sử dụng để phân loại ứng viên trong Talent Pool bao gồm:
- Theo địa điểm, khu vực: phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, cơ sở
- Theo vị trí: Ví dụ Pool ứng viên bộ phận Sales, Marketing, HR,…
- Theo cấp bậc năng lực: Fresher, Junior, Senior,…
- Theo thâm niên, kinh nghiệm: Dưới 1 năm, 2 – 3 năm, trên 3 năm,…
>> Đọc ngay: TOP 6 nguồn ứng viên miễn phí chất lượng HR không nên bỏ lỡ
2.4. Xây dựng quy trình chăm sóc ứng viên với mô hình HRBP
Chăm sóc ứng viên là một yếu tố thường bị các doanh nghiệp bỏ qua nhưng lại là một trong những giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự hiệu quả nhất, giúp tăng tỷ lệ nhân việc. Một doanh nghiệp có quy trình chăm sóc ứng viên chuyên nghiệp có tỷ lệ ứng viên nhận việc cao hơn 50% so với những nơi bỏ qua khâu này trong quá trình tuyển dụng.
Công tác chăm sóc ứng viên không chỉ giúp đem lại trải nghiệm tích cực trong quá tuyển dụng mà còn giúp tạo ấn tượng và thiện cảm với ứng viên. Một ứng viên được hỗ trợ, chăm sóc tận tình trong quá trình ứng tuyển thì chắc chắn sẽ mong muốn được đồng hành cùng với doanh nghiệp.
Một trong những biện pháp mà doanh nghiệp có thể ứng dụng để nâng cao trải nghiệm của ứng viên bao gồm:
- Xây dựng JD chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin về mô tả công việc, tiêu chí yêu cầu, chính sách đãi ngộ và quyền lợi
- Cung cấp phản hồi nhanh chóng và hỗ trợ tận tình cho các ứng viên có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về vị trí công việc
- Linh hoạt sắp xếp lịch hẹn phỏng vấn theo mong muốn của ứng viên
- Tạo bầu không khí thoải mái, thân thiện đồng thời thể hiện tác phong chuyên nghiệp trong quá trình phỏng vấn
Tham khảo: HRBP là gì? Vai trò và công việc của HRBP trong quá trình hoàn thiện công tác quản lý nhân sự
2.5. Tổ chức các chương trình tuyển dụng
Hiện nay, chương trình tuyển dụng chuyên nghiệp là giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự được các doanh nghiệp ứng dụng nhiều nhất bởi những hiệu quả đáng kể mà nó mang lại. Không chỉ các tập đoàn lớn như Unilever, Intel, P&G mà những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang đầu tư xây dựng chương trình tuyển dụng để nâng cao tính chuyên nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng. Một số chương trình thu hút nhân tài phổ biến hiện nay là:
- Management trainee program (Chương trình quản trị viên thực tập)
- Internship program (Chương trình thực tập sinh)
- Employee referral program (Chương trình tuyển dụng qua giới thiệu)
- Talent program (Chương trình tài năng)
2.6. Đừng bỏ qua Marketing tuyển dụng
Nếu như Employee Branding giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu tuyển dụng thì Recruitment Marketing (tiếp thị tuyển dụng) là một chiến lược được các doanh nghiệp sử dụng để thúc đẩy truyền thông và tăng mức độ lan tỏa của các chiến dịch tuyển dụng.
Mạng xã hội là một trong những công cụ tuyển dụng tuyệt vời. Tuyển dụng trên các nền tảng mạng xã hội cho phép HR kết nối dễ dàng với những ứng viên tiềm năng của mình và tạo cơ hội để tương tác 2 chiều giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Ngoài ra, bằng cách chia sẻ ảnh và video từ các sự kiện của công ty, nơi làm việc hoặc cuộc sống văn phòng hàng ngày sẽ cung cấp cho các ứng viên cái nhìn khái quát về văn hóa tổ chức.
Ngoài ra, tối ưu từ khóa tìm kiếm việc làm trên Google cũng là một trong những chiến lược tiếp thị tuyển dụng hiệu quả. Một khảo sát đã chỉ ra rằng 75% các ứng viên tìm kiếm cơ hội việc làm bằng công cụ tìm kiếm Google. Bởi vậy, việc duy trì thứ hạng tìm kiếm cao trên trang kết quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận với ứng viên chỉ với một cú click chuột. Hãy tập trung đẩy những cụm từ khóa liên quan đến vị trí chức danh công việc và cung cấp đầy đủ thông tin về việc làm, mức lương, địa điểm làm việc cũng như thông tin liên hệ để Google’s Job Search dễ dàng nhận diện và ưu tiên đẩy kết quả của bạn lên đầu.
Đọc thêm: 5 bước lập báo cáo tuyển dụng nhân sự chuẩn form 2022 kèm 5+ File mẫu |
2.7. Đào tạo chuyên viên tuyển dụng
Bên cạnh việc tập trung vào các giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài, doanh nghiệp cũng cần chú ý nâng cao năng lực của đội ngũ tuyển dụng – những người trực tiếp mang về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Những chuyên viên tuyển dụng cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ thì mới có thể thực hiện công tác tuyển dụng nhân lực một cách hiệu quả, tối ưu nhất.
Những kỹ năng mà doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ tuyển dụng bao gồm:
- Kỹ năng định biên nhân sự
- Kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc
- Kỹ năng rà soát và sàng lọc ứng viên
- Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống
- Kỹ năng phỏng vấn và đánh giá ứng viên
2.8. Áp dụng phần mềm quản lý tuyển dụng
Sức nóng của cuộc chạy đua săn nhân tài đang được đẩy lên cao trào hơn bao giờ hết. Hiện nay, trước cuộc cách mạng số hóa cùng sự ra đời của xu hướng HR 4.0, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển mình, cải tiến để bắt nhịp với xu thế mới của thị trường tuyển dụng. Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự bằng công nghệ hiện đại đã và đang trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số trong tuyển dụng. Trong đó, 1Office tự hào là phần mềm quản lý tuyển dụng tối ưu nhất trên thị trường hiện nay. Với những tính năng ưu việt, phân hệ HRM của 1Office cung cấp bộ công cụ toàn diện hỗ trợ mọi công đoạn trong quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả tuyển dụng lên đến 80%.
Tạo chiến dịch tuyển dụng
Tạo đơn đề xuất yêu cầu tuyển dụng và duyệt đơn ngay trên hệ thống. Cài đặt mọi thông tin liên quan đến chiến dịch bao gồm số lượng vị trí tuyển, thời gian tuyển, mức ngân sách dự kiến,…
Quản lý hồ sơ & đánh giá ứng viên
- Kết nối với các nền tảng tuyển dụng giúp tự động đẩy hồ sơ ứng viên về hệ thống.
- Công nghệ AI giúp quét dữ liệu hồ sơ ứng viên, hỗ trợ quá trình sàng lọc ứng viên nhanh chóng
- Đánh giá ứng viên chính xác theo khung năng lực, bộ tiêu chí khoa học
Tự động hóa quy trình chăm sóc ứng viên
- Tạo và sắp xếp lịch phỏng vấn khoa học, có tính năng thông báo trước lịch hẹn để nhà tuyển dụng không quên lịch phỏng vấn và chuẩn bị một cách tốt nhất
- Tự động gửi email phỏng vấn đến ứng viên theo quy trình được cài đặt sẵn
Theo dõi và đánh giá chiến dịch tuyển dụng
- Thống kê số lượng ứng viên và tỷ lệ chuyển đổi qua các giai đoạn: Ứng tuyển, Phỏng vấn, Offer
- Đo lường và tính toán chi phí tuyển dụng, giúp doanh nghiệp kiểm soát ngân sách hiệu quả
3. Cách đo lường hiệu quả của các giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự
Nếu như đã nắm rõ chiến lược để nâng cao chất lượng tuyển dụng thì làm thế nào để đánh giá được hiệu quả của những giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự mà doanh nghiệp đã áp dụng? Bộ KPI thường được sử dụng để đánh giá, theo dõi công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sau đây sẽ giúp các HR có cái nhìn chính xác về hiệu quả mà những giải pháp tuyển dụng trên mang lại:
- Tổng số hồ sơ trong đợt tuyển dụng: Dùng để đo lường mức độ hiệu quả của công tác truyền thông tuyển dụng.
- Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu so với tổng số ứng viên: Tỷ lệ này cao chứng tỏ công tác tìm kiếm và thu hút ứng viên đã xác định đúng thị trường mục tiêu
- Chi phí tuyển dụng bình quân 1 ứng viên = Tổng chi phí tuyển dụng/Tổng số ứng viên được tuyển. Trong đó, chi phí tuyển dụng bao gồm chi phí cho các bài đăng quảng cáo, chi phí sử dụng các website tuyển dụng, chi phí xây dựng các bài test, chi phí cho phần mềm quản lý tuyển dụng,…
- Mức độ hài lòng của ứng viên trong tuyển dụng: Mức độ hài lòng được đánh giá bằng cách khảo sát trải nghiệm của các ứng viên và những phản hồi, review của ứng viên trên các hội nhóm việc làm.
Qua bài viết trên 1Office đã mang đến cho độc giả những giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự hiệu quả cũng như giới thiệu phần mềm quản lý tuyển dụng giúp nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp. Để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dùng thử phần mềm quản lý nhân sự hàng đầu hiện nay, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
- Hotline: 083 483 8888
- Fanpage: https://www.facebook.com/1officevn/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCeTIRNqxaTwk0_kcTw6SxmA